[ ] Lời mở đầu:
Trong thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng thì ngoài kiến thức nền tảng cơ bản, thì điều quan trọng nhất là trader phải tìm ra cho mình một phương pháp giao dịch (system trade) hiệu quả và thích hợp với bản thân.
Đối với newbie vừa bước vào thị trường thì điều đó tương đối mờ mịt vì họ không biết phải bắt đầu từ đâu, vì vậy trong chuỗi bài viết này mình sẽ giới thiệu những hệ thống giao dịch đơn giản nhưng có thể sinh lợi nhuận mà mình đã sử dụng qua trong suốt hơn 7 năm trong nghề.
Mình sẽ cố gắng trình bày từng hệ thống một với phương châm: đơn giản, dễ hiểu và dễ nắm bắt để các bạn có thể nhanh chóng thực hành demo và tìm ra hệ thống nào phù hợp với mình nhất.
Và tất nhiên, đừng quên rằng các bạn có thể thực hành 1 hoặc thậm chí 100 hệ thống khác nhau nhưng sau cùng chỉ nên chọn ra duy nhất 1 hệ thống để giao dịch real về sau.
Bí quyết chỉ có một để thành công bước đầu trong forex: kiên trì, kiên nhẫn tìm cơ hội vào lệnh với system của bạn, không sử dụng kết hợp nhiều hệ thống khác nhau (trừ khi bạn có thể hiểu rõ tương đối sâu sắc và có kinh nghiệm đủ lâu năm), đó là vấn đề về kỷ luật trade - "vạn chim tại lâm không bằng một chim nơi tay". Thay vì ham hố ôm đồm nhiều thứ thì hãy mài dũa chỉ duy nhất một thứ gì đó đến cấp độ master thì bạn sẽ phát hiện ra rằng nhiều khi một chiêu thức đơn giản cũng có thể hiệu quả gấp trăm lần bất kỳ chiêu thức cầu kì phức tạp nào!
Thứ đến là quản lý vốn thật tốt, đừng tham lam, lòng tham đủ lớn sẽ phá vỡ tất cả những gì bạn có trong chốc lát!
Về kiến thức cơ bản các bạn có thể tham khảo trong bài viết này: https://mmo4me.com/threads/forex-cam-nang-cho-nguoi-moi-bat-dau.418616/
Và quy tắc 2% trong quản lý vốn trong bài viết này: https://mmo4me.com/threads/nho-anh-em-forex-phan-tich-dum-hinh-anh-nay.420389/post-7318011
I: Stochastic Oscillator system.
I.1: Stochastic là gì?
- Stochastic Oscillator là một chỉ báo (indicator) động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Stochastic được tiến sĩ George Lane khai sinh vào những năm 1950 và được sử dụng cho đến ngày nay.
- Về lý thuyết Stochastic là chỉ báo đo động lượng (đà) của giá với định nghĩa động lượng luôn đi (đổi hướng) trước giá, từ đó chúng ta có cơ sở để xác định các điểm tiềm năng mà giá có thể sẽ đảo chiều (thay đổi xu hướng).
- Biểu đồ Stochastic thường bao gồm 4 đường: 1 đường giá trị 80, 1 đường giá trị 20, 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K) và 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D).
Vì về lý thuyết động lượng luôn đi trước giá, cho nên giao điểm của 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra, vì nó cho thấy sự thay đổi lớn của động lượng.
Stochastic sẽ giúp chúng ta xác định trạng thái của thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hay QUÁ BÁN, cụ thể:
+ Stochastic ở trên đường 80: Quá mua (Overbought)
+ Stochastic ở dưới đường 20: Quá bán (Oversold)
- Khi Stochastic càng đi lên cao hơn mức 80, thì cho thấy sự QUÁ MUA của thị trường càng mạnh mẽ và ngược lại, khi Stochastic càng đi xuống thấp hơn mức 20 thì cho thấy sự QUÁ BÁN của thị trường càng mạnh mẽ.
Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng đó chỉ là lý thuyết và không phải lúc nào sự đảo chiều cũng xảy ra khi Stochastic trong khu vực quá mua hoặc quá bán.
Trong trường hợp thị trường đang có một xu hướng rất mạnh có thể sẽ khiến cho tình trạng quá mua hoặc quá bán được giữ trong một thời gian dài. Vì vậy chúng ta mới cần các chiêu thức để lọc tín hiệu của Stochastic nhằm xác định chắc chắn hơn thời điểm mà thị trường sẽ thực sự đảo chiều.
I.2: Cài đặt Stochastic.
- Stochastic là chỉ báo mặc định có sẵn trên các phần mềm giao dịch đầu cuối (mt4 - mt5) nên việc cài đặt nó rất đơn giản vì vậy chúng ta không cần nói nhiều về mục này.
I.3: Những sai lầm cơ bản khi sử dụng Stochastic.
- Như đã nói ở trên, không phải lúc nào sự đảo chiều của thị trường cũng xảy ra khi Stochastic nằm ở trong vùng quá mua hoặc quá bán, vì vậy trader mới thường dễ phạm 2 sai lầm cơ bản sau khi sử dụng stochastic:
I.3.1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN và ngược lại, thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA.
Ví dụ 1:
Chúng ta có thể thấy Stochastic báo thị trường liên tục đi vào vùng quá mua nhưng giá không hề đảo chiều giảm mà tiếp tục tăng mạnh mẽ ---> nếu chúng ta sell ngay khi có những tín hiệu quá mua này thì cắn stop loss lỗ sml!
Ví dụ 2:
Chúng ta có thể thấy Stochastic báo thị trường liên tục đi vào vùng quá bán nhưng giá không hề đảo chiều tăng mà tiếp tục giảm mạnh mẽ ----> nếu chúng buy ngay khi có những tín hiệu quá bán này thì chỉ có nước xuống đất ăn tỏi!
- Ghi nhớ: kể cả khi Stochastic cho tín hiệu thị trường đi vào vùng QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN trong một thời gian dài, nó vẫn có thể tiếp tục “QUÁ MUA hoặc "QUÁ BÁN” như thế trong một thời gian dài nữa.
I.3.2: Nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.
- Ví dụ 1:
- Ví dụ 2:
Chúng ta có thể thấy Stochastic đã cho tín hiệu phân kỳ ở các vùng quá mua, quá bán nhưng sự đảo chiều không hề xảy ra mà giá vẫn tiếp tục tăng mạnh (giảm mạnh) ---> vào lệnh Buy, Sell theo tín hiệu phân kì ở các điểm này thì chúng ta die là cái chắc!
- Qua các ví dụ về 2 sai lầm cơ bản ở trên khi sử dụng Stochastic, chúng ta có thể thấy rằng nếu chỉ đơn thuần sử dụng các vùng quá mua, quá bán theo lý thuyết để vào lệnh thì tỷ lệ thua lỗ rất cao. Vì vậy chúng ta cần một hệ thống, chiêu thức riêng để lọc các tín hiệu sai sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
I.4: các phương pháp giao dịch với Stochastic.
I.4.1: Stochastic kết hợp xu hướng và trendline.
- Khi trade với phương pháp này ta cần ghi nhớ rằng chỉ vào lệnh thuận theo xu hướng chính của thị trường (Buy với xu hướng tăng, Sell với xu hướng giảm), tuyệt đối không vào lệnh ngược chiều.
- Phương pháp này thích hợp với các trader theo phong cách Swing và Position.
- Ví dụ 1: xu hướng chính là tăng. (Cặp GBPUSD)
+ Trên khung D1, chúng ta tìm đáy thấp nhất của giá sau một xu hướng giảm để làm điểm bắt đầu của xu hướng tăng.
+ Trên ví dụ trong ảnh chúng ta có đáy thấp nhất ở nến D1 ngày 20/03/2020 sau một đợt giảm mạnh và sau đó giá tăng trở lại.
+ Tiếp theo ta tìm đáy thứ 2, nếu đáy thứ 2 cao hơn so với đáy giá bắt đầu thì xu hướng tăng bước đầu thành lập. Chúng ta có thể thấy đáy thứ 2 ở nến D1 ngày 18/05/2020 thỏa mãn điều kiện. (Loại trừ các đáy ở đoạn giữa vì chúng đi ngang Sideway điều chỉnh đồng thời hình thành một khu vực kháng cự - hỗ trợ tạm thời) Chúng ta kẻ một đường trendline kéo dài nối 2 đáy lại với nhau và chờ đợi đáy thứ 3 xuất hiện (đáy xác định xu hướng thành lập).
+ Chúng ta có thể thấy đáy thứ 3 ở nến D1 ngày 30/06/2020 thỏa mãn điều kiện mặc dù nó thấp hơn đường trendline ban đầu (thỏa mãn điều kiện đáy 3 cao hơn đáy 2 và 1 đồng thời đỉnh giá trước đó cao hơn đỉnh giá khu vực sideway - kháng cự tạm thời ở đoạn giữa đáy 2 và 1). Khi đó chúng ta kẻ một đường trendline thứ 2 nối thẳng đáy 1 và đáy 3 (đáy 2 nằm cách đường trendline thứ 2 một khoảng nhỏ nhưng vẫn đủ điều kiện hình thành xu hướng).
+ Tới thời điểm này thì cả position trader và swing trader đều có thể trực tiếp vào lệnh BUY khi nến D1 tiếp theo ngày 01/07/2020 mở cửa (Stochastic đang ở vùng quá bán và đường %K đã cắt lên đường %D đồng thời có phân kì tăng).
+ Đặt stop loss bên dưới đường trendline (với khoảng cách tính bằng pip tương ứng với 2% giá trị tài khoản của bạn) và take profit ban đầu (target 1) là khi Stochastic chạm tới vùng quá mua ở nến D1 là pinbar ngày 09/07/2020 (lợi nhuận khoảng 210 pip, nếu bạn vào lệnh với khối lượng 1 lot thì lợi nhuận là 210 x 10$ = 2100$).
+ Khi đã đạt target 1:
• Đối với Position trader: các bạn có thể chốt lãi 1/2 hoặc 1/3 khối lượng lệnh (tùy thích) và dời Stop loss về entry (giá vào lệnh ban đầu) hoặc một stop loss dương nào đó (vd đặt stop loss ở giá cao hơn entry 10 pip).
Sau đó tiếp tục giữ phần còn lại của lệnh đến khi có một tín hiệu tiềm năng trend sẽ kết thúc (target 2). Trong ví dụ này là một nến pinbar đẹp ở ngày 31/07/2020 (Các bạn tự tìm hiểu thêm các mẫu nến đảo chiều thường gặp để sử dụng).
Tới thời điểm này Position trader nên chốt lãi tiếp 1/2 hoặc 1/3 khối lượng lệnh còn lại và dời Stop Loss về giá ở target 1 (hoặc bất kì giá nào bạn muốn) và giữ lệnh đợi target 3 (hoặc đợi cắn Stop loss).
Trong ví dụ này các Position trader gặp may mắn khi giá tiếp tục tăng mạnh về target 3 là nến pinbar ở ngày 01/09/2020. Tới thời điểm này Position trader có 2 lựa chọn: 1 là chốt lãi và nghĩ ngơi đợi cơ hội kế tiếp (mình thích lựa chọn này, quá tam 3 bận, may mắn ăn được target 3 thì nên bỏ của chạy lấy người được rồi). 2 là tiếp tục chốt lãi 1/2 hoặc 1/3 khối lượng còn lại và dời stop loss về giá ở target 2 và đợi target 4 hoặc cắn stop loss (trong ví dụ này thì thị trường đã đảo chiều giảm điều chỉnh về mức giá thấp hơn target 2).
Vậy là xong một kèo dài đến 2 tháng đối với các Position trader, những người chơi hệ Position thường vài tháng không khai trương, mà khai trương 1 lần là đủ ăn cả năm như ví dụ này!
• Đối với các Swing trader: các bạn có thể chốt lãi toàn bộ lệnh đầu tiên khi đạt target 1 sau đó chuyển sang khung H4 vẽ trendline với đáy bắt đầu ở ngày 30/06/2020 (đáy thứ 3 trên khung D1) và tiếp tục tìm cơ hội vào lệnh Buy mới theo xu hướng chính với tín hiệu của Stochastic.
Vào lệnh Buy khi Stochastic trên khung H4 đi vào vùng quá bán và đường %K cắt lên %D hoặc khi có phân kì tăng (bao gồm phân kì ẩn tăng giá tiếp diễn).
Stop loss là 1-2 pip bên dưới giá đáy thấp gần nhất với nến tín hiệu giao cắt của stochastic (thường là đáy nến liền ngay trước đó hoặc đáy của chính bản thân nến tín hiệu giao cắt)
Take profit là stop loss x2 (R:R 1:2) hoặc các bạn cũng có thể lựa chọn chốt lãi một phần và dời stop loss về entry hoặc target 1 như position trader để ăn hết được các nhịp tăng mạnh khi stochastic chạm mức quá mua hoặc có mô hình nến đảo chiều báo hiệu có thể có một nhịp điều chỉnh trước khi tiếp tục tăng giá.
Ngừng giao dịch khi giá phá vỡ trendline kết thúc xu hướng tăng (breakout).
- Ví dụ 2: xu hướng chính là giảm (cặp GBPUSD).
+ Chúng ta cần tìm đỉnh giá cao nhất sau khi một xu hướng tăng bị phá vỡ trên khung D1 để làm điểm bắt đầu vẽ trendline kết nối đỉnh 2 và 3 (điều kiện là đỉnh thấp dần và đáy thấp dần) để xác định xu hướng giảm.
+ Trên ví dụ trong ảnh chúng ta có điểm bắt đầu ở đỉnh 1 là nến ngày 13/03/2019, đỉnh 2 ở ngày 3/05/2019, đỉnh 3 ở ngày 25/6/2019 và xu hướng giảm kết thúc ở nến ngày 3/09/2019 (một nến pinbar tăng chuẩn của chuẩn)
+ Có thể vào lệnh SELL ngay khi nến ngày 26/06/2019 mở cửa, cách thiết lập stop loss, take profit và các điểm target của 2 kiểu trader tương tự như trong ví dụ xu hướng tăng nhưng với chiều ngược lại.
- Note: Khi xác định xu hướng chính trên khung D1, trader có thể vào lệnh Buy hoặc Sell ngay khi đỉnh hoặc đáy thứ 2 của xu hướng được xác nhận (với điều kiện ở thời điểm đó stochastic đang ở vùng quá mua hoặc quá bán và đường %K cắt lên, xuống đường %D).
Tuy rằng như vậy tỷ lệ rủi ro sẽ cao hơn và các bạn có thể bị thua lỗ nếu sau đó xu hướng không được hình thành (không có đáy, đỉnh thứ 3 xác nhận) nhưng bù lại nếu xu hướng là đúng thì các bạn sẽ ăn được dày hơn.
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng trendline trên khung H4 làm xu hướng chính và tìm điểm vào lệnh với stochastic trên khung H1 giống như ví dụ giữa D1 và H4 ở trên.
Về lý thuyết thì phương pháp này có thể sử dụng được cho mọi khung thời gian từ M1 đến D1 nhưng vì stochastic là chỉ báo động lượng nên với khung thời gian càng nhỏ thì tỷ lệ nhiễu, tín hiệu sai sẽ càng nhiều (nhưng bù lại có nhiều tín hiệu hơn nên bạn có thể vào được nhiều lệnh hơn trong ngày và không phải chờ đợi quá lâu như khi sử dụng khung thời gian lớn), vì vậy các bạn hãy cẩn trọng khi muốn sử dụng phương pháp này cho các khung thời gian từ M30 trở xuống.
Trong thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng thì ngoài kiến thức nền tảng cơ bản, thì điều quan trọng nhất là trader phải tìm ra cho mình một phương pháp giao dịch (system trade) hiệu quả và thích hợp với bản thân.
Đối với newbie vừa bước vào thị trường thì điều đó tương đối mờ mịt vì họ không biết phải bắt đầu từ đâu, vì vậy trong chuỗi bài viết này mình sẽ giới thiệu những hệ thống giao dịch đơn giản nhưng có thể sinh lợi nhuận mà mình đã sử dụng qua trong suốt hơn 7 năm trong nghề.
Mình sẽ cố gắng trình bày từng hệ thống một với phương châm: đơn giản, dễ hiểu và dễ nắm bắt để các bạn có thể nhanh chóng thực hành demo và tìm ra hệ thống nào phù hợp với mình nhất.
Và tất nhiên, đừng quên rằng các bạn có thể thực hành 1 hoặc thậm chí 100 hệ thống khác nhau nhưng sau cùng chỉ nên chọn ra duy nhất 1 hệ thống để giao dịch real về sau.
Bí quyết chỉ có một để thành công bước đầu trong forex: kiên trì, kiên nhẫn tìm cơ hội vào lệnh với system của bạn, không sử dụng kết hợp nhiều hệ thống khác nhau (trừ khi bạn có thể hiểu rõ tương đối sâu sắc và có kinh nghiệm đủ lâu năm), đó là vấn đề về kỷ luật trade - "vạn chim tại lâm không bằng một chim nơi tay". Thay vì ham hố ôm đồm nhiều thứ thì hãy mài dũa chỉ duy nhất một thứ gì đó đến cấp độ master thì bạn sẽ phát hiện ra rằng nhiều khi một chiêu thức đơn giản cũng có thể hiệu quả gấp trăm lần bất kỳ chiêu thức cầu kì phức tạp nào!
Thứ đến là quản lý vốn thật tốt, đừng tham lam, lòng tham đủ lớn sẽ phá vỡ tất cả những gì bạn có trong chốc lát!
Về kiến thức cơ bản các bạn có thể tham khảo trong bài viết này: https://mmo4me.com/threads/forex-cam-nang-cho-nguoi-moi-bat-dau.418616/
Và quy tắc 2% trong quản lý vốn trong bài viết này: https://mmo4me.com/threads/nho-anh-em-forex-phan-tich-dum-hinh-anh-nay.420389/post-7318011
I: Stochastic Oscillator system.
I.1: Stochastic là gì?
- Stochastic Oscillator là một chỉ báo (indicator) động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Stochastic được tiến sĩ George Lane khai sinh vào những năm 1950 và được sử dụng cho đến ngày nay.
- Về lý thuyết Stochastic là chỉ báo đo động lượng (đà) của giá với định nghĩa động lượng luôn đi (đổi hướng) trước giá, từ đó chúng ta có cơ sở để xác định các điểm tiềm năng mà giá có thể sẽ đảo chiều (thay đổi xu hướng).
- Biểu đồ Stochastic thường bao gồm 4 đường: 1 đường giá trị 80, 1 đường giá trị 20, 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K) và 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D).
Vì về lý thuyết động lượng luôn đi trước giá, cho nên giao điểm của 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra, vì nó cho thấy sự thay đổi lớn của động lượng.
Stochastic sẽ giúp chúng ta xác định trạng thái của thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hay QUÁ BÁN, cụ thể:
+ Stochastic ở trên đường 80: Quá mua (Overbought)
+ Stochastic ở dưới đường 20: Quá bán (Oversold)
- Khi Stochastic càng đi lên cao hơn mức 80, thì cho thấy sự QUÁ MUA của thị trường càng mạnh mẽ và ngược lại, khi Stochastic càng đi xuống thấp hơn mức 20 thì cho thấy sự QUÁ BÁN của thị trường càng mạnh mẽ.
Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng đó chỉ là lý thuyết và không phải lúc nào sự đảo chiều cũng xảy ra khi Stochastic trong khu vực quá mua hoặc quá bán.
Trong trường hợp thị trường đang có một xu hướng rất mạnh có thể sẽ khiến cho tình trạng quá mua hoặc quá bán được giữ trong một thời gian dài. Vì vậy chúng ta mới cần các chiêu thức để lọc tín hiệu của Stochastic nhằm xác định chắc chắn hơn thời điểm mà thị trường sẽ thực sự đảo chiều.
I.2: Cài đặt Stochastic.
- Stochastic là chỉ báo mặc định có sẵn trên các phần mềm giao dịch đầu cuối (mt4 - mt5) nên việc cài đặt nó rất đơn giản vì vậy chúng ta không cần nói nhiều về mục này.
I.3: Những sai lầm cơ bản khi sử dụng Stochastic.
- Như đã nói ở trên, không phải lúc nào sự đảo chiều của thị trường cũng xảy ra khi Stochastic nằm ở trong vùng quá mua hoặc quá bán, vì vậy trader mới thường dễ phạm 2 sai lầm cơ bản sau khi sử dụng stochastic:
I.3.1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN và ngược lại, thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA.
Ví dụ 1:
Chúng ta có thể thấy Stochastic báo thị trường liên tục đi vào vùng quá mua nhưng giá không hề đảo chiều giảm mà tiếp tục tăng mạnh mẽ ---> nếu chúng ta sell ngay khi có những tín hiệu quá mua này thì cắn stop loss lỗ sml!
Ví dụ 2:
Chúng ta có thể thấy Stochastic báo thị trường liên tục đi vào vùng quá bán nhưng giá không hề đảo chiều tăng mà tiếp tục giảm mạnh mẽ ----> nếu chúng buy ngay khi có những tín hiệu quá bán này thì chỉ có nước xuống đất ăn tỏi!
- Ghi nhớ: kể cả khi Stochastic cho tín hiệu thị trường đi vào vùng QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN trong một thời gian dài, nó vẫn có thể tiếp tục “QUÁ MUA hoặc "QUÁ BÁN” như thế trong một thời gian dài nữa.
I.3.2: Nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.
- Ví dụ 1:
- Ví dụ 2:
Chúng ta có thể thấy Stochastic đã cho tín hiệu phân kỳ ở các vùng quá mua, quá bán nhưng sự đảo chiều không hề xảy ra mà giá vẫn tiếp tục tăng mạnh (giảm mạnh) ---> vào lệnh Buy, Sell theo tín hiệu phân kì ở các điểm này thì chúng ta die là cái chắc!
- Qua các ví dụ về 2 sai lầm cơ bản ở trên khi sử dụng Stochastic, chúng ta có thể thấy rằng nếu chỉ đơn thuần sử dụng các vùng quá mua, quá bán theo lý thuyết để vào lệnh thì tỷ lệ thua lỗ rất cao. Vì vậy chúng ta cần một hệ thống, chiêu thức riêng để lọc các tín hiệu sai sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
I.4: các phương pháp giao dịch với Stochastic.
I.4.1: Stochastic kết hợp xu hướng và trendline.
- Khi trade với phương pháp này ta cần ghi nhớ rằng chỉ vào lệnh thuận theo xu hướng chính của thị trường (Buy với xu hướng tăng, Sell với xu hướng giảm), tuyệt đối không vào lệnh ngược chiều.
- Phương pháp này thích hợp với các trader theo phong cách Swing và Position.
- Ví dụ 1: xu hướng chính là tăng. (Cặp GBPUSD)
+ Trên khung D1, chúng ta tìm đáy thấp nhất của giá sau một xu hướng giảm để làm điểm bắt đầu của xu hướng tăng.
+ Trên ví dụ trong ảnh chúng ta có đáy thấp nhất ở nến D1 ngày 20/03/2020 sau một đợt giảm mạnh và sau đó giá tăng trở lại.
+ Tiếp theo ta tìm đáy thứ 2, nếu đáy thứ 2 cao hơn so với đáy giá bắt đầu thì xu hướng tăng bước đầu thành lập. Chúng ta có thể thấy đáy thứ 2 ở nến D1 ngày 18/05/2020 thỏa mãn điều kiện. (Loại trừ các đáy ở đoạn giữa vì chúng đi ngang Sideway điều chỉnh đồng thời hình thành một khu vực kháng cự - hỗ trợ tạm thời) Chúng ta kẻ một đường trendline kéo dài nối 2 đáy lại với nhau và chờ đợi đáy thứ 3 xuất hiện (đáy xác định xu hướng thành lập).
+ Chúng ta có thể thấy đáy thứ 3 ở nến D1 ngày 30/06/2020 thỏa mãn điều kiện mặc dù nó thấp hơn đường trendline ban đầu (thỏa mãn điều kiện đáy 3 cao hơn đáy 2 và 1 đồng thời đỉnh giá trước đó cao hơn đỉnh giá khu vực sideway - kháng cự tạm thời ở đoạn giữa đáy 2 và 1). Khi đó chúng ta kẻ một đường trendline thứ 2 nối thẳng đáy 1 và đáy 3 (đáy 2 nằm cách đường trendline thứ 2 một khoảng nhỏ nhưng vẫn đủ điều kiện hình thành xu hướng).
+ Tới thời điểm này thì cả position trader và swing trader đều có thể trực tiếp vào lệnh BUY khi nến D1 tiếp theo ngày 01/07/2020 mở cửa (Stochastic đang ở vùng quá bán và đường %K đã cắt lên đường %D đồng thời có phân kì tăng).
+ Đặt stop loss bên dưới đường trendline (với khoảng cách tính bằng pip tương ứng với 2% giá trị tài khoản của bạn) và take profit ban đầu (target 1) là khi Stochastic chạm tới vùng quá mua ở nến D1 là pinbar ngày 09/07/2020 (lợi nhuận khoảng 210 pip, nếu bạn vào lệnh với khối lượng 1 lot thì lợi nhuận là 210 x 10$ = 2100$).
+ Khi đã đạt target 1:
• Đối với Position trader: các bạn có thể chốt lãi 1/2 hoặc 1/3 khối lượng lệnh (tùy thích) và dời Stop loss về entry (giá vào lệnh ban đầu) hoặc một stop loss dương nào đó (vd đặt stop loss ở giá cao hơn entry 10 pip).
Sau đó tiếp tục giữ phần còn lại của lệnh đến khi có một tín hiệu tiềm năng trend sẽ kết thúc (target 2). Trong ví dụ này là một nến pinbar đẹp ở ngày 31/07/2020 (Các bạn tự tìm hiểu thêm các mẫu nến đảo chiều thường gặp để sử dụng).
Tới thời điểm này Position trader nên chốt lãi tiếp 1/2 hoặc 1/3 khối lượng lệnh còn lại và dời Stop Loss về giá ở target 1 (hoặc bất kì giá nào bạn muốn) và giữ lệnh đợi target 3 (hoặc đợi cắn Stop loss).
Trong ví dụ này các Position trader gặp may mắn khi giá tiếp tục tăng mạnh về target 3 là nến pinbar ở ngày 01/09/2020. Tới thời điểm này Position trader có 2 lựa chọn: 1 là chốt lãi và nghĩ ngơi đợi cơ hội kế tiếp (mình thích lựa chọn này, quá tam 3 bận, may mắn ăn được target 3 thì nên bỏ của chạy lấy người được rồi). 2 là tiếp tục chốt lãi 1/2 hoặc 1/3 khối lượng còn lại và dời stop loss về giá ở target 2 và đợi target 4 hoặc cắn stop loss (trong ví dụ này thì thị trường đã đảo chiều giảm điều chỉnh về mức giá thấp hơn target 2).
Vậy là xong một kèo dài đến 2 tháng đối với các Position trader, những người chơi hệ Position thường vài tháng không khai trương, mà khai trương 1 lần là đủ ăn cả năm như ví dụ này!
• Đối với các Swing trader: các bạn có thể chốt lãi toàn bộ lệnh đầu tiên khi đạt target 1 sau đó chuyển sang khung H4 vẽ trendline với đáy bắt đầu ở ngày 30/06/2020 (đáy thứ 3 trên khung D1) và tiếp tục tìm cơ hội vào lệnh Buy mới theo xu hướng chính với tín hiệu của Stochastic.
Vào lệnh Buy khi Stochastic trên khung H4 đi vào vùng quá bán và đường %K cắt lên %D hoặc khi có phân kì tăng (bao gồm phân kì ẩn tăng giá tiếp diễn).
Stop loss là 1-2 pip bên dưới giá đáy thấp gần nhất với nến tín hiệu giao cắt của stochastic (thường là đáy nến liền ngay trước đó hoặc đáy của chính bản thân nến tín hiệu giao cắt)
Take profit là stop loss x2 (R:R 1:2) hoặc các bạn cũng có thể lựa chọn chốt lãi một phần và dời stop loss về entry hoặc target 1 như position trader để ăn hết được các nhịp tăng mạnh khi stochastic chạm mức quá mua hoặc có mô hình nến đảo chiều báo hiệu có thể có một nhịp điều chỉnh trước khi tiếp tục tăng giá.
Ngừng giao dịch khi giá phá vỡ trendline kết thúc xu hướng tăng (breakout).
- Ví dụ 2: xu hướng chính là giảm (cặp GBPUSD).
+ Chúng ta cần tìm đỉnh giá cao nhất sau khi một xu hướng tăng bị phá vỡ trên khung D1 để làm điểm bắt đầu vẽ trendline kết nối đỉnh 2 và 3 (điều kiện là đỉnh thấp dần và đáy thấp dần) để xác định xu hướng giảm.
+ Trên ví dụ trong ảnh chúng ta có điểm bắt đầu ở đỉnh 1 là nến ngày 13/03/2019, đỉnh 2 ở ngày 3/05/2019, đỉnh 3 ở ngày 25/6/2019 và xu hướng giảm kết thúc ở nến ngày 3/09/2019 (một nến pinbar tăng chuẩn của chuẩn)
+ Có thể vào lệnh SELL ngay khi nến ngày 26/06/2019 mở cửa, cách thiết lập stop loss, take profit và các điểm target của 2 kiểu trader tương tự như trong ví dụ xu hướng tăng nhưng với chiều ngược lại.
- Note: Khi xác định xu hướng chính trên khung D1, trader có thể vào lệnh Buy hoặc Sell ngay khi đỉnh hoặc đáy thứ 2 của xu hướng được xác nhận (với điều kiện ở thời điểm đó stochastic đang ở vùng quá mua hoặc quá bán và đường %K cắt lên, xuống đường %D).
Tuy rằng như vậy tỷ lệ rủi ro sẽ cao hơn và các bạn có thể bị thua lỗ nếu sau đó xu hướng không được hình thành (không có đáy, đỉnh thứ 3 xác nhận) nhưng bù lại nếu xu hướng là đúng thì các bạn sẽ ăn được dày hơn.
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng trendline trên khung H4 làm xu hướng chính và tìm điểm vào lệnh với stochastic trên khung H1 giống như ví dụ giữa D1 và H4 ở trên.
Về lý thuyết thì phương pháp này có thể sử dụng được cho mọi khung thời gian từ M1 đến D1 nhưng vì stochastic là chỉ báo động lượng nên với khung thời gian càng nhỏ thì tỷ lệ nhiễu, tín hiệu sai sẽ càng nhiều (nhưng bù lại có nhiều tín hiệu hơn nên bạn có thể vào được nhiều lệnh hơn trong ngày và không phải chờ đợi quá lâu như khi sử dụng khung thời gian lớn), vì vậy các bạn hãy cẩn trọng khi muốn sử dụng phương pháp này cho các khung thời gian từ M30 trở xuống.
Attachments
Last edited: