Event Vu Lan Báo Hiếu 2013 Giải thưởng 20PM

Status
Not open for further replies.

chemgio

Moderator
Joined
Nov 7, 2010
Messages
3,421
Reactions
4,532
MR
20.808
$300.00
ơn nghĩa sinh thành
63901_539459539459453_1370772696_n.jpg


1235310_229618383859090_233281468_n.jpg

1375980_483049908480218_1291609346_n.jpg

tháng 7 là tháng cô hồn ngoài ra còn 1 lễ quan trọng nữa không biết anh em còn nhớ không nhỉ ,chắc mọi người sẽ nói đó là lễ vu lan chứ gì ,uh đó là lễ vu lan đấy, mọi người biết ý nghĩa của nó là gì không ,ah biết sao không, có thể câu trả lời là như thế nhưng liệu mọi người đã làm được gì cho những người cha ,những người mẹ của mình trong tháng 7 này và những tháng khác chưa?, hay vẫn là những câu nói,những suy nghĩ : ôi dào ba mẹ mình thì lúc nào cũng ở đó,có mất đi đâu mà sợ ,lúc nào muốn làm gì cho cha mẹ mà ko được, vả lại trách nhiệm bổn phận của cha mẹ là nuôi con mà cần gì phải làm cái gì cho cha mẹ cơ chứ.

các bạn có thể chạy 1 đoạn 20km để đón bạn gái nhưng chỉ 2 km để đón mẹ mình thì : thôi mẹ đi xe ôm cho nhanh hay đi taxi cũng được chạy ra đó nắng nóng lắm,mệt lắm .Các bạn có thể giúp cho bạn gái sửa 1 cái máy vi tính mất khoảng 2h đồng hồ nhưng mà bạn lại quên là cái máy vi tính của ba mẹ bạn đang xài đã hư 1 tháng rồi không ai sửa,các bạn có thể ra ngoài chơi thâu đêm suốt sáng nhưng quên là ở nhà vẫn còn có ba mẹ bạn lo lắng suốt đêm không ngủ được ,không biết con mình thế nào ở ngoài kia

cũng như vậy trong suốt từ đầu tháng đến cuối tháng rất nhiều event đã được mở ra nhưng hình như event về vu lan báo hiếu để nhắc nhở cho anh em chúng ta về tình mẫu tử ,tình phụ tử chưa từng xuất hiện nên hôm nay mình mở 1 event về chủ đề này để nhắc nhở anh em chúng ta hãy luôn nhớ về cha mẹ chúng ta, những đấng sinh thành của chúng ta, những người suốt cả đời luôn luôn chăm lo yêu thương cho chúng ta ,hãy làm những gì có thể để báo hiếu với cha mẹ và làm cho cha mẹ vui trong khi cha mẹ còn ở bên cạnh chúng ta ,đừng đến khi cha mẹ chúng ta mất rồi thì khi đó mâm xôi cỗ đầy cũng chỉ để nhìn ngắm mà thôi.

mình kèm theo 2 câu chuyện về tình cảm của ba mẹ dành cho con của mình và vài video clip trong top này nhé 2 câu chuyện này và những video clip này rất nhiều bạn đã biết nhưng mà biết thì biết đấy nhưng mà qua câu chuyện đó nó đã giúp cho các bạn có hành động gì để báo hiếu cho cha mẹ mình chưa ,hay biết vẫn là biết thế thôi ,đọc,xem, suy nghĩ rồi hành động để cha mẹ vui lòng nhé

Còn dư đồng nào không con?

“Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: ”Có dư đồng nào không con?”

Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.

Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.

Ba về............tôi đứng đó............ nước mắt rưng rưng…”
sưu tầm trên net

Người mẹ một mắt

Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.

Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một mắt thôi à?”.

Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy...

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.

Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời bỏ mẹ đến Bắc Kinh.

Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.

Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

“May quá, bà ấy không nhận ra mình” - tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó - một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

“Con trai yêu quí của mẹ!

Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.
sưu tầm trên net



LINK FILE MP3 MỘT ĐỜI RU CON-ĐẠI LỄ VU LAN 2013 BẤM VÀO LINK ĐỂ NGHE ONLINE NHỚ BẤM THÊM NÚT PLAY ĐỂ NGHE SAU KHI BẤM VÀO LINK : https://app.box.com/s/jovk4zmnvpkdb1fbj0bi


Event đã kết thúc với kết quả nhận thưởng là :

giải nhất là bạn heobeo09 với phần thưởng là 10.5pm



giải nhì là bạn Vip19 với phần thưởng là 5.5pm



giải ba là bạn Letuananh với phần thưởng là 4.5pm
 
Last edited:

heobeo09

Junior
Joined
Jul 9, 2013
Messages
229
Reactions
60
MR
0.005
Câu ca dao:

Thương con tần tảo sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương

Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình

Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi

Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn

Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

Chén cơm thừa còn lại

Tôi về đến nhà đã hơn 7h tối, Mẹ và em đang ăn cơm. Thấy tôi, Mẹ liền hỏi :

- Sao con về tối thế ?
- Dạ , hôm nay học 5 tiết.
Rồi không biết tôi đã ăn gì chưa Mẹ liền lấy chén đũa bảo tôi ngồi vào mâm. Bữa ăn thật đạm bạc, chỉ vài con cá nhỏ và một đĩa rau luộc. Như thế cũng là quý lắm rồi. Gia đình đanh lúc khó khăn bữa ăn làm sao sung túc được.
Lúc trưa vì sợ trễ học nên tôi không ăn cơm , chỉ lót bụng bằng một ổ bánh mỳ.Chính vì thế mà giờ này tôi ăn một cách ngon lành, cảm thấy ngon miệng hơn bao giờ hết.
Tôi vùi đầu vào mâm cơm mà không hay Mẹ tôi đã đứng lên tự lúc nào, rồi lại mang lên một đĩa trứng chiên.

- Con và em cứ ăn cho no đi.
- Mẹ ăn thêm cơm _ Tôi nói!
- Khi chiều Mẹ có ăn mấy củ khoai luộc ở nhà cô Hai nên vẫn còn no.

Tôi nhìn kỹ Mẹ, những nếp nhăn lại hằng sâu hơn và tóc Mẹ cũng bạc nhiều hơn. Mẹ ngồi nhìn hai anh em tôi ăn, đôi mắt người ánh lên niềm sung sướng.
Thì ra một hạnh phúc nữa của Mẹ là được nhìn thấy những đứa con ăn uống ngon miệng. Hạnh phúc của người Mẹ sao mà đơn giản và nhỏ bé.
Cơm nước xong tôi dạo bước ra trước hiên nhà thì gặp thằng bạn.
- Về lúc nào đó?
- Mới về
- Có ca nhạc ở nhà văn hoá. Đi xem với mình nhé!

Tôi vào nhà thay áo quần rồi xuống bếp xin Mẹ đi xem ca nhạc.
Tôi sững sốt khi nhìn thấy Mẹ đang ăn chén cơm thừa còn lại hồi nãy cùng với một chút rau. Tôi đứng như trời trồng, cổ họng ngẹn lại không nói nên lời..!


Qùa tặng cuộc sống- Giấc mơ của mẹ

Thực sự xem xong video vừa rồi mới thấy mình có lỗi nhiều với cha mẹ quá. 22 tuổi rồi mà vẫn chưa làm được nhiều điều khiến cha mẹ vui lòng. :(
 
Last edited:

Vip19

Newbie
Joined
Aug 31, 2013
Messages
42
Reactions
3
MR
0.000
Ca dao về Mẹ

Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi.

Mẹ già ở túp lều tranh
Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay
Mẹ già ở túp liều tranh

Sớm thăm tối viếng cho đành lòng em
Lòng son dạ sắt càng thêm
Lòng đà trăng gió ai tìm thấy ai.

Mẹ già bú mớm nâng niu
Tối trời đành chịu không yêu bằng chồng.

Mẹ già hết gạo treo niêu
Mà anh khăn đỏ khăn điều vắt vai.

Mẹ già là mẹ già anh
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường.

Mẹ già lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.

Mẹ già như ánh trăng khuya
Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.

Mẹ già như bắp khô bao
Sao anh không kiếm nơi nào đỡ tay?

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.

Mẹ già như chuối chín cây
Mong sao dâu được mỗi ngày mỗi ngoan.

Mẹ già như chuối chín cây
Sao đấy chẳng liệu cho đây liệu cùng.

Mẹ em đẻ em trong bồ
Anh nghĩ chuột nhắt, cũng vồ được em.

Mẹ em đẻ em trong buồng
Ngón tay tháp bút mặt vuông chữ điền.

Mẹ em đẻ em trong chum
Nắp vàng đậy lại, khăn vuông trùm ngoài
Khăn vuông phải nắng thì phai
Củ nâu phải nắng thì mài chẳng ra.
Lòng mẹ

Bế đứa con trai vừa mới chào đời lên, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát:

Thương ****** thương con
Yêu ****** yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn…


Ðứa bé càng lúc càng lớn lên. Khi được hai tuổi, nó chạy chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống để nghịch phá. Nó bày đủ thứ đồ chơi ra sàn nhà. Nó tè trong quần. Nó ị trên giường. Nó khóc. Nó la. Và bà mẹ đôi lúc phải thốt lên: “Cái thằng này, con làm mẹ điên mất!”.
Nhưng đêm đến, khi nó ngủ thật say, bà mẹ đến bên chiếc nôi trìu mến nhìn nó và khẽ hát:
Thương ****** thương con
Yêu ****** yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Ðứa bé tiếp tục lớn lên thành một thằng nhóc chín tuổi. Nó không hề thích ăn uống đúng giờ. Nó không bao giờ muốn tắm rửa. Khi bà ngoại đến thăm, nhiều lúc nó lại buông giọng gắt gỏng với bà. Và bà mẹ đôi lúc muốn đưa nó đi đâu cho khuất mắt.
Nhưng đêm đến, khi nó ngủ thật say, bà mẹ rón rén đến bên giường, kéo tấm chăn đắp lên người nó và khẽ hát:
Thương ****** thương con
Yêu ****** yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn…

Ngày qua ngày, thằng bé đến tuổi dậy thì. Nó dẫn về nhà những thằng bạn kì quặc. Nó ăn mặc những bộ đồ kì quặc. Nó nhún nhảy một cách kì quặc theo những bản nhạc cũng rất kì quặc. Và bà mẹ đôi lúc có cảm giác như thể đang ở trong sở thú.
Nhưng đêm đến, chờ nó ngủ thật say, bà mẹ nhẹ nhàng mở cửa phòng riêng của nó, bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:
Thương ****** thương con
Yêu ****** yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn…

Thằng bé kì quặc tiếp tục lớn lên thành một thanh niên trưởng thành. Nó rời nhà lên thành phố để làm việc và sống trong một căn phòng trọ. Thỉnh thoàng bà mẹ đón xe lên thăm nó. Những lần như thế, bà phải ngồi trước cửa phòng trọ và chờ đến tận khuya thì thấy nó say khướt trở về. Bà dìu nó vào phòng, lau mặt cho nó rồi đỡ nó lên giường. Sau đó, bà lắc đầu ngao ngán nhìn nó. Nhưng khi nó ngủ say, đượm buồn, bà khẽ hát:
Thương ****** thương con
Yêu ****** yêu con
Yêu suốt một cuộc đời




Cảm ơn một event ý nghĩa!!!
 

NgoCaTin

Banned
Joined
May 1, 2013
Messages
930
Reactions
447
MR
0.000
Ước gì mình có được cảm giác yêu thương của cha mẹ nhỉ :( Hai người li hôn từ khi mình mới 1 tuổi , từ nhỏ đến giờ sống với ông bà nội . Nên mình chỉ bít yêu thương ông bà nội thôi àh :)

Vẫn mong sao những bạn có được tình cảm đó thì hãy trân trọng và gìn giữ nhé . Đừng để 1 mai người đã khuất thì cũng đã muộn :p
 

Letuananh

Banned
Joined
Nov 18, 2012
Messages
117
Reactions
43
MR
0.000
Câu trả lời em gửi qua inbox anh nhận đc thì repply cho em.
Ca dao tục ngữ:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre bắc lẻo gập gềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời
Ra đi mẹ có dặn dò
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
Gặp người đáng bậc mẹ cha
Chào thưa vâng dạ mới là con ngoan.

Cha mẹ ngoảnh đi thì con dại
Cha mẹ ngoảnh lại thì con khôn.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

Tẩn tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Video:

Lời nói dối của cha.
Cha mẹ nó lớn tuổi mới cưới nhau. Hồi đó, gia đình nghèo khó. Mẹ mất sớm, cha tần tảo nuôi 3 anh em nó nên người. Nhà gần sông, nhưng cha đau yếu, ít khi có được con cá mà ăn, mà có được bữa cá đã là thịnh soạn lắm với anh em nó rồi. Nó còn nhớ, mỗi lúc ăn cá, cha thường bảo: “Để tao ăn đầu và xương”
Nó nhanh nhẩu: “Tại sao hả cha?”
Cha nó nói vẻ mặt nghiêm nghị, kiểu răn dạy: “Vì cha già rồi, hay đau đầu, nên ăn đầu thì nó sẽ bớt đau – cái này gọi là ăn óc bổ óc, hiểu không? Xương yếu, ăn xương thì sẽ cứng cáp hơn. Có vậy mà cũng không hiểu hả?”
Tâm hồn trẻ con, nó và hai đứa em đinh ninh là cha nói thật. Mỗi lúc đến bữa ăn, nó còn nhanh nhẩu sẻ ra từng phần. Bỏ đầu và xương qua cho cha nó. Ba anh em tranh nhau phần thịt.
Có những lúc nó cũng phân vân, những khi như thế, cha nó lại bảo: “Hồi nhỏ, ông bà nội cho tao ăn thịt suốt, giờ nhìn thịt là cha thấy ớn quá, sau này lớn các con cũng như cha thôi.”
Thấm thoắt thoi đưa, anh em nó lớn lên, và cha nó già đi. Sau này, khi nó đủ hiểu biết mới nhận ra những lời cha nó nói trước đây là nói dối, thì cũng là lúc đời sống của gia đình nó khấm khá hơn. Anh em nó có thể thay cha đi đò, đi sông, mò cua, thả cá.
Vì thế mà cha nó cũng thỉnh thoảng ăn thịt, hay ăn thường xuyên nó cũng chẳng nhớ. Vì tuổi trẻ bồng bột, không dám – không ngẫm nghĩ nhiều về yêu thương, hay vì cha nó cố tìm cách cho “lời nói dối” được anh em nó chấp nhận hơn, nó cũng chẳng còn nhớ.

Để đến hôm nay, khi đã thành đạt, vợ đẹp, con ngoan. Cuộc sống hối hả, vô thường vô tận. Nó cũng chẳng bao giờ đóai hoài đến cái đầu, hay miếng xương con cá. Vì những thứ đó đã được vợ nó bỏ đi, chỉ mang phần thịt lên mâm cơm.
Hôm nay là ngày giỗ lần thứ 10 của cha nó. Nhìn di ảnh ba gầy còm, nhưng nở một nụ cười tươi sáng. Nhìn con cá chiên to đùng, lấp lánh mỡ mà vợ đặt lên bàn thờ, nó chợt bất giác rơi lệ. Một cơn đau từ đâu hiện về nhói lòng vô tận.
Nó phải quay mặt đi để lau hàng lệ, để giấu vợ con. Nhưng nó không thể xóa đi được hình dáng cha già còm cõi, xiêu vẹo bước đi bên sông, “cha đi thả cá mùa nước nổi”. Rồi sau đó là những trận thương hàn triền miên hành hạ ông. Nó không thể xóa đi được cái ý nghĩ “nếu cha ăn nhiều thịt hơn, thì đã không già yếu như thế”. Vừa khấn vái, nó lại bất giác kêu lên những tiếng “cha” từ trong cổ họng.
Đến lúc ra bàn ăn. Nhìn vợ đang xẻ thịt con cá, để bỏ đi phần đầu và xương. Nó giữ tay vợ lại: “Em, để anh ăn đầu, đừng bỏ đi”.
Vợ hiểu. Vợ nó bỏ đầu cá qua cho chồng. Chỉ có cô con gái nhỏ là thắc mắc “Sao hôm nay ba lại ăn đầu, nó lắm xương, nó sẽ làm đau ba đấy”.
Nó xoa đầu con gái, nuốt tiếng nấc đang chầu chực nơi cổ họng vào trong, bảo “Dạo này ba hay đau đầu, nên ăn đầu sẽ hết đau con gái à, cái này gọi là ăn đầu bổ đầu đấy con yêu”.
Nó vừa ăn vừa cố cho những giọt nước mắt không tràn xuống bát cơm.

Vu Lan này, con về mẹ vui lắm!



Con đã nói với mẹ rằng, chỉ cần có tình yêu của gia đình, con sẽ không bao giờ bỏ cuộc nếu có vấp ngã phải không?
Con gái!
Mẹ viết những dòng này khi nhìn con và em đang say ngủ, bỗng bao kỷ niệm xưa cũ ùa về. Nghĩ mà vui con ạ!
Mẹ mang nặng đẻ đau hơn chín tháng, sinh ra con từ khi còn là giọt máu đỏ hỏn. Bao nhiêu mệt nhọc và lo lắng trước đó chỉ tan biến hết khi nghe tiếng con khóc và tận mắt nhìn thấy con lành lặn như bao đứa trẻ bình thường khác. Đứa con gái đầu của mẹ vừa sinh ra đã bụ bẫm và trắng trẻo, mẹ bật khóc và trong lòng vui sướng biết bao nhiêu!
Ông trời ban cho mẹ một bầu sữa ngọt lành, tưới mát hồn con một thuở ấu thơ. Sẽ chẳng bao giờ quên được cái ánh mắt tròn xoe, trong veo, khi bất chợt con đang bú lại ngước lên nhìn mẹ, như thể “yên tâm” rằng mẹ vẫn ở đây! Hồi ấy con khó tính lắm, gần như chẳng cho ai bế cả. Bao đêm con ốm, con khóc, bố có muốn bế đỡ cho mẹ ngả lưng một chút cũng không được. Có lần mẹ vắng nhà, con khóc đòi bú, bố nhờ sữa hàng xóm nhưng con nhất định không chịu…
Thế mà con gái mẹ khi lớn lên lại khác hẳn, mạnh mẽ lắm! Hôm đầu đi nhà trẻ, con không khóc, cũng chẳng quyến luyến khi mẹ về. Con ngoan ngoãn rời tay mẹ, chạy sang phía cô giáo. Vậy mà chẳng hiểu sao trưa hôm ấy, đang lúi húi với mâm cơm dưới bếp thì nghe tiếng hàng xóm ới, chạy lên đã thấy con đứng trước cửa. Con đi bộ từ trường về nhà. Thực ra cũng chỉ cách vài trăm mét thôi, nhưng mẹ không hiểu sao con có thể đi về như thế mà không ai biết nữa.
Con gái của mẹ thích hoa. Không biết mẹ đã quát con bao nhiêu lần vì cái tật suốt ngày hái hoa đồng nội về làm rác hết cả nhà rồi nhỉ? Có lần mẹ xin được cho con một cây hồng nhung, con thích lắm, chăm chỉ tưới nước cả ngày. Đến khi nó nhú được cái nụ xanh non mơn mởn, chẳng may gặp phải cơn bão mà gãy. Con buồn, con khóc và mẹ dỗ dành thế nào cũng chẳng ăn cơm. Còn chuyện hái bèo, con có nhớ không? Con với bạn ra sông hái hoa bèo chơi đồ hàng, bất cẩn thế nào con bị ngã. Thật may là có người ở gần đấy cứu! Nhìn con về nhà trong bộ dạng ướt sũng còn lấm lem bùn ao, mẹ vừa hoảng hốt vừa giận. Mẹ khóc rồi đánh con một trận lằn cả mông. Thế mà con cắn môi im re, không khóc lấy một tiếng.
Vào cấp III, con ra dáng một người chị đảm trong gia đình, một người trò ngoan ở trường và một thiếu nữ duyên dáng trong mắt các bạn nam đồng lứa. Con bắt đầu biết quan tâm và chăm chút hơn đến vẻ bề ngoài của mình. Con cũng có nhiều mối quan hệ hơn…
Mẹ nhớ nhất một lần, con đi sinh nhật bạn về khuya, mẹ nhắc nhở và mắng con. Con cãi. Mẹ không giữ được bình tĩnh và tát con. Đó cũng là cái tát cuối cùng bởi sau này mẹ không bao giờ đánh con nữa. Con tức tưởi bỏ về phòng và đóng sầm cửa lại. Lúc ấy, lòng mẹ đau lắm. Cảm giác cánh cửa đóng lại là con lại xa mẹ hơn một chút nữa rồi!

Vu Lan này, con về mẹ vui lắm!
Sáng hôm sau, vừa thức dậy con đã chạy lại ôm và ngả trên lưng mẹ thủ thỉ, rằng “Cho con xin lỗi!”. Con biết không, thực ra cả đêm mẹ cũng chẳng thể nào chợp mắt nổi, mẹ cũng muốn nói lời xin lỗi con nhưng thật khó làm sao! Mẹ hiểu rằng những cái ẩm ương ở cái tuổi mới lớn của con cũng như mẹ ngày trước: đặc biệt nhạy cảm, dễ tự ái và cứng đầu. Mẹ cũng giống như con, thật sự khó khăn để vượt qua cái ngưỡng “người lớn” của mình. Thực sự muốn con hãy hiểu cho mẹ rằng, mẹ chẳng hề dễ dàng như con vẫn nghĩ!
Thi Đại học, bố mẹ hoàn toàn để con chọn trường theo nguyện vọng của mình. Con làm một hồ sơ vào một trường kinh tế thuộc dạng Top trong không ít ngỡ ngàng của thầy cô và bạn bè. Mọi người hiểu rõ học lực của con, chỉ không ngờ con lại kiên quyết đến thế. Thầy chủ nhiệm bảo mẹ động viên con làm thêm vài bộ hồ sơ để có thể linh động thay đổi khi đến sát kỳ thi. Mẹ nhớ lúc ấy bố nói với con “Hãy theo đuổi điều mà con thích. Chỉ cần con nhớ, nếu sức mình đã từng gánh được 1kg, thì lần này con chỉ nên thử với 8 lạng. Còn bố mẹ tôn trọng quyết định của con!”. Và con không thay đổi!
Con đậu ĐH với điểm số cao. Từ đó đến giờ là chuỗi bốn năm dài con sống tại Thủ đô nhiều hơn ở nhà. Thời gian đầu con mới ra Hà Nội, bữa cơm gia đình bỗng trở nên thiếu vắng hẳn. Dần dà rồi cũng quen… Cuộc sống nơi đất khách đòi hỏi sự ganh đua, bon chen và không ít mệt mỏi, nhưng con không bao giờ gọi cho bố mẹ những lần con ốm, mà bố mẹ thường chỉ biết khi con kể về sau hoặc qua lời cô bạn cùng phòng.
Con cũng không bao giờ quên chúc mừng bố mẹ hay động viên em mỗi khi có sự kiện quan trọng. Học tập và rèn luyện, tham gia các hoạt động tình nguyện khiến con trở nên năng động và lớn hơn rất nhiều. Có những cuộc điện thoại vội vàng, ngắn ngủi, chỉ để mẹ nghe con cười hay nói một câu “Mọi việc ngoài này vẫn ổn!”.
Giờ đây, con đã ra trường và có một công việc ổn định, mái đầu mẹ thì đã phai nhạt màu thời gian. Con cũng đã gặp được một chàng trai hiền lành, hiểu biết và yêu thương con nhiều như mẹ đã từng. Chẳng bao lâu nữa, con sẽ khoác lên mình bộ váy trắng tinh khôi mà ngày bé mỗi lần mẹ chở con trên chiếc xe đạp cũ qua tiệm áo cưới, con vẫn thường nhìn nó và ước ao, dù chỉ với ánh mắt long lanh của một đứa trẻ còn ngây thơ. Khoác tay người đàn ông mà con hết mực yêu thương, mỉm cười bước đi trong sự chúc phúc của mọi người, và con trở thành cô dâu xinh đẹp, dịu dàng nhất trong mắt mẹ.
Con có gia đình, rồi con sẽ lại trải qua những khó khăn, vất vả, cả cái ngưỡng “người lớn” giống mẹ đây. Nhưng mẹ tin rằng đứa con gái đầy bản lĩnh của mẹ sẽ luôn cố gắng vượt qua tất cả mà làm tròn vai trò của mình cho dù ở đâu, và vị trí nào.
Chẳng ai ngoài bố mẹ có bổn phận phải luôn yêu thương con. Nên nếu chẳng may có một lúc nào đó trên đường đời mà cả thế giới quay lưng lại với con, hay con bỗng thấy mất niềm tin vào mọi thứ, thì hãy nhớ giữ niềm tin cho chính bản thân mình, và chạy về bên mẹ. Lúc ấy, tấm thân gầy yếu ớt có thể chẳng còn đủ sức lực mà bước đi, hay dù đã mắt nhắm tay buông thì hãy nhớ là mẹ mãi yêu con, và linh hồn mẹ vẫn mãi theo con!
Con đã nói với mẹ rằng, chỉ cần có tình yêu của gia đình, con sẽ không bao giờ bỏ cuộc nếu có vấp ngã phải không? Bố mẹ và cả chàng trai ấy sẽ luôn giữ cho con cái điểm tựa thật vững chãi đó, con gái ạ! Mẹ hứa!
Hôn con!
 
Last edited:

guildgold9

Senior
Joined
Mar 3, 2011
Messages
582
Reactions
2,250
MR
0.120
Call me! Call me! Chat with me via Skype
Hihi, event của bạn hay quá, mình ngồi nghe mà rưng rưng nước mắt :(

Đúng là tình cha, tình mẹ là rất quý, rất đáng kính. Thế nhưng với mình... có lẽ, mình chỉ thương mẹ, chứ ko thương ba mình :(
Bố mẹ mình ly dị khi mình 16 tuổi, không phải vì ko hợp nhau đâu. Mà vì bố mình lô đề cờ bạc, rượu chè,.. đủ các loại tệ nạn xã hội :( Minh thương mẹ lắm :( Bố mình lô đề cờ bạc, nợ tiền ngta, mẹ mình đã phải trả rất nhiều lần rồi, nhưng bố vẫn chứng nào tật nấy, đc đăng chân lên đằng đầu...
Mình lúc đó 16 tuổi, và em gái mình 4 tuổi. Thật sự, mẹ đã rất cố gắng để cho em gái mình có 1 gia đình hoàn thiện, có đủ cả bố lẫn mẹ, nhưng dường như "ông ấy" (khó gọi là "bố" qá)ko thương mẹ, thương gia đình của ông ấy thì phải... Mẹ đành phải ly dị, bởi vì, ông ấy chơi bời khủng khiếp qá dẫn đến phải bán nhà, nợ đến đòi, ông ý vẫn bia bọt bình thường, kệ mẹ và mình, ông ý chỉ biết cho ông ý thôi.

Sáng 6h dậy, tắm giặt chải chuốt đầu tóc bóng lộn đi ra ngoài chơi vs GÁI, đến tận đêm tầm 11 - 1h mới về..
Ôi... Thật lòng, kể cả trước khi ly dị, ông ý cũng chẳng bao h ăn cơm tối với nhà mình cả :( ......................Mình nhớ, mẹ mình yêu chồng lắm, còn bảo mình mang đồ ăn từ nhà ra quán bia cho ông ý dùng cơ. Mẹ mình đối xử tốt vs ông ý như vậy. Trong khi ông ý chỉ quan tâm mấy con phò, rồi cờ bạc thôi :(((( Rồi bao nhiêu năm, ông ý toàn ngủ riêng, ko bao h ngủ chung vs mẹ mình, mùa đông lạnh, mình thương mẹ, mình lại xuống nằm ôm mẹ và em ngủ cho mẹ đỡ buồn, đỡ tủi thân :oops:
Hic, mùa đông năm ấy, ngoài trời lạnh, rét căm căm. Ông ý nằm trên gác, ngồi xem tivi. Còn mẹ mình thì sao ? Bệnh tật thật nhiều, cao huyết áp, thoát vị đĩa đệm, bị đau tim, thấp khớp..... Vậy mà thân đàn bà, phải ra ngoài, lai lưng kiếm tiền để trả nợ cho ông ấy. Khốn nạn! Mình thật sự là rất căm phẫn, bức xúc tột cùng hôm ý, nên lỡ nói " sao bố nợ mà bố ko đi làm, bố để mẹ đi như thế kia à, bố có phải là con người ko vậy " thì ông ấy đang nằm trên ghế, ông nhảy phẵm xuống, chạy vào bếp. Rút con dao rất to ra kè vào cổ mình, nói "mày nói cái gì?" ÔI ZỜI ƠI !!!!!! Mọi người hãy thử tưởng tượng, người bố của mình, là đáng sinh thành của mình, dí con dao vào cổ sẽ thế nào? Cảm giác của mọi ng thế nào đây hả ??? Đây ko phải là người ngoài, là người thân của mình, là cha của mình đấy ??? vậy mà lại dí con dao vào cổ thằng con của mình ??? Thử hỏi xem, có phải là con người ko ??? Hay là con ma, con quỷ ?????????
Mình... Híc, lúc ấy mẹ mình cũng hoảng. Mẹ vừa nói bảo mình xin lỗi, vừa can ngăn hành động khốn nạn của ông ý. Mình...vừa sợ, vừa nhục, thấy tủi thân, thân thương mẹ, thương mình, thương em gái nhỏ của mình... Mình xin lỗi ông ý cho xong, vì thiết nghĩ. Giờ cãi ông ý, ông chém chết mình, ai sẽ lo cho mẹ mình ? Ai sẽ lo cho em gái nhỏ của mỉnh ? mình là thằng đàn ông, mình sống-mình phải có trách nhiệm chứ.

Rồi sau đó mấy hôm, mình đang ăn cơm tối, mình nói gì đó làm ông ý ko hợp ý, ông ý cũng cầm cái bát ô tô to, định đập vào mặt mình... Nhưng ông ý ko làm, mình lại xin lỗi :oops:
...
[Mình lại đang rưng rưng nước mắt khi nhớ về truyện cũ...]
....
Sau cái ngày kinh khủng ấy, ông vẫn chứng nào tật ấy, bia rựou say bét nhè rồi đêm mới về nhà, họ hàng mình bảo ông ý nên ra nước ngoài làm, vừa trốn nợ, vừa kiếm tiền để trả nợ dần đi (vì có ông bác có mối làm ăn nên chỉ việc đii thôi, lo hết rồi). Nhưng mà, ông ý không nghe, suốt cả ngày, chỉ làm áp lực mẹ mình, áp lực mình và gia đình... Ông ý kêu là nợ 5 tỉ, ôi zời ơi, vừa mới năm trước, đã phải trả 2 tỷ cho ông ý, năm nay lại 5 tỉ nữa ??? kiếm làm sao đây ??? Mình biết, năm nào mẹ mình cũng đều phải trả nợ cho ông ấy hết.... Mọi ng đọc đến đây, đừng nói mẹ mình ngu, là 1 người phụ nữ, họ sống rất tình cảm, họ chấp nhận hi sinh bản thân mình, để cho con cái họ nếu ko đc hơn ngta thì cũng phải bằng, chứ ko muốn thiệt hơn ai hết.... Mẹ chỉ muốn mình và em đc sống trong 1 gia đình..... Theo đúng nghĩa của nó mà thôi.....

Mình còn nhớ như in, cái ngày mà bọn đòi nợ đến nhà mình... Tối hôm đó, sau khi bọn đòi nợ gọi dưới cửa, ko thấy ai ra. Bọn nó liền lấy gạch, ném vào nhà mình. Thế là.. CHOANG ! Cái cửa kính tầng 2 nhà mình, vỡ toang luôn... Mẹ mình sợ quá, tim mẹ đập thình thịch, chân tay run lẩy bẩy. Mình rất hoảng,muốn bình tĩnh nhưng ko thể . Mình đưa mẹ lên giường nằm, mẹ vẫn lên cơn co giật-đây là lần dầu tiên mình thấy mẹ mình có triệu chứng bệnh nặng như thế... Mình liền bóp chân cho mẹ, chân mẹ lúc đó...rất lạnh. Mình chà sát đôi bàn tay của mình vào chân mẹ, truyền hơi ấm từ bàn tay xuống chân mẹ, đắp chăn cho mẹ, để cho cơ thể mẹ về nhiệt độ bình thường :( Mẹ nói từng chũ rất khó khăn "... điện... tho..thoại...cho....các...ba..bác " Mình liền lấy đt bàn, gọi các bác đến... Khoảng 30 phút sau thì các bác đến, rồi ông ấy cũng về. Ông ý vào nhà, bước lên phòng mẹ, nhìn mẹ chưa chết, ông lại bước ra............... Sau hành động ấy, mẹ mình lại tủi thân, mẹ mình lại khóc.

------------------------
Và lúc ấy mình thấy mình bất tài quá, ko giúp đc gia đình gì cả. Thương mẹ, nên mình đã tham gia MMO, với hi vọng kiếm đc tiền cho mẹ đỡ khổ, đỡ vất vả. Đây cũng chính là lý do mình tham gia Kiếm tiền trên mạng...

Thật lòng truyện của mình dài lắm, kể bằng mồm cả ngày chắc vẫn chưa hết... Trên đây chỉ là 1 chút cảm xúc, suy nghĩ bất chợt của mình khi tham gia event VU LAN. Mình cảm thấy rất buồn khi nhớ về truyện cũ, nên mình xin dừng ở đây...
Cảm ơn bạn thread vì event ý nghĩa này.
Và...
CON YÊU MẸ NHIỀU LẮM MẸ ƠI, CON SẼ CỐ GẮNG ĐỂ CHO MẸ, CHO GIA ĐÌNH MÌNH BỚT KHỔ. CON YÊU MẸ !!!
cat-cute-i-love-my-mom-love-mom-Favim.com-319056.jpg
 
Last edited:

duongvantuans

Hero
Verified
Joined
Oct 2, 2012
Messages
1,003
Reactions
1,089
MR
0.955
Call me! Call me! Follow me on Facebook
Đã hai lần tham gia và 2 lần đoạt giải event của bác Chemgio. Cảm nhận chung của em về các event của bác Chemgio là luôn đưa event vào những dịp đặc biệt, event k mang tính may rủi, ngẫu nhiên, khiến cho mem cần phải tìm tòi, suy ngẫm. Từ đó nhắc nhở chúng ta nhìn lại những gì đã trải qua, đã làm được. Event lần này cũng không ngoại lệ về phong cách của Chemgio.
Em cũng xin tham gia event này, cũng là một cách để xem lại bản thân và cách ứng xử của bản thân đối với bố mẹ, gia đình.
Kính Hiếu Cha Mẹ(Trích dẫn trong tác phẩm Tìm Hiểu Việc Đời Đã Qua 1 của Nguyễn-Phú-Thứ)
Như đã biết, nếu không có cha mẹ sanh thành dưỡng dục, thì không có chúng ta ở trên quả đất nầy. Quả thật vậy :

Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...Ngoài ra, trong kinh Tâm Địa Quán, đức Phật cũng đã dạy về công ơn cha mẹ như sau : Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta.

Xuyên qua những lời dạy ở trên, tuy đơn sơ ngắn gọn, nhưng nó vô cùng trân quý, bởi bổn phận làm con phải biết hiếu kính với cha mẹ đã được thấm nhuần từ xa xưa của tổ tiên ông bà để lại cho ngày hôm nay. Hơn nữa, nếu xét về Dương Âm tức Trời Đất, thì người Cha tức Dương và người Mẹ tức Âm, chẳng khác nào ban ngày và ban đêm hay nói khác đi, nếu không có Thiên Địa tức Trời Đất, thì không thể tạo nên chúng sanh tức con người được, cho nên nếu không có "Cha sanh, Mẹ dưỡng" thì không thể có chúng ta. Bởi vì :
Có Cha, có Mẹ thì hơn,
Không Cha, không Mẹ như đờn đứt dây. (*)
(*) Ở đây ngụ ý nói là khi chúng ta sanh ra rồi, mà mất cha lẫn mẹ thì khốn khổ vô cùng. Người cha tuy không mang nặng đẻ đau như người mẹ, kể từ cấn thai cho đến nở nhụy khai hoa (sanh nở), mẹ phải mang nặng cái bào thai suốt trên chín tháng nặng nhọc, rồi bị hành thai, ăn uống vô cùng khó khăn, làm cho sức khoẻ của mẹ càng ngày tiều tụy, để rồi đúng ngày sanh nở phải đẻ đau. Nếu việc sanh đẻ suông sẻ, bình thường là tốt đẹp, thì xem như "Mẹ tròn Con vuông" (thành ngữ). Nếu như sanh đẻ khó khăn, đôi khi cũng nguy hiểm đến tánh mạng của mẹ, thì không khác gì người mẹ đi biển một mình, bởi đúng với câu :
Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình (tục ngữ).
Sau khi sanh nở xong, mẹ cũng phải cận kề để lo cho con liên tục trong ba năm nhũ bộ, rồi cùng cha lo từ tấm tã, từ manh quần tấm áo, từ giấc ngủ cho đến khi đau ốm. Trái lại, nếu không có cha tạo thành cũng như lao tâm, lao lực, nhọc trí lo lắng cho con từ tinh thần đến vật chất để có sự sống và còn tiếp tay với mẹ dạy dỗ con từ tấm bé cho đến khi khôn lớn, thì không có con ngày hôm nay. Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya, nhất là sự lo lắng lúc mọc răng, ấm đầu phải chạy lo từng liều thuốc hay giọt sữa...Để rồi, khi con khôn lớn, việc lo toan đó lại càng chồng chất nhiều hơn nữa và mong sao con sau này sẽ nên danh nên phận, hữu dụng với họ hàng, làng nước. Ngoài ra, trong thời kỳ mẹ mang thai dạ chửa, cha lúc nào cũng cận kề mẹ, để săn sóc, giúp đỡ mẹ từ miếng ăn, bởi vì mẹ hết thèm món này đến món nọ, nhất là những trái cây có vị chua hoặc vị ngọt hay một nồi chè thật ngon ngọt cũng nên, thay vì ăn cơm bình thường như mọi ngày. Khi con lọt lòng mẹ, cha cũng phải đỡ đần mẹ để pha từng bình sữa, giặt giũ khi mẹ còn non yếu sau khi sanh nở. Khi con được đầy tháng, cha cũng đứng ra lo liệu lễ vật nhang đèn để cúng đầy tháng cho con, cha khấn vái cầu xin mụ bà và các vị thần linh phù hộ cho con mau ăn chóng lớn, có lẽ đó là lần đầu tiên trọng đại trong đời khi cha mẹ có đứa con đầu lòng. Khi con được hai ba tháng, nằm ngữa hươ tay hươ chân, mở mắt nhìn ngơ ngác, xoay đầu sang phải, sang trái, rồi nở nụ cười vô tư hồn nhiên, nhưng làm cho cả nhà vui mừng, quả thật nụ cười của con làm cho những nụ cười rạng rỡ của các khuôn mặt người thân thương trong gia đình và xóa mờ những nếp nhăn trên trán của ông bà, bởi vì con đã biết nở nụ cười đầu đời, để rồi thời gian cứ trôi qua, con lần lượt biết lật, biết bò, biết ngồi, biết vịn tay cha mẹ đứng lên được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích người thân trong gia đình vang lên rộn ràng đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha mẹ. Hơn nữa, cha cũng thường được phân công đút cho con những miếng ăn đầu tiên... Ôi! làm sao kể cho hết những công lao của cha dành cho con. Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng trẻ mới vừa được làm cha mẹ, sanh được đứa con đầu lòng, thì lúc nào cha mẹ cũng dành hết tình thương cho con, nhứt là cha sẵn sàng làm trò hề để cho con vui hoặc làm thân trâu ngựa để cho con cỡi, miễn sao con vui là được... Đó chính là tình thương của cha dành cho con thật vô bờ bến vậy. Khi con đến tuổi đi học vỡ lòng, cha mẹ lo lắng đưa đón cho con đến trường, thật đúng với câu : "Cha đưa, Mẹ đón" (thành ngữ). và hằng đêm cha lại dạy dỗ từng chữ để con học để nên người sau này. Do vậy, công cha đối với con cũng vô cùng to lớn như mẹ vậy, nào là lo ăn mặc, cho con ăn học, dạy dỗ cho con... bởi vì, chỉ có cha con mới sợ đòn, mà chịu nghe lời dạy bảo hơn mẹ, bởi tục ngữ :
Mẹ đánh một trăm (*)
Không bằng cha hăm một tiếng
(*) một trăm là để chỉ 100 roi.

Công Cha như thế đó, còn công Mẹ như thế nào?

Như chúng ta đều biết, sau khi con đã chào đời, mẹ lúc nào cũng ở cận kề con hơn cha, để cho con bú với bầu sữa mẹ mỗi khi con khát sữa, (Con không khóc, mẹ không cho con bú), trong suốt ba năm nhũ bộ, mỗi lần con mọc răng, ngứa nướu con thường cắn vú mẹ, nhưng người mẹ vẫn cam chịu đau và lại mừng thầm nữa, bởi vì, biết con đã mọc răng sữa, cho nên người mẹ mới mắng yêu rằng : "Con đã mọc răng, nói năng gì nữa" (tục ngữ). Khi con được vài tháng, mẹ bắt đầu nấu cháo hay nhai cơm cho nhuyễn với cá hay thịt, với nước miếng của mẹ làm cho dễ tiêu, rồi mớm cơm vào miệng cho con ăn. Đó là phương pháp ngày xưa, phương pháp này rất tiện và có cả tình thương của mẹ dành cho đứa con nữa, mặc dù thấy không hạp vệ sanh như ngày nay... Do những công lao của mẹ như trên, đã được trong dân gian truyền khẩu qua ca dao, tục ngữ như sau :
****** có thương mẹ thay,
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.
Cha mẹ sanh thành tạo hóa,
Nhai cơm, lựa cá, nhai cá lựa xương.
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển (ca dao)

Hay là :
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm được những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.
hoặc là :
Nhớ ơn chín chữ (**) cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình (***).
(**) Trong Kinh Thi của Khổng Tử đã nói đến 9 điểm, gọi là 9 chữ cù lao dành cho người mẹ. Đó lả : Sinh (sinh nở), Cúc (nâng đỡ), Phủ (vỗ về), Dục (dạy dỗ), Súc (cho bú), Trưởng (nuôi lớn), Cố (trong nôm), Phục (nuông chiều), Phúc (che chở) .
(***) Tình ở đây là tình mẹ dành cho con thật bao la, bát ngát vô tận, mỗi lần mẹ cất tiếng ru con ngủ, thì mẹ cũng nói lên nỗi niềm ấy như sau :
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
hay là :
Cha mẹ ngoảnh đi, thì con dại,
Cha mẹ ngoảnh lại, thì con khôn. (tục ngữ)

Và mẹ cũng hy sanh, dành nơi khô ráo cho con nằm ngủ, mỗi khi con đái dầm hoặc những đêm vào mùa thu con không ngủ được, vì trái nắng trở trời, mẹ phải thức thâu đêm để đưa võng ru cho con ngủ, bởi có câu :
Gió mùa thu mẹ mẹ ru con ngủ,
Năm canh chày thức đủ năm canh.

cho đến khi con lên ba tuổi, thì cha mẹ mới đỡ khổ. Quả đúng vậy, bởi vì :
Ai rằng công mẹ như non,
Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.

Khi con khôn lớn, cha mẹ còn lo dựng vợ gả chồng (khi nhắc đến Đám Cưới, thông thường trong dân gian biểu tượng Rồng (Long) và Phượng (Phụng) để chỉ Chồng và Vợ hoặc là trong các nhà hàng ngày nay thường đặt tên Long Phụng. Bởi do tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng mà ra. Nếu phân tích tứ linh së thấy : Long (dương), Lân (âm), Quy (dương), Phụng (âm), cho nên dùng tên Long Phụng cho ngắn gọn, để chỉ sự hạnh phúc bởi có trời (dương) và đất (âm) tức có chồng có vợ và trong dân gian thường chúc Đám Cưới : <Long Phụng hoà minh, sắc cầm hão hợp>).

, nhiều khi còn phải cực khổ với đàn cháu nhỏ cho đến ngày theo ông bà, cho nên bổn phận làm con phải biết kính hiếu cha mẹ, đúng như câu ca dao dưới đây :
Công cha ba năm tình thâm lai láng,
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Biết lấy chi đền đáp khó khăn,
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.

Công ơn cha mẹ sâu dày như thế đó, nói làm sao hết được, chỉ khi nào :
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ (ca dao).
Nhưng xét cho kỹ, công lao của cha mẹ đều ngang nhau, cho nên nhân mùa Vu Lan, thiết nghĩ bổn phận làm con, không những kính hiếu dành cho người mẹ bằng hoa hồng hay hoa trắng, mà phải lẫn người cha nữa. Bởi vì :
Con có mẹ như măng ấp bẹ (thành ngữ)
hay là :
Con có cha như nhà có nóc (tục ngữ) hoặc là :
Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha chết, gót con đen sì.
hay là :
Còn cha nhiều kẻ yêu vì,
Một mai cha chết, ai thì yêu con (ca dao).
Hơn nữa,
Con có cha em đẻ,
Không ai ở lỗ nẻ mà lên (tục ngữ) ...v.v

Ngày nay, có nhiều chùa tổ chức lễ Vu Lan không những chỉ dành cho mẹ mà lẫn cha như : cài bông hồng cho những người nào còn mẹ hay cài bông trắng cho những người đã mất mẹ, còn đối với cha thì cài nơ màu xanh cho những người nào còn cha hay cài nơ trắng cho những người đã mất cha. Đây là một hành động vô cùng công bằng, bởi vì hằng năm đến mùa Vua Lan, cha lẫn mẹ đều được các con kính hiếu. Việc kính trọng và báo hiếu dành cho song thân, thiết nghĩ không chỉ về vật chất là đủ, mà còn tinh thần nữa. Bởi vì, nếu những người con lâm vào tình trạng nghèo khó, không đủ sinh sống hằng ngày, thì lấy đâu mua quà cáp để kính dâng cho cha mẹ những món ăn ngon vật lạ, mà chỉ có những bửa cơm đạm bạc và lo lắng sức khỏe cha mẹ khi tuổi về chiều hoặc làm cho cha mẹ vui, bởi những lời hỏi thăm hay những hành động không làm cho cha mẹ buồn lòng, cũng là việc kính hiếu vậy.
Trái lại, những người con giàu có thì việc phụng dưỡng cha mẹ già về vật chất thì không khó khăn cho mấy, nhưng lại cho rằng : nay con đã lớn khôn, giàu có, khỏe mạnh hơn cha mẹ, xem cha mẹ không ra gì, có những hành động, lời nói vô lễ làm cho cha mẹ buồn phiền, thì việc kính hiếu của những người con đó sẽ không được trọn vẹn, đôi khi đưa đến bất kính hiếu là khác, bởi vì, chúng ta dù có giàu có, có lớn xác thì chúng ta cũng là con của cha mẹ, thì bổn phận làm con vẫn là kính hiếu cha mẹ suốt đời không bao giờ thay đổi, có như vậy việc phụng dưỡng cha mẹ mới được kính hiếu trọn vẹn.

Hơn nữa, chúng ta đã thấy việc làm của Đức Phật đáng cho chúng ta suy nghï, vì Ngài đã có ngai vàng, điện các, ngọc ngà, chu báu, vợ đẹp, con ngoan...thế mà Ngài đã hoan hỉ xuất gia từ bỏ tất cả, để ngày nay, Ngài đã đuơc cả trên thế giới kính trọng. Bởi vi, chúng ta nên nhớ rằng : <Dù chúng ta có giàu sang hay nghèo hèn đến đâu, khi chết không thể mang hết được>, cho nên chúng ta phải biết thương người như thể thương thân, huống chi kính hiếu cha mẹ.

Việc kính hiếu đối với cha mẹ, không những thờ cha kính mẹ ngang nhau, bởi vì cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục, mỗi người đều có công và trách nhiệm để lo lắng, quả đúng với câu :
Mẹ dạy thì con khéo,
Cha dạy thì con khôn (tục ngữ).
Đối với mẹ, chúng ta phải có bổn phận xem người mẹ như :
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.

Hoặc là : Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đưa trái rụng con rày mồ côi.

(Quả đúng vậy, bởi vì khi Mẹ già có khác gì <Chuối chín cây>, khi bị một ngọn gió Mẹ sẽ bị đau bịnh rồi chết, hơn nữa nếu nhà nào có trồng chuối nhiều, sẽ thấy buồng chuối chín cây, vì không đốn kịp, mỗi khi có ngọn gió, các trái chuối lần lượt rơi rớt, có khác gì thân Mẹ già bị ngọn gió độc vậy. Đây là, hai câu tục-ngữ rất xác-thực trong dân gian VN, đã tài tình ví tuổi già yếu đuối của Mẹ không khác Chuối chín cây).

Mẹ già ở túp lều tranh.
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (cao dao).

hay là :
Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền

Hoặc, nếu chúng ta ở gần chỉ còn có mẹ, thì phải đem món ngon vật lạ cho mẹ, ví như sau :
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già,

hay là :
Đói lòng ăn đọt Chà Là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Hoặc, nếu chúng ta ở xa cha mẹ, người con hiếu kính phải gởi về quà cáp cho cha mẹ, ví như sau :
Ai Về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kinh thầy.
hay là :
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Nếu một khi chúng ta bị lỗi với người mẹ, thì chỉ than như sau :
Me ơi! Đừng đánh con hoài,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,
Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn (ca dao).
Để rồi, khi những người con gái của mẹ đến tuổi lập gia đình, nhưng vì thương cha mẹ già, các em còn thơ dại nên rất muốn ở gần, nên thốt ra những lời như sau :
Mẹ ơi! Đừng gả con xa,
chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.
Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, lấy chồng xa.
Một mai cha yếu mẹ già,
Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng (ca dao).

Thời xa xưa, cha mẹ thường có trọn quyền định đoạt mọi việc lớn nhỏ cho con cái, kể cả việc dựng vợ gả chồng. Hể cha mẹ chọn đâu thì con cái phải nghe theo, vì có câu : Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó (tục ngữ). Cho nên, có những anh chàng thất vọng vì không được cha mẹ của nàng chấp nhận, đã than thở như sau :
Cha mẹ biểu ưng, em đừng nói phải,
Em nỡ lòng nào bạc đãi bỏ anh (ca dao).
Thế nhưng, nàng lại một mực từ chối việc bỏ nhà theo trai, nên mới thốt ra câu :
Cha sanh mẹ đẻ, không lẽ theo anh,
Xấu cha, xấu mẹ đôi mình tốt chi...
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem,
Bổn phận tôi gái, mấy em còn khờ...(ca dao) .
Những lời của người con gái thốt lên ở trên đối với người yêu quả thật đáng khen vì đã làm tròn bổn phận con cái cũng như giữ gì được danh giá cho gia đình đối với cha mẹ, đó cũng là cách báo đền kính hiếu cha mẹ vậy.

Việc kính hiếu đối với cha mẹ từ xưa đến nay rất nhiều, riêng đối với Đức Khổng Tử chú trọng dạy con người, trước nhứt phải đạt được chữ Nhân nghĩa là con người phải có lòng thành thật, nhân hậu đối với những người thân cận chung quanh mình, ví như cha mẹ, anh chị em, rồi kế đến họ hàng thân tộc, bạn bè, sau cùng là trong thiên hạ. Nếu đối với cha mẹ mà chúng ta không biết kính hiếu, đối với với anh chị em không thuận hòa thì không thể nói đó là người có lòng nhân và thành thật được. Đối với cha mẹ, chúng ta phải thương và kính, bởi vì : thương mà không kính, thì không thể gọi là hiếu đạo được. Sách Luận Ngữ, Vi Chính II, kể lại câu chuyện như sau : Một hôm người học trò Tử Du hỏi Khổng Tử về chữ Hiếu. Khổng Tử đáp : Có người nói Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ, nhưng nếu nuôi mà không Kính, thì có khác gì nuôi súc vật, lấy gì để phân biệt. Như vậy, nuôi dưỡng cha mẹ phải cung kính, dầu ăn cơm hẩm, uống nước lã, nhưng cha mẹ vẫn vui lòng. Lúc cha mẹ còn sanh tiền, con nên sống gần gũi cha mẹ để săn sóc lo ăn uống cũng như thuốc thang mỗi khi cha em đau ốm, cho nên con không được đi xa, bởi câu : "Phụ mẫu tồn, tử bất khả viễn du" (Cha mẹ còn, con không được đi xa). Ngoài ra, trong thành ngữ cũng có câu : "Con đâu, cha mẹ đó". Trường hợp con bắt buộc phải đi xa, thì nên cho cha mẹ biết thời gian, nơi chốn rõ ràng để cha mẹ an tâm, khỏi trông lo, bởi câu : "Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương" (Luận Ngữ, Lý Nhân IV). Việc hiếu đạo tức phải có Lễ Nghĩa. Lễ là theo cái Lý phải. Nghĩa la theo cái Đức phải. Nói rõ hơn, việc kính hiếu cha mẹ không có nghĩa là lúc nào cha mẹ làm điều sai trái, người con cũng phải nghe theo. Nhưng bổn phận con phải biết ngăn cản cha mẹ làm việc sai trái, xấu xa, nếu cha mẹ cứ khư khư tiếp tục làm sai trái không nghe theo, thì bổn phận con phải lựa lời nhã nhặn, từ tốn ôn hòa, rồi từ từ phân tách lẽ phải trái, bẩm thưa nhiều lần, để ngỏ hầu cha mẹ biết kịp mà tránh. Do vậy, nếu cha mẹ biểu làm điều sai trái, xấu xa mà con cứ nhắm mắt làm theo ý cha mẹ, thì con cũng phạm tội bất hiếu như thường : "Phụ hữu trách tử tức thân bất hảm ư bất nghĩa, đương bất nghĩa tắc trách chi. Tùng phụ lệnh an đắc vi hiếu". Vì thế, con luôn luôn phải biết giữ gìn danh giá, tiết nghĩa cho cha mẹ, bằng cách nghe lời dạy bảo những điều hay lẽ phải của cha mẹ và cản ngăn cha mẹ làm những điều sai trái, xấu xa, như vậy con mới được xem là giữ tròn hiếu đạo. Ngoài ra, con có hiếu còn phải tiếp nối chí khí, hành động, việc làm tốt của cha mẹ đã làm, chứ đừng nhắm mắt làm càn, không chịu suy nghĩ tận tường : "Phù hiếu giả thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân chi sự giả gia" (Trung Dung). Khi cha mẹ mãn phần, Đức Không Tử cũng dặn dò người con nên chú trọng đến việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Hơn nữa, con có hiếu là người còn phải kết kính trọng những người mà cha mẹ tôn trọng và yêu thương những người mà cha mẹ mến thương nữa. Do vậy, người con trước sau phải một lòng tôn kính, thương tưởng cha mẹ khi còn sanh tiền hay đã mất : "Kính kỳ sở tồn, ái kỳ sở thân, sự tử như sanh, sự vong như sự tồn (Trung Dung).. Một người con có hiếu, còn phải biết đến tuổi thọ của cha mẹ để hân hoan vui mừng khi thấy hằng năm cha mẹ tăng thêm một tuổi thọ, được sống lâu với con cháu và lo âu khi thấy sức khỏe cha mẹ càng ngày càng già yếu. Đến khi cha mẹ quá vãng, người con kính hiếu cha mẹ cũng nên nhớ ngày giổ kỵ để cúng kiến cho cha mẹ thật cho đáo. Trên đây, là những đơn cử, trích dẫn về quan niệm chữ hiếu đối với cha mẹ do Đức Khổng Phu Tử đề ra.
Được biết, Đức Khổng Phu Tử sanh vào mùa Đông tháng 10 năm Canh Tuất, năm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Chu tức năm 551 trước Tây Lịch, con của ông Thúc Lương Ngột và bà Nhan Thị, Ông mất vào năm 497, thọ được 72 tuổi, mộ chôn tại Khổng Lâm, cách huyện Khúc Phụ, thuộc tỉnh Sơn Đông 2 dậm . Đức Khổng Phu Tử quả là một nhà nhân bản, một bậc thầy vĩ đại của lịch sử Trung Hoa. Trong các tác phẩm của ông và các môn đệ như : Nhan Hồi, Tăng Tử, Tử Lộ, Mạnh Tử... gồm có : Ngũ Kinh là Kinh Thi, Kinh Thơ, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Tứ Thư là Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử... Đức Khổng Phu Tử cũng là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập đến các quan hệ căn bản không những của nền Khổng Học mà cả nền Triết Học Trung Hoa về Tu Thân (Se Perfectionner) - Tề Gia (Diriger la famille) - Trị Quốc (Gouverner un pays) - Bình Thiên Hạ (Pacifier le monde) trong đó có Tam Cang là Quân Thần, Phụ Tử, Phu Phụ và Ngũ Thường là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đối với nam nhi, còn nữ nhi thì phải làm tròn bổn phận Tam Tòng là "Tại gia tùng phu, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử" tức khi người con gái ở nhà cha mẹ phải nghe lời cha, khi lấy chồng thì phải theo chồng, khi chồng chết thì phài theo con. Ngoài ra, còn phải gìn giữ tứ đức là Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
Gương kính hiếu cha mẹ rất nhiều trong sách vở như : Nhị Thập Tứ Hiếu, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên...Đặc biệt, trong Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh Tử) cũng có nói về vua Thuấn là người con chí hiếu, đáng cho chúng ta suy ngẫm. Vạn Chương, đệ tử của Mạnh Tử, có hỏi Mạnh Tử: Không hiểu tại sao khi ông Thuấn còn cày ruộng tại núi Lịch , thường ngó lên trời mà kêu gào khóc lóc như vậy? Mạnh Tử đáp : Ông Thuấn có lòng thán oán và luyến mộ. Phàm làm con, được cha mẹ có thương thì con vui mừng và chẳng hề quên ơn cha mẹ. Nhưng cha mẹ có ghét thì người con làm lụng cực nhọc cha mẹ và chẳng hề than oán. Vậy, tại sao ông Thuấn thán oán cha mẹ? Ông Công Minh Cao (môn đệ của Tăng Tử) cho rằng : tấm lòng của người con hiếu thảo chưa dứt sầu khổ nếu chẳng được tình thương của cha mẹ, cho nên ông Thuấn mới than! Ta đem hết sức mình ra cày ruộng, đó chẳng qua là làm tròn bổn phận làm con mà thôi, còn cha mẹ chẳng thương ta, ta có lỗi ở chỗ nào? Trong khi ông Thuấn làm lụng vất vả ở giữa đồng ruộng, nơi núi Lịch, thì vua Nghiêu sai con mình 9 trai 2 gái và bá quan phụng sự ông Thuấn, rồi lại cấp cho đủ thứ như bò trừu, kho lẫm. Kế đến, các nhà trí thức trong thiên hạ lại kéo nhau theo ông Thuấn rất đông, thế rồi ban đầu vua Nghiêu lập ông Thuấn lên cai trị với vua Nghiêu, để về sau nhường ngôi lại cho ông. Ông Thuấn dầu được cầm quyền nhiếp chánh và làm vua, nhưng vì chẳng được hòa thuận với cha mẹ, ông Thuấn tự coi mình như kẻ khốn khổ chẳng biết nương tựa vào ai. Ông Thuấn được các nhà trí thức trong thiên hạ hoan nghinh và quí phục, đó là ý muốn của mọi người, thế mà ông Thuấn chẳng đủ giải mối ưu sầu của ông. Hơn nữa, ông Thuấn lại còn được người đẹp hầu hạ bên ông, đó là sở dục của mọi người, sự giàu có bậc nhứt là làm thiên tử gồm cả thiên hạ mà chẳng đủ giải mối ưu sầu của ông. Duy chỉ có sự hoà thuận với cha mẹ mớí có thể giải được mối ưu sầu này. Bực đại hiếu trọn đời lúc nào cũng luyến mộ cha mẹ như lúc còn ấu thơ, chỉ thấy gương ở vua đại Thuấn mà thôi.
Một hôm về thăm nhà, cha mẹ sai sửa lẫm lúa, khi ông ở trên nóc nhà bị rút cây thang, rồi cha là ông Cổ Tẩu liền đốt lẫm lúa, ông Thuấn nhờ cặp nách hai cái sàng tre mà bay xuống được bình an. Một lần khác, cha mẹ lại sai ông đào giếng, khi ông đào tới đáy giếng, thì ông cũng bị ông Cổ Tẩu cùng với ông Tượng là em cùng cha khác mẹ liền lấp đất lại. Nhưng ông Thuấn đã đào sẵn một đường ngách để phòng thủ, cho nên ông theo đường ngách để lên khỏi giếng. Tưởng rằng, ông Thuấn đã chết, ông Tượng bèn hô lên : "Mưu lấp giếng để chôn sống vị đô quân (ông Thuấn được thay quyền vua tại đô thành) hoàn toàn do nơi công của ta. Từ đấy bò và trừu của anh Thuấn, ta sẽ giao cho cha mẹ ta, kho lẫm của anh sẽ thuộc về ta, đồ binh khí như can và qua về phần ta, đờn cầm, cây cung có chạm cũng về ta, hai bà chị dâu sẽ dọn giường cho ta... Rồi ông Tượng bèn đi vào cung vua, thì thấy ông Thuấn đang ngồi trên giường mà khải đờn cầm, khi đó vua Thuấn nói : này bá quan và thứ dân của anh, anh sẽ giao cho em cai trị giúp anh, khi đó ông Tượng mới xấu hổ thẹn đỏ cả mặt.
Ngoài ra, chỗ chí hiếu của người con như ông Thuấn không chỉ lớn bằng làm cho cha mẹ được tôn trọng, mà còn cha mẹ được hưởng nhiều hoa lợi, bởi vì ông Thuấn được làm vua, đương nhiên ông Cổ Tẩu là cha của thiên tử tức là ông Thuấn đã làm cho cha mẹ được tôn trọng, cao quý vậy và đem hoa lợi trong thiên hạ để phụng dưỡng cha mẹ. Đó chính là ông Thuấn đã dày công báo đáp ơn sanh dưỡng của cha mẹ.
Trong Kinh Thi, Thiên Đại Nhã có chép : "Làm con lúc nào cũng nên nghĩ đến hiếu đạo đối với cha mẹ", nhờ vậy làm giềng mối cho hậu thế, tức con cháu noi gương theo. Ngoài ra, trong Kinh Thơ còn ghi : "Vua Thuấn thờ cha là ông Cổ Tẩu rất kính, mỗi khi đến viếng thăm cha thì rụt rè, nễ sợ. Vì thế, ông Cổ Tẩu mới lần hồi được cảm hóa để trở nên hòa thuận với ông Thuấn là con ruột của mình". Đối với vua Thuấn, quan niệm ở trên đời là cha mẹ trước nhứt, bất cứ việc gì cũng phải làm cho cha mẹ vui lòng, để cha mẹ thuận hoà, thương yêu với con. Nếu người con làm cho cha mẹ buồn phiền, thì dẫu người con đó làm vua và được mọi người trong thiên hạ kính nể, ngưỡng mộ và hết lòng sủng ái, vua Thuấn không xem quan trọng bằng cha mẹ. Hành động thờ kính cha mẹ của vua Thuấn, chỉ có vua Thuấn làm được mà thôi. Bởi thế cho nên người đời khen vua Thuấn là bậc đại hiếu trong thiên hạ vậy... (Mạnh Tử).
Riêng về báo hiếu theo Phật Giáo, Đức Phật thường đề cặp đến chữ hiếu nhiều nhứt trong các kinh như : Vu Lan, Lễ Lục Phụng, Phân Biệt, Tăng Chi, Bảo Tạng... Đức Phật dạy cho chúng sanh rất rõ ràng về công ơn sanh thành dưỡng dục sâu dầy, to lớn của cha mẹ, người con phải có bổn phận phụng dưỡng về vật chất lẫn tinh thần, bằng chứng là trong kinh Lễ Lục Phụng, đã chỉ dạy người con phải có bổn phận vơí cha mẹ được tóm lược như sau : Vâng lời và giúp đỡ cha mẹ, chăm học, siêng làm, giữ gìn gia phong và danh dự gia đình, bảo vệ tài sản, khích lệ cha mẹ làm việc thiện, tu theo đạo giải thoát để khỏi khổ về sau, lúc cha mẹ già phải phụng dưỡng, đến khi cha mẹ mất, đám tang nên theo phong tục và hoàn cảnh... Ngoài ra, trong kinh Nhẫn Nhục, Đức Phật dạy rằng : "Tất cả các điều thiện, không có gì cao hơn là có hiếu, tất cả các điều ác tệ nhứt là bất hiếu".Bởi vì, công ơn cha mẹ quá cao dày, to lớn đến nỗi như thế, nếu có người con vai mặt công cha, vai trái cõng mẹ để đi khắp cả đại địa sơn hà, rồi đấm bớp hầu hạ suốt đời, đôi lúc cha mẹ còn đại tiểu trên vai mà không chút than phiền cũng chưa đủ để đền đáp công ơn cha mẹ (Kinh Tăng Chi). Kinh này viết tiếp, người con đền đáp công ơn cha mẹ chỉ bằng cách cung phụng đủ thứ vật chất hay tiền bạc cũng chưa đủ để báo đền ơn sanh thành dưỡng dục.Ngoài ra, người con cũng nên khuyên cha mẹ tu hạnh bố thí, nếu được cha mẹ đồng ý chấp thuận, thì người con xem như trọn vẹn việc hiếu đạo đối với cha mẹ.
Trong kinh Vu Lan mô tả quả nghiệp của mẹ ngài Mục Kiền Liên bi đoạ dày vào ngạ quỷ, vì lúc sanh tiền bà quá bỏn xẻn, tham lam. Mặc dù ngài Mục Kiền Liên đã chứng được thần thông, thấy suốt ba cõi, nhưng ngài cũng không thể tự mình cứu mẹ ra khỏi chốn âm cung, mà phải nhờ sức chú nguyện của chư tăng thập phương, nhân ngày lễ Vu Lan tự tứ. Noi gương ngài Mục Kiền Liên, người phật tử dầu bận rộn trăm bề, nhưng đến ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng về chùa để tụng kinh, bái sám để cầu cho những người thân, nhứt là những người đã có cha mẹ quá vãng được sớm siêu thoát tịnh độ. Trường hợp, nếu chúng ta có cơ hội kính hiếu mà không thực hiện được hoặc không xem việc kính hiếu là quan trọng hàng đầu hay đôi khi còn đối xử với cha mẹ một cách tệ bạc, vì nghĩ rằng bổn phận của cha mẹ là phải lo cho chúng ta suốt đời. Nếu cha mẹ vì nghèo khó mà khinh khi hoặc đôi khi buông lời trách phiền cha mẹ không cho tiền của để chúng ta có được sống sung sướng suốt đời... Chúng ta đừng quên rằng : "Không có cha mẹ sanh thành thành dưỡng dục thì không có chúng ta trên cõi đời này" để rồi không lo kính hiếu cha mẹ, đôi khi chúng ta giàu có lại hành động bất kính hiếu đối với cha mẹ lúc tuổi già, vì tập tánh : "Con đóng khố, bố cỡi truồng" (thành ngữ) thì tội nghiệp cho cha mẹ vô cùng. Bởi vậy, một khi chúng ta đã trở thành bậc làm cha mẹ, mới hiểu được công ơn cha mẹ, đúng với câu : Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân (Đức Khổng Tử) tức nuôi con mới biết được công ơn của cha mẹ.
Và một khi chúng ta mất dịp kính hiếu với cha mẹ, thì sẽ phải hối hận như thầy Tử Lộ, bởi vì khi thầy Tử Lộ đã thành công trong sự nghiệp, muốn nuôi dưỡng thì cha mẹ không còn nữa, cho nên khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải tận lực phụng dưỡng cha mẹ, thì mới có ý nghĩa đáng quý và khi cha mẹ theo ông bà, phải có bổn phận lo mồ mả, cúng kiến để vong linh cha mẹ được sớm vãng sanh về cảnh giới an lành.
Đó là bổn phận của người con đối với cha mẹ phải biết kính hiếu thật đúng nghĩa vậy.

(Nguồn: http://e-cadao.com/tieuluan/cadaodongdao/kinhhieuchame.htm)

Về video: Cách đây hơn 1 năm khi chuẩn bị sinh bé, mình cũng tìm và sưu tập những bài hát ru, những bài hát về mẹ. Dù không thích nhạc trẻ nhưng thực sự bài hát "Nhật ký của mẹ" (Hiền Thục) khiến mình thấy rất hay và ý nghĩa. Và mình hay bật cho bé nhà mình nghe bài này. Úp lên đây cho AE nghe thử và cảm nhận nhé.
Cuối cùng, chúc Event ngày càng có nhiều mem tham gia hưởng ứng vì đó cũng là dịp để mỗi chúng ta xem lại bản thân mình.
 

vicgiap

Hero
Joined
Aug 19, 2011
Messages
1,471
Reactions
2,324
MR
3.413
Chat with me via Yahoo Messenger
TRAO GIẢI DÙM ANH CHÉM GIÓ
  • Transaction of 10.5 USD to account U5359611 was successfully completed.
    Transaction batch#: 34476324
    Timestamp: 09.13.2013, 09:38
  • Transaction of 5.5 USD to account U5245008 was successfully completed.
    Transaction batch#: 34476495
    Timestamp: 09.13.2013, 09:40
  • Transaction of 4.5 USD to account U2111552 was successfully completed.
    Transaction batch#: 34476551
    Timestamp: 09.13.2013, 09:40
 
Last edited by a moderator:
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
427,205
Messages
7,200,595
Members
179,520
Latest member
kong88games
Back
Top Bottom