Event Vui Trung Thu Cùng MMO$4ME Giải Thưởng 30PM

Status
Not open for further replies.

chemgio

Moderator
Joined
Nov 7, 2010
Messages
3,421
Reactions
4,532
MR
20.808
$300.00
1236692_456923357754249_687065544_n.jpg

1235085_208036049365822_665104921_n.jpg


do có việc bất ngờ nên mình không thể kết thúc event sớm như dự định,để sorry các bạn mình đã tăng phần thưởng lên 0.5pm cho tất cả các giải xem như lời xin lỗi với các bạn,sau khi loại bỏ các bài thi không làm đúng qui định như đã yêu cầu,mình chỉ chọn ra được có đúng 7 người để trúng giải mà thôi,thật sự là có châm chước cho 1 số bài nếu không thì chắc giải thưởng còn ít hơn nữa ,thật sự đáng tiếc cho các bạn khác nếu làm đúng yêu cầu thì đã có cơ hội trúng giải ,thôi thì các bạn chờ event sau vậy nhé,cảm ơn các bạn đã tham gia ,các bạn trúng giải vui lòng reply để lại số pm của mình,shin sẽ trao giải cho các bạn sớm

giải thưởng gồm có 7 giải như sau :
giải 1 :congphuong9: 6.5pm
giải 2 :hnib123: 5.5pm
giải 3:designers: 4.5pm
giải 4 :heobeo09: 3.5 pm
3 giải khuyến khích còn lại mỗi giải 2.5 pm :
lanpy
ngocpktp
tmt2303







chỉ còn không lâu nữa là trung thu lại đến với mọi người,hòa cùng không khí ấy ,được sự ủy nhiệm của shin( đại diện cho ban quản trị forum) nên mình làm cái event này để chung vui cùng với anh em ,thể lệ tham gia rất đơn giản các bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây :
-trung thu năm nay cho đến năm 2018 là vào các ngày nào ?,tháng nào?,
-tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?,kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn về 1 mùa trung thu bạn đã trải qua ,và cảm nhận của bạn về trung thu bây giờ so với trung thu ngày xưa

-kèm theo 1 hoặc 2 câu chuyện cảm động nói về tết trung thu ,kèm theo 1 bài hát hoặc video clip nói về tết trung thu

ah đối với các câu hỏi này

-trung thu năm nay cho đến năm 2018 là vào các ngày nào ?,tháng nào?,

-tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?

các bạn pm inbox cho mình nhé ,vì không muốn người sau copy của người trước vì mấy cái này cũng dễ tìm thôi mà còn các câu hỏi còn lại thì các bạn trả lời bằng cách reply trong topic này nhé :D




event này sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần cho đến chủ nhật tuần sau nhé ,các bạn chú ý đây là giải thưởng của shin và event này cũng của shin mình chỉ làm giùm shin thôi nên nếu muốn cám ơn thì các bạn nên cảm ơn shin nhé:D:D
 
Last edited:
ah đối với các câu hỏi này
-trung thu năm nay cho đến năm 2018 là vào các ngày nào ?,tháng nào?,
-tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?

các bạn pm inbox cho mình nhé ,vì không muốn người sau copy của người trước vì mấy cái này cũng dễ tìm thôi mà :D
 

Snow

Hero
Verified
Joined
Oct 23, 2012
Messages
3,258
Reactions
496
MR
0.000
Follow me on Facebook Chat with me via Skype
- google.com
- google.com , đâu phải bố nó đâu mà biết đc , cầm lòng đèn quăng lên mái nhà thằng bạn cho nhà nó sáng nhất xóm , bây giờ trẻ em cầm iphone đi trung thu nhiều hơn là cầm lòng đèn
 

crazyman59

Senior
Joined
Jul 26, 2012
Messages
534
Reactions
247
MR
0.002
Kỷ niệm đáng nhớ về trung thu thì có lẽ chỉ có 1 lần lúc còn nhỏ nhà nghèo mẹ đã lấy vỏ lon bia mài 1 đầu phần nắp lon, sau đó đút vào 1 chân gỗ của cái ghế 4 chân và dùng dao rạch dọc theo thân lon làm 1 thành 1 lồng đèn, sắp tới này có lẽ mình cũng làm cho thằng ku nhà mình 1 cái, nó được 9 tháng rồi:), lúc đó mình sẽ up lên chơi. Còn event thì thôi, search google ra hết rồi. Muốn cảm động hơn nữa thì http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen88.htm.
Trung thu bây giờ chủ yếu là thanh niên kéo nhau đi tìm nhà nghỉ mà đáp, múa lân thì toàn đi lựa nhà giàu xin tiền, trẻ em thì nhìn lồng đèn nến với ánh mắt lạ lẫm.
 
Last edited:

heobeo09

Junior
Joined
Jul 9, 2013
Messages
229
Reactions
60
MR
0.005
Kỷ niệm về tết trung thu: Cái kỷ niệm mà chắc không bao h em quên đó là vào dịp Trung thu năm đó lúc e khoảng 5t. Ngày đó thì trung thu hay có súng nước nhỏ nhỏ thôi chứ không to như bây h. Chỉ tầm 1k 2k thôi đắt nhất cũng tầm 5k thì phải, em được bố chiều mua cho cái súng nước hẳn 5k. Về nhà e hí hửng mang ra ngõ khoe bắn bắn các kiểu...nghịch nói chung là thích lắm. đang nghịch thì có 1 thằng lớn rồi đi qua giật cái súng nước của e chạy, k hiểu sao lúc đó bố đang ở trong nhà làm gì mà nhìn thấy liền chạy đuổi theo nó mất 1 quãng đường đồng khá xa thì túm được nó. và mang súng về cho e. (bố e hiền lắm nên k đánh nó. may cho nó :D).
Em kể hơi lủng củng nhưng đó là 1 kỷ niệm mà e nhớ mãi về trung thu về bố. Và bố e thật tuyệt vời :)



Sự tích tết trung thu (Câu truyện hay về tình anh em)

Các con thân yêu! Một mùa trung thu nữa lại sắp tới. Có lần con hỏi mẹ: Tết Trung Thu là gì hả mẹ? Khi đó mẹ đã trả lời với con rằng tết trung thu là dịp mà mọi gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng phá cỗ trông trăng, là dịp mà các con của mẹ sẽ được cùng với các bạn nhỏ trên khắp đất nước háo hức hân hoan phá cỗ rước đèn dưới ánh trăng tỏa sáng lung linh, được nếm những chiếc bánh dẻo bánh nướng thơm mùi lá chanh, được bố mẹ công kênh trên vai xem múa lân múa sư tử; được ông bà cha mẹ dành tặng những món qua mang thật nhiều ý nghĩa (đó không phải những đồ chơi hiện đại đắt tiền mà chỉ đơn giản là những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, trống ếch, những ông Phỗng, ông Tiến sỹ bằng giấy, những hình tò he đủ sắc màu mà giờ chỉ thỉnh thoảng ta mới bắt gặp ở trên đường),… Các con của mẹ! Trung thu năm nay ngoài những món quà tặng ấy mẹ sẽ dành tặng cho các con một món quà đặc biệt. Mẹ sẽ kể cho các con nghe một câu truyện. Truyện kể rằng gia đình nọ sinh được 3 anh em, người anh cả tên là Thỏ Nâu, người anh thứ hai tên là Thỏ trắng và người em gái út tên là Thỏ Ngọc. Năm ấy dân làng mất mùa đói kém, rất nhiều gia đình đã phải ly tán. Sau khi nhặt nhạnh hết tất cả những gì có thể dùng làm thức ăn để lại cho các con cầm cự bố mẹ 3 bạn nhỏ tạm biệt các con để vào rừng xa kiếm thức ăn. Ba anh em thỏ nén gạt nước mắt trông theo cho đến khi bóng bố mẹ khuất dần sau rặng núi xa xa.

... Trời vẫn mưa như trút kèm theo gió rét lạnh buốt xương. Ba anh em thỏ ôm chặt nhau cho đỡ lạnh. Thương hai em nên Thỏ Nâu anh đã ra ngoài kiếm củi khô để về sưởi ấm cho hai em không may bị ốm nặng. Thức ăn bố mẹ để lại ngày một ít đi. Do đói, rét và chăm anh nên Thỏ Trắng cuối cùng cũng bị ốm. Gió và mưa mỗi lúc càng mạnh khiến căn nhà nhỏ vốn đã chông chênh giờ như muốn đổ sập. Không còn 1 nhánh củi khô nào, thức ăn cũng đã cạn hết. Nhìn hai người anh ốm mê man, chân tay lạnh ngắt khiến Thỏ Ngọc vô cùng xót xa… Sau một hồi tìm kiếm và cuối cùng cô bé đã reo lên vui sướng khi nhìn xuống mái tóc của mình. Đúng rồi, cô sẽ cắt mái tóc dài để dùng làm củi đốt sưởi ấm cho hai anh … Khi hai người anh tỉnh dậy thì thấy Thỏ Ngọc nằm bất tỉnh, hai người anh vội vàng lay gọi em. Thì ra cô bé sau khi cắt đi mái tóc của mình sưởi ấm cho hai anh, cô bé cũng đã cắn bật máu tay mình để tiếp sức cho hai anh. Thỏ Nâu và Thỏ Trắng khóc gào gọi tên em nhưng Thỏ Ngọc vẫn nằm im nhắm nghiền đôi mắt. Vừa khi đó bố mẹ của 3 anh em cũng về đến nơi, trên tay họ là giỏ bánh bằng bột màu trắng thơm phức. Các con ơi bố mẹ đã kiếm được thức ăn rồi. Nhưng tiếng reo của họ đã vội ngưng lại khi nhìn thấy cô con gái út Thỏ Ngọc. Con ơi tỉnh dậy đi. Con dậy mà nếm miếng bánh bố mẹ đã mang về này. Nhưng mặc cho bố mẹ, hai anh lay gọi mãi nhưng Thỏ Ngọc đã vĩnh viễn rời xa. Cô bé đã tiếp sức cho hai anh đến cạn giọt máu cuối cùng của cơ thể mình!

Những chiếc bánh bằng bột trắng tinh khiết (là món bánh dẻo sau này) đã thấm đầy nước mắt của thỏ bố, thỏ mẹ và hai thỏ anh trở thành một màu nâu vàng sẫm giống như những ngọn lửa đang cháy (chính là món bánh nướng sau này). Dường như tình yêu thương dâng trào quá lớn, không ai còn cảm thấy đói và rét. Câu truyện này đã làm cảm động đến Ngọc Hoàng thượng đế nên người đã ban cho Thỏ Ngọc sống lại. Cả gia đình ôm lấy nhau mừng rỡ. Thỏ Ngọc đã xin với Ngọc Hoàng ban cho dân làng không còn bị đói và rét nữa (và ngày tết trung thu bây giờ không còn bị gió rét như trước kia nữa chính là như vậy đấy các con ạ). Gia đình Thỏ Ngọc đem những chiếc bánh chia đều cho dân làng.

Để ghi nhớ tấm lòng hiếu thảo của cô bé Thỏ Ngọc, từ đó mọi người đều lấy ngày rằm tháng tám là ngày tết trung thu dành cho các bạn nhỏ chăm ngoan. Đêm trung thu phá cỗ trông trăng, khi nhìn ngắm ánh trăng sáng tỏ các con sẽ thấy bóng một người bạn nhỏ với mái tóc dài thướt tha bay nhè nhẹ - đó chính là bạn Thỏ Ngọc đấy các con ạ. Và một mâm cỗ Trung Thu dù to hay nhỏ thì đĩa bánh dẻo và bánh nướng vẫn luôn được bày trang trọng.

Mẹ đã đọc được câu viết của một người mẹ trên một trang báo: “Không ai có thể điều khiển giấc mơ, nhưng các con sẽ mơ thấy tình yêu thương và sự chia sẻ thật đẹp đẽ. Đó là những bức tranh mà mẹ đã vẽ vào tâm hồn thơ ngây của các con bằng những câu chuyện cổ tích.”

Chúc tất cả các con có một trung thu thật yên bình và hạnh phúc!



Video sự tích tết trung thu :

Bài hát e thích nhất:về trung thu :D
 
Last edited:

tuan99452

Hero
Joined
Nov 23, 2012
Messages
1,428
Reactions
528
MR
0.445
ai cũng tất bật với việc học, việc làm,rảnh đâu mà ngồi viết cái này, mà viết cũng chưa chắc ăn, nên tốt nhất ramdom......
 

lanpy

Senior
Joined
Aug 25, 2011
Messages
310
Reactions
126
MR
0.202
Chat with me via Skype
Chào bạn, mình trả lời câu hỏi như sau:

2 câu trả lời đã inbox...

Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn về 1 mùa trung thu bạn đã trải qua ,và cảm nhận của bạn về trung thu bây giờ so với trung thu ngày xưa :
Kỷ niệm trung thu của mình mình nhớ lắm, lúc học cấp 1 gia đình mình rất nghèo. Nhà lúc đó còn không có điện, ba mình cắt vỏ lon bia làm lồng đèn, mình đi chơi với mấy bạn khắp xóm qua hết nhà này tới nhà kia, vui lắm. Khoe đèn ai đẹp hơn nữa. Ăn bánh trung thu lúc đó có 500 đ, sao lúc đó mình thấy bánh ngon quá nhỉ.
Mình thấy trung thu nay hiện đại quá, đồ chơi toàn đồ làm sẵn cầu kỳ, bánh cũng làm công nghiệp chứ ít thấy tự làm như trước kia. Không khí cũng không được như xưa. Thấy khác nhiều quá. Ngày xưa nghèo nhưng vui quá. Vì cái gì cũng nhà tự làm. Không biết sự thay đổi này có tốt cho trẻ con không nữa...

3. kèm theo 1 hoặc 2 câu chuyện cảm động nói về tết trung thu ,kèm theo 1 bài hát hoặc video clip nói về tết trung thu
-> Trả lời:
Câu chuyện cảm động về tết trung thu: Mình xin copy câu chuyện về Bác Hồ để chúng ta đọc và suy ngẫm:

Chiều hôm đó, thứ 6, ngày 21/9/1945 tức ngày 15/8 năm Ất Dậu, tan giờ làm việc, Bác bảo đồng chí thư ký về nhà trước, còn Bác ở lại Bắc Bộ phủ để đón các em thiếu nhi vui Tết Trung thu.


Ngay từ chiều, Bác đã cho mời đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và một đồng chí phụ trách thiếu nhi của Thanh niên đến hỏi về tổ chức Trung thu tối nay cho các em. Nghe báo cáo chỉ có ba địa điểm xung quanh Bờ Hồ để bày mâm cỗ cho hàng vạn em, Bác bảo các anh chị phụ trách phải tổ chức cho thật khéo để em nào cũng có phần. Về chương trình vui chơi, Bác khen là có nhiều cố gắng về mặt hình thức và căn dặn là phải đảm bảo an toàn, nhất là đối với các em nhỏ.
Sau đó, Bác trở về phòng làm việc của mình trên căn gác ở Bắc Bộ phủ. Nhưng chốc chốc Bác lại hỏi:
- Các em đã tập trung đủ ở Bờ Hồ chưa?
Trăng đã bắt đầu lên. Bác Hồ ra đứng ở cửa ngắm đêm trăng và lắng nghe tiếng trống rộn ràng từ các đường phố vọng đến. Ai mà biết được niềm vui lớn đêm nay của Bác Hồ, người chiến sĩ cách mạng bôn ba khắp năm châu, bốn bể, nếm mật nằm gai, vào tù ra tội, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đem lại độc lập cho Tổ quốc, no ấm cho nhân dân và đặc biệt, cháy bỏng trong lòng Người là niềm mong ước hạnh phúc ấm no cho lớp trẻ thơ.
Đêm nay giữa lòng Hà Nội, ngay trong Dinh Chủ tịch, Bác Hồ hồi hộp chuẩn bị đón tiếp “Bầy con cưng” của mình.
Trước Trung thu mấy hôm, Bác đã viết một lá thư dài gửi các em nhân ngày tựu trường.

Liền sau đó, Bác lại viết “Thư gửi các cháu thiếu nhi” nhân dịp Tết Trung thu. Thư viết trước Trung thu một tuần lễ để kịp đến với các em khắp các miền đất nước. Bác Hồ bao giờ cũng chu đáo như thế.
Và đêm nay, Trung thu đã thực sự đến trong nỗi bồi hồi mong đợi của Bác. Theo chương trình thì đúng 21 giờ các em mới đến vui chung với Bác Hồ. Thế mà lúc này chưa đến 20 giờ Bác đã bồn chồn đi lại trong phòng, xem lại đề cương bài phát biểu lát nữa sẽ nói với các em, xem lại những tấm ảnh lát nữa Bác sẽ tặng cho mỗi em một tấm… Thật khó mà hình dung một cụ già đã gần tuổi 60, một vị Chủ tịch nước, một nhà hoạt động quốc tế nổi tiếng, một con người vốn có bản lĩnh ung dung, bình thản trong mọi tình huống, đêm nay lại nóng lòng chờ đợi, gặp gỡ các em nhỏ như vậy.
Bác Hồ vui Trung thu cùng các cháu thiếu nhi.
Hồ Hoàn Kiếm tưng bừng náo nhiệt. Những bóng điện lấp lánh trong các vòm cây. Hàng ngàn, hàng vạn đèn giấy trên tay các em soi bóng xuống mặt hồ. Trên đỉnh Tháp rùa rực sáng ánh điện với băng khẩu hiệu “Việt Nam độc lập”.
Đúng 20 giờ, lễ Trung thu độc lập đầu tiên bắt đầu. Sau lễ chào cờ, một em đại diện cho hàng vạn thiếu nhi Hà Nội phát biểu niềm vui sướng được trở thành tiểu chủ nhân của nước độc lập. Tiếp đó đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện Chính phủ, trịnh trọng đọc thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi, căn dặn các em cố gắng học tập để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của Bác.
Buổi lễ kết thúc, các đoàn đội ngũ chỉnh tề đều bước trong tiếng trống vang vang hướng về Bắc Bộ phủ. Dẫn đầu đoàn là những đội múa lân, múa sư tử cùng hàng ngàn, hàng vạn chiếc đèn giấy lung linh uốn lượn như một dòng sông sao…
Đúng 21 các em có mặt trước Bắc Bộ phủ. Bác Hồ xuất hiện tươi cười, thân thiết. Tiếng hoan hô như sấm dậy. Tiếng trống rộn ràng. Sư tử lại nhảy múa. Tất cả sung sướng hò reo. Chúc mừng Bác Hồ kính yêu.
Bác Hồ xúc động bước xuống thềm đón các em, tiếng hoan hô lại dậy lên. Một em đứng trước máy phóng thanh đọc lại lời chào mừng. Đọc xong em hô to “Bác Hồ muôn năm!”. Lập tức tiếng hô “Muôn năm” rền vang không ngớt.
Bác Hồ giơ cao hai tay tỏ ý cám ơn các em rồi Bác lần lượt bước đến bắt tay từng em đứng ở hàng đầu. Cặp mắt của Bác ánh lên một niềm vui đặc biệt. Trong lúc ở phía ngoài, các đoàn “xe tăng”, các binh sĩ của Hai Bà Trưng, của Đinh Bộ Lĩnh, các đội sư tử với rất nhiều em đeo mặt nạ… ùn ùn kéo vào dinh của Chủ tịch trong tiếng trống hò reo vang dậy, khu vườn Phủ Chủ tịch bỗng nhiên im phăng phắc khi đồng chí phụ trách giới thiệu Bác Hồ sẽ nói chuyện với các em.
Bằng giọng xứ Nghệ có pha lẫn giọng các miền của đất nước, Bác thân thiết trò chuyện với các cháu: “Các cháu! Đây là lời Bác Hồ nói chuyện…”.
Cuối cùng Bác nói: Trước khi các cháu phá cỗ, ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu: “Trẻ em Việt Nam sung sướng!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”.
Tiếng hô hưởng ứng của các em rền vang cả một vùng trời.
Trăng rằm vằng vặc tỏa sáng. Niềm vui tràn ngập cả Hà Nội. Bác Hồ vui sướng đứng nhìn các em vui chơi.
Ai hiểu hết được niềm vui của Bác Hồ lúc này. Bao nhiêu năm xông pha chiến đấu, phải chăng Bác cũng chỉ mong ước có giây phút sung sướng như đêm nay.
“Trẻ em Việt Nam sung sướng!”. Khẩu hiệu đó của Bác Hồ cách đây 45 năm, vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau.
(theo “117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” – Ban Tuyên giáo Trung ương)



Bài hát về trung thu yêu thích nhất: Chiếc Đèn Ông Sao

 
Joined
Sep 6, 2013
Messages
40
Reactions
8
MR
0.000
Câu 1: (Đã inbox)
Câu 2:
Câu 2: tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?
Trả lời:
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là “phá cỗ”.
Nguồn Gốc Tết Trung Thu

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Ý Nghĩa Tết Trung Thu

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trumg Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có phong tục này.

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Trong dịp Tết Trung Thu, các em ở những lớp Việt Ngữ có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú:
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu” .

Bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” còn hai đoạn nữa, nhưng chúng tôi không nhớ hết để chép vào đây. Lời và nhạc thật là vui tươi, dễ hiểu, và dễ hát. Đa số các em nhi đồng đều thuộc bài này để hát vào dịp Tết Trung Thu. Người Trung Hoa không có sinh hoạt này.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị…vv… Người Trung Hoa không có phong tục này. Ngoài ra, các thi nhân cũng nhờ có trăng thu mà đã sáng tác bao bài thơ về trăng thu và mùa thu, kể sao cho xiết!

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Chúng ta cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Các em bây giờ thích gì, và ước gì? Các em rước đèn thế nào, có vui không? Những ngày rằm trung thu đến, nhìn các em vui chơi, không khỏi khiến chúng tôi… khắc khoải thương nhớ tuổi thơ mình.

Nhớ ngày xưa, mỗi lần gần đến trung thu đám trẻ con trong xóm nhộn nhịp, háo hức lắm. Trước trung thu cả tuần bọn con trai đã bày ra đủ thứ vật dụng chúng thu lượm được như lon sữa, lon bia, để chế ra đủ kiểu đèn chơi trăng (ngày ấy trẻ con không có nhiều loại đồ chơi, và bọn con trai thì không thích những cái lồng đèn mỹ miều dán mác con gái, vì vậy mà bọn hắn thích làm lồng đèn theo kiểu của riêng mình, và đó cũng là một trong nhiều thú vui của trung thu thời ấy).

Ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?
Thế rồi hì hục cắt đục toát mồ hôi cũng ra được cái đèn mang dấu ấn cá nhân, ngắm nhìn sản phẩm do công sức mình tạo ra mà vui sướng tràn trề, nóng lòng chỉ mong cho nhanh đến trung thu. Bọn con gái thì tất nhiên phải kiểu cách xí xọn hơn, với mấy kiểu đèn lồng tạo khung bằng nan tre, dán giấy bóng kính xanh đỏ đủ màu rồi tô vẽ đủ kiểu - kiểu nào cũng đẹp, cũng mang sắc thái riêng.
Nhớ ngày ấy những con đường trong xóm nhỏ hẹp, gồ ghề lồi lõm, lởm chởm đất đá, hai bên đường là những bụi cỏ rậm, cả vùng tối om chưa có ngọn đèn đường nào. Lũ trẻ con hồi đó sợ nhất ra đường lúc trời tối, từ cửa nhà bước ra sân thôi cũng đã sợ lắm, vậy mà đêm trung thu thì chẳng biết sợ gì, không cần người lớn dắt vẫn có thể cùng đám bạn cầm đèn đi khắp xóm. Cũng nhờ đêm không đèn nên trăng soi sáng rõ từng ngõ
ngách, những đốm lửa nhỏ trong mỗi chiếc lồng đèn thắp sáng như sao lung linh rải khắp con đường nhỏ.

Cái thú vui trung thu không chỉ là cầm đèn đi rong, mà còn là trò vui với những ánh lửa (nghe có vẻ nguy hiểm đấy, nhưng rất vui mà chẳng ảnh hưởng gì, không bị ai cấm đoán gì). Chẳng đứa trẻ nào đi trung thu một mình, mà toàn một bầy rủ nhau, túm tụm lại che gió thắp nến, rồi lại đi chầm chậm. Có cơn gió nào làm tắt đèn của một đứa thì cả đám sẽ dừng lại để chờ đứa đó thắp đèn.

Chẳng phân biệt độ tuổi trang lứa, cứ cách hai ba tuổi mà vui là đi chung cả bầy, mấy anh chị lớn lại đốt nến cho những đứa nhỏ hơn. Rồi trò “ảo thuật” với vụn sáp nến được đốt nóng trong cái nắp keng rồi mỗi đứa đứng từ xa rảy nước lạnh vô cho lửa phụt lên, xong thì la hét um sùm vì vừa thích vừa sợ. Và còn nhiều nhiều những trò chơi khác xung quanh ánh lửa nhỏ ấy mà không thể kể hết.

Nhờ những ánh nến đã thắp lên những niềm vui, kéo dài thêm đoạn đường ngắn, cho ngày trung thu không trôi qua ngắn ngủi, hời hợt. Chẳng có đứa trẻ nào cầm đèn trung thu thắp nến mà chạy như bay cả, vậy là chúng học được cách nắm giữ, nâng niu cho những mong manh không vụt tắt.

Rồi cả lũ sẽ kéo nhau đến nơi hội tụ đông vui nhất xóm, thường là con đường lớn, bãi đất rộng mà mọi người đều đến đó vui chơi. Nơi ấy như cuộc triển lãm lồng đèn với đủ loại và đủ kiểu. Nào đèn bươm bướm, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn tàu thủy, rồi đèn con gà… của mấy đứa con gái. Đèn của đám con trai là nhiều kiểu dáng lạ lùng, độc đáo nhất, và chắc là không mua được nơi đâu. Nào là kiểu lon bia xẻ khía dọc rồi ấn xuống được cái lồng đèn cầm tay, mấy lon sữa chồng lên nhau rồi gắn cán cây dài đặt xuống đất đẩy đi, một lon dưới cùng như bánh xe, những lon phía trên thắp đèn bên trong xoay vòng tròn.

Mấy anh lớn chán kiểu lồng đèn con nít lại bày ra đủ thứ tạo nên ánh sáng, có khi chỉ cần mấy cây nến và một miếng sành vỡ nào đó trông bằng phẳng vừa nhặt được để làm chân gắn nến cầm đi khắp nơi là được. Bước chân hiếu động của tụi con trai bị níu lại chậm chạp nhẹ nhàng vì còn phải vừa đi vừa lấy tay che chắn gió cho cây nến nhỏ.

Khi dỏng tai nghe tiếng trống thình thình ở đâu vọng lại thì cả đám sẽ ùa nhau chạy đến nơi có tiếng gọi rộn ràng thúc giục ấy. Rồi lại theo đoàn múa lân đến từng nhà xem họ nhảy múa để lấy tiền thưởng treo trên cao. Nhà nào có múa lân đến thì cũng vui vẻ đón mừng, coi như phước lộc.

Bọn trẻ con cứ đi theo đám múa lân như thế cho đến khi trời đã gần khuya, trăng đã lên cao thì ai mới về nhà nấy. Lúc ấy mẹ mới hạ mâm cỗ cúng xuống để cả nhà quây quần phá cỗ, ngắm trăng. Cái tết trung thu qua như thế, êm ấm, ngọt ngào… dư vị còn đọng lại cả trong giấc mơ, tụi trẻ con cứ mỉm cười, thấy niềm vui lan mãi…

Ngày xưa là như vậy, ngày xưa ấy qua lâu rồi. Lũ trẻ con lên bảy lên tám ngày ấy đã dần xa tuổi thơ lúc nào chẳng biết nữa. Thời gian cứ lặng lẽ lấp đầy rồi vẹt khuyết những ngày trăng, thế mà cũng mười mấy năm đã qua rồi. Cuộc sống cũng khác, làng xóm cũng đổi mới, đời sống chung của tất cả mọi người dần đổi thay, và trung thu nay cũng đã khác.

Những con đường xưa nay đã phẳng lì thẳng tắp, đèn đường nay đã sáng trưng mọi ngõ ngách. Tối trung thu, người ta đóng cửa tắt đèn im ỉm, sợ nghe tiếng trống lân đi vào, họ phải mất công “mời” ra. Lũ trẻ chạy tung tăng lăng xăng cùng với những chiếc lồng đèn thắp bằng… pin, chẳng sợ gió thổi, chẳng phải bước chậm. Từ xa đã nghe những tiếng nhạc phát ra eo éo, nhiều đứa cùng nhau bật đèn, tiếng nhạc đan xen nhau thành những thanh âm ồn ào lộn xộn.

Đám trẻ không đi xa, chúng chỉ tụ tập dưới ngọn đèn đường gần nhà, đùa nghịch, la hét với những trò chơi chúng tự nghĩ ra, và những chiếc lồng đèn với nhiều màu sắc kiểu dáng, mang vẻ đẹp hiện đại nhưng hời hợt kia nằm chơ vơ bên vệ đường. Các em có thấy trung thu vui không, chứ chúng tôi buồn lắm!

Có phải người trẻ chúng tôi hoài niệm quá chăng!? Có phải nên theo kịp thời đại, nên vui mừng vì cuộc sống đã thay đổi, khang trang hơn, khấm khá hơn!? Dẫu vẫn biết không có gì là mãi, dẫu vẫn biết quy luật là phải thay đổi, phát triển lên, những cái cũ sẽ luôn được thay mới, có thể là tốt hơn, cũng có thể là…

Biết vậy đấy, mà vẫn không khỏi tiếc thương những giá trị tốt đẹp của một thời nghèo khó, dường như đã không còn giữ được. Vậy mới thấy tiếc, thấy thương, thấy nhớ biết bao một thời tuổi thơ thiếu thốn đủ thứ, mà thật nhiều tình, thật ý nghĩa. Thương lắm, cũng chỉ có thể nhung nhớ ngày xưa vậy thôi…

Mỗi năm đến trung thu, cảm giác háo hức vẫn còn đâu đó, nhưng rồi cảm xúc ấy lại như bước hụt khi thấy mọi thứ thuộc về trung thu đang mất dần, phai dần, nhạt dần đi. Tiếc thương tuổi thơ mình, mà cũng tiếc cho các em không được sống trong một tuổi thơ bình dị, hồn nhiên vô tư, lung linh sắc màu nữa. (Đó là tất cả những gì mà tuổi thơ của mình đã có và đã trải qua)

Câu chuyện cảm động về tết Trung Thu:

Không quá nhiều những món đồ chơi, những thức bánh kẹo ngon, hay các khu vui chơi nhộn nhịp, nhưng Tết Trung Thu xưa vẫn gợi lại nhiều kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp.

Làm đèn ông sao

Nhìn những chiếc đèn ông sao rực rỡ sắc màu trên các cửa hàng hay phố phường mỗi độ Rằm tháng 8 về , nhiều người sẽ khó quên chiếc đèn ông sao xưa.

Ngày ấy, để có được một chiếc đèn ông sao, trẻ con phải tự chẻ từng cây tre, dùng mấy sợi dây cước để buộc, sau đó cắt từng mẩu giấy màu, dùng cơm nguội để dán lên. Giấy màu ngày xưa là những tờ giấy trắng, dùng bút màu tô vẽ lại, nó không bóng loáng, rực rỡ, nhưng là thành quả của sự lao động miệt mài. Có nhiều đèn ông sao lớn phải mất một đến hai ngày mới làm xong. Mỗi đêm gần đếm trung thu, trẻ con tụ lại cả một góc sân cùng nhau làm, cười đùa rôm rả, và cứ thế từng chiếc đèn ông sao ra đời. Với những người khéo tay hơn, có thể làm thêm đèn con cá, con cua…

Những chiếc bánh trung thu rẻ tiền

Bánh Trung Thu là thức bánh phổ biến nhất mỗi dịp trăng tròn. Nhưng với nhiều gia đình ở làng quê, thì đó là một điều “xa xỉ”. Trẻ con ngày xưa không được thưởng thức những chiếc bánh trung thu màu mè, đầy đủ chất liệu, ngọt, thơm, béo ngậy. Trẻ con ngày xưa không được thưởng thức những chiếc bánh trung thu sang trọng, gói gém trong hộp cẩn thận, và mang những nhãn hiệu bánh kẹo nổi tiếng. Bánh Trung Thu ngày xưa là bánh trung tự làm, hay những chiếc bánh trung thu vài nghìn một chiếc. Mặc dù nó đơn giản, không màu mè, nhưng ai có được chiếc bánh trung thu thì cảm thấy rất tự hào và hãnh diện vô cùng.

“Ai có chiếc bánh Trung thu tự làm thì oai lắm. Ngày xưa, mỗi độ Trung Thu về là mình lại lấy số tiền dành dụm ít ỏi, để mua nguyên liệu về tự làm. Tay đầy bột, nhọ nồi thì đầy mặt, nhưng thấy vui vô cùng. Làm bánh xong, trẻ con trong xóm đến chơi, cùng đem ra thưởng thức, và ca hát”,

Đi rước đèn

Làm đèn xong, làm bánh xong, trẻ con bắt đầu tham gia vào phần lễ hội. Màn rước đèn có thể được xem là một trong những màn rước, màn diễu hành hoành tráng nhất của tuổi thơ. Trẻ con xếp thành hai hàng dọc, những bạn chịu chơi hơn còn có thêm đèn dầu, sau này là nến cây nhỏ. Cả đoàn vừa rước, vừa hát vang cả đường làng, các ngóc ngách của xóm nhỏ. Người lớn bên ngoài thì reo hò, và cỗ vũ rất nhiệt tình. Cảm giác giống như một lễ hội vô cùng cuốn hút.

Múa Lân

Sau màn rước đèn, đoàn người tập trung về sân Đình để xem biểu diễn và múa lân hoành tráng. Trẻ con ngày xưa vẫn thường tự tập múa lân, để đi gõ cửa từng nhà chúc mừng, và xin phong bao lì xì. Nhiều nhà hào phóng còn thưởng thêm cả bánh kẹo, và trái cây cho những đoàn múa lân đẹp mắt.

Phá cỗ

Kết thúc đêm trăng tròn là màn phá cỗ đầy háo hức của lũ trẻ con. Cỗ bàn không thật nhiều thức ăn và trái cây ngon, nhưng là bữa tiệc rất ngọt ngào. Màn phá cỗ còn là màn vinh danh với những cô bé, cậu bé học tập tốt, chăm chỉ. Mỗi trái cây là món quà quý giá, và cũng khiến cho các "bọn trẻ con" mất ngủ cả đêm.
Cuộc sống hiện đại sung túc và đầy đủ hơn, Trung thu ngày hôm nay đã đầy đủ, đã tròn vẹn hơn rất nhiều. Nhưng những kỷ niệm về trung thu xưa thì vẫn luôn còn mãi. Trung thu của một tuổi thơ thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm. Trung thu của những giá trị truyền thống khó phai mờ trong ký ức mỗi con người.
 
các bạn chú ý lại thể lệ tham gia cuộc thi nhé
trung thu năm nay cho đến năm 2018 là vào các ngày nào ?,tháng nào?,

-tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?,kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn về 1 mùa trung thu bạn đã trải qua ,và cảm nhận của bạn về trung thu bây giờ so với trung thu ngày xưa
-kèm theo 1 hoặc 2 câu chuyện cảm động nói về tết trung thu ,kèm theo 1 bài hát hoặc video clip nói về tết trung thu


đối với các câu hỏi này

-trung thu năm nay cho đến năm 2018 là vào các ngày nào ?,tháng nào?,

-tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?

các bạn pm inbox cho mình nhé ,vì không muốn người sau copy của người trước vì mấy cái này cũng dễ tìm thôi mà còn các câu hỏi còn lại thì các bạn trả lời bằng cách reply trong topic này nhé
 

Designers

Junior
Joined
Jan 3, 2012
Messages
183
Reactions
109
MR
0.000
câu 1 : đã inbox
câu 2 : tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?
(*) Tết Trung Thu Hàng năm, tới ngày rằm tháng tám âm-lịch, trẻ con khắp nước Việt-Nam được người lớn cho rước đèn, ăn bánh trung-thu và múa lân thật là vui. Ngày lễ ấy gọi là TếtTrung-Thu, hay là Tết Nhi-Đồng. Thực ra, tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).
Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .
Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội.
Ngoài các loại đèn giấy, bánh kẹo còn có các con giống đầu lân, mặt ông địa bày bán đầy các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái tới tuổi lấy chồng. Đúng vào ngày rằm, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều có múa sư tử, múa lân rất náo nhiệt.
(*) Ngày xưa bọn trẻ thường tự lo lấy , vật liệu có sẵn , chỉ cần bỏ ra nửa ngày là có chiếc đèn ông sao giấy . Kì công nhất là làm trống ếch. Cuối tháng bảy, đầu tháng tám đã lo săn ếch rồi. Được một chú ếch bự thì mừng không kể xiết. Da ếch được lột rất cẩn thận, bịt vào một đầu ống nứa to cắt ngắn chỉ còn độ nửa gang tay rồi phơi dưới cái nắng gay gắt của tháng tám . Trăng đã nhô lên như cái mâm nhỏ giát vàng, toả ánh sáng lung linh, trong trẻo trên khắp đường thôn ngõ xóm. Giây phút được chờ đợi nhất của cái gọi là buổi lễ đón Trung thu ở quê thời chiến ấy đã đến: chúng tôi được phát kẹo ! Mỗi đứa chỉ được vài ba cái kẹo văn (kẹo cứng quấn giấy bóng, người quê gọi là kẹo văn), cắn khó vỡ, chỉ để ngậm cho tan dần. Cho nên chỉ hai cái kẹo thôi cũng đủ ngọt miệng cả đêm Trung thu vừa đi vừa hò hét ầm ĩ khắp xóm làng.

(*) kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn về 1 mùa trung thu bạn đã trải qua?
Với tôi, Trung thu là ngày tôi háo hức nhất vì được nhìn thấy những chiếc lồng đèn trái bí dễ thương ba làm cho chị em tôi, được nhìn thấy chén chè trôi nước của mẹ bày trên mâm cỗ ngoài sân lấp lánh ánh trăng, rất êm đềm, rất hạnh phúc mà khi ăn tôi có cảm giác niềm hạnh phúc đó như trôi vào khắp cơ thể. Ba mẹ đã cho chị em tôi những năm tháng tuổi thơ thật đẹp, tròn trĩnh như ánh trăng rằm tháng tám.

Bài hát tết trung thu
 

ledinhtung

Member
Hot Boy
Joined
Dec 4, 2012
Messages
592
Reactions
535
MR
0.503
Follow me on Facebook
ah đối với các câu hỏi này
-trung thu năm nay cho đến năm 2018 là vào các ngày nào ?,tháng nào?,
-tại sao lại có tết trung thu?, ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?

các bạn pm inbox cho mình nhé ,vì không muốn người sau copy của người trước vì mấy cái này cũng dễ tìm thôi mà :D
trung thu chắc chú e đi thông ass chứ đi chơi gì =))
 

hnib123

Banned
Joined
Mar 29, 2013
Messages
284
Reactions
51
MR
0.000
Follow me on Facebook
-tại sao lại có tết trung thu?
images
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Cũng có truyền thuyết cho rằng đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vòng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.
Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng.

Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả người Pháp P.Giran cũng từng viết trong “Magie et Religions Annamites, Paris: Challamet, 1912" về Tết Trung Thu: Từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.

Ngoài ra cũng có một số truyền thuyết khác về nguồn gốc tết trung thu, nhưng thiên về sự hưởng lạc của vua chúa thời xưa nên tôi không gởi.

ngày xưa các trẻ em vui chơi trung thu như thế nào?

Ngày đó, cuộc sống vất vả nhưng trẻ con rất háo hức và luôn chờ đợi tết Trung thu. Trong suy nghĩ của người lớn và trong tâm hồn của trẻ thơ, không khí của ngày tết Trung thu có trước hàng tháng.

Trong mùa Trung thu, cả khu phố nhộn nhịp, rực rỡ đèn hoa và những hoạt động vui chơi dành cho trẻ em.Tết Trung thu là của trẻ thơ, nên trong dịp này các em được ngắm nhìn rất nhiều thứ đồ chơi: đèn ông sao, đèn kéo quân, trống ếch, những con giống nhỏ xinh.
Đèn kéo quân hay còn được gọi là đèn cù là một loại đồ chơi quen thuộc của trẻ em mỗi dịp Trung thu về bên cạnh những đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ... Đối với trẻ em hồi xưa, có thể nói đèn kéo quân là một loại đồ chơi "xa xỉ" đáng mơ ước vì độ cầu kì để làm ra nó so với các loại đèn Trung thu khác.
Gọi là "kéo quân" do hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận để trẻ em nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng yêu nước. Sau này, hình ảnh trên đèn được mở rộng với những hình ảnh quê hương quen thuộc với trẻ em như mục đồng chăn trâu, đi cấy hay những con vật, cây cối quen thuộc với tuổi thơ.
Chơi thoải mái và cười đùa thoải mái, chả người lớn nào can thiệp, tham dự. Thế nên xem lại những hình ảnh Trung Thu trước kia, thấy trẻ em ngày xưa có thật nhiều ký ức đẹp:
b784b63ed94e138f414154589addce22.jpg

kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn về 1 mùa trung thu bạn đã trải qua ,và cảm nhận của bạn về trung thu bây giờ so với trung thu ngày xưa:

Mình cũng đã đc trải qua nhiều dịp tết trung thu, kỉ niệm để lại trong mình cũng không ít nhưng kỷ niệm mình kể sau đây tuy ko phải là kỷ niệm vui nhưng mình sẽ không bao giờ quên nó. Chuyện xảy ra vào dịp tết năm mình học lớp 1. Gia đình mình lúc đó cũng rất khó khăn nên không có điều kiện để chơi đèn ông sao. Nhìn mấy thằng bạn nó cầm đèn ông sao màu đỏ sao vàng chạy quanh mình, chúng nó trêu ngươi tức không chịu được, thế là mình với mấy đứa hàng xóm chơi thân rủ nhau làm ra một cái đèn thật to để "chơi" lại tụi nó. Cả nhóm thằng lớn nhất 9 tuổi, bé nhất là 4 tuổi nhưng đứa nào cũng rất hăng hái làm việc. Tụi mình đã tìm được một cái bao tải bằng ni lông rất to, thế là mấy đữa nảy ra ý kiến làm cái đèn tựa như hình dáng cái đèn kéo quân. Mình đục thủng 4 cái lỗ ở miệng tải rồi cho 2 cái que xiên qua ở giữa có đặt 1 thanh nến. Sau khi công việc được hoàn tất đứa nào cũng hí hửng,.. Lửa châm lến cái đèn từ từ rời khỏi mặt đất, thằng nào mặt cũng rất vui sướng hò reo. Chiếc đèn bay lên tầm 3 mét thì gió thổi đèn mắc vào cái cột điện đầu nhà, lửa bén sang bao tải cháy lên rất nhanh. Mấy đứa hoảng loạn cháy hết. Và tối hôm đó mình đã bị một trận no đòn. Tuy đau lắm nhưng mà thấy thật là vui. Giờ cứ mõi dịp tết trung thu đến những hình ảnh đó lại tái hiện trong tâm trí của mình. Ôi cái thời trẻ con, ấu trĩ,..mà vui ghê!
_MG_0615.jpg

Trung thu xưa và nay đã thay đổi rất nhiều.

Cuộc sống ngày nay tất bật hơn, đầy đủ hơn và thậm chí có thừa những điều kiện về vật chất. Thế nhưng… không khí của tết Trung thu chỉ được cảm nhận như một ngày bình thường, người lớn thờ ơ và trẻ nhỏ cũng không chờ đợi ngày tết lớn như xưa.
Trên các con phố của Hà Nội, chúng ta vẫn thấy không khí mua bán nhộn nhịp, nhưng chuyện mua bán giờ đã trở thành buôn bán. Đến giáp rằm hoặc chính rằm, người dân mới đi mua sắm và chuẩn bị sơ sài cho ngày tết của trẻ. Còn trẻ em, chúng “chờ đợi” được mua những món quà đắt tiền, đồ chơi điện tử hiện đại và “khác người”…

câu chuyện tết trung thu:

1. Sự tích Thỏ Ngọc
Tương truyền vào thời xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Chúng có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu. Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung. Khi đến Nam thiên môn , nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga đi ngang. Thỏ tiên không biết đã xảy ra chuyện gì, liền hỏi một vị thần gác cửa. Sau khi nghe xong hoàn cảnh của Hằng Nga , Thỏ tiên cảm thấy Hằng Nga chỉ vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, nên rất thương cảm. Nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình, Thỏ tiên đã lập tức bay trở về nhà.

Thỏ tiên đem câu chuyện Hằng Nga kể với vợ và nói muốn đưa một thỏ con đi làm bạn cùng Hằng Nga . Thỏ vợ tuy vô cùng thông cảm với Hằng Nga, nhưng lại không nỡ rời xa các con yêu! Các thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, thỏ nào cũng khóc. Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!”

Các thỏ con rất hiểu lòng cha, nên đều đồng ý đi. Hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng, nhìn các con mỉm cười. Chúng quyết định để thỏ út đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.

2. Sự tích bánh trung thu
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.

Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Để tập hợp được các lực lượng đấu tranh, nhưng trong điều kiện không thể truyền tin đi, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi Tết Trung thu.

Video trung thu:

Lời kết:
Chúc các bạn một mùa trung thu vui vẻ tràn ngập niềm vui bên gia đình, người thân và bạn bè!​
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
427,208
Messages
7,200,627
Members
179,523
Latest member
tuanminhduong
Back
Top Bottom