Cập nhật tin tức thị trường vàng hàng ngày

Status
Not open for further replies.

dophuong

Banned
Joined
Mar 5, 2015
Messages
5,118
Reactions
31
MR
0.000
Giá vàng quay đầu giảm giá sau 7 phiên tăng giá liên tiếp do đồng USD phục hồi

Giá vàng đã quay đầu giảm giá vào hôm nay sau 7 phiên tăng giá liên tiếp do đồng đô la của Mỹ đã phục hồi trở lại khi dữ liệu mạnh mẽ của Mỹ được công bố, nhưng kim loại màu vàng vẫn đang hướng đến tuần thứ hai tăng giá liên tiếp do kỳ vọng lãi suất của Mỹ sẽ ở mức thấp trong thời gian dài.

Vàng giao ngay giảm 0,2% giao dịch tại 1.201,70 USD/oz. Kim loại màu vàng đã tăng lên mốc 1.219,40 USD, mức cao nhất kể từ ngày 2/3 vào hôm thứ năm như một phản ứng tự nhiên với các cuộc không kích ở Yemen.

Căng thẳng ở Trung Đông sau khi Saudi Arabia và các nước đồng minh phát động cuộc không kích ở Yemen đã cung cấp một số hỗ trợ cho vàng – mặt hàng được xem như là một tài sản an toàn.

“Vàng đang suy yếu do các thương nhân đang chốt lời và đồng USD tăng mạnh hơn,” Ronald Leung, đại lý trưởng tại Lee Cheong KD Gold Dealers ở Hồng Kông cho biết.



“Tôi không nghĩ rằng các thương nhân sẽ muốn cam kết quá nhiều, trừ khi điều tồi tệ hơn xảy ra ở Yemen,” Leung cho biết thêm rằng giá vàng có thể củng cố quanh mốc 1.200 USD/oz trong ngắn hạn.

Vàng có xu hướng là mặt hàng yêu thích khi những căng thẳng địa chính trị gia tăng và thách thức rủi ro giảm xuống.

Tuy nhiên, khi vàng chạm mức cao nhất trong vòng 3,5 tuần qua vào hôm thứ 5 khiên các nhà kinh doanh thận trọng về triển vọng giá.

“Mặc dù quý kim vàng đã phá vỡ đường trung bình trong 100 ngày (ở gần mức 1.208 USD) trong suốt phiên giao dịch, nhưng vàng không thể đóng cửa trên các chỉ số đó, mà điều này báo hiệu rằng đà tăng của vàng sắp kết thúc,” thương nhân James Gardiner tại MKS Group, cho biết.

Giá dầu cũng đã mất đi đà tăng trưởng trong đêm qua của mình do thị trường tin rằng các mối đe dọa về gián đoạn nguồn cung dầu thô trên thế giới từ các cuộc không kích Saudi Arabia ở Yemen là khá thấp.

Mặc dù đang quay đầu rớt giá nhưng vàng vẫn đang thiết lập tuần tăng giá thứ 2 – tăng 1,5% sau 7 phiên tăng giá liên tiếp – chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 8/2012.

Vàng đã bắt đầu tăng lên từ khi Fed có vẻ thận trọng hơn về nền kinh tế Mỹ và tốc độ tăng lãi suất trong phát biểu vào tuần trước. Lãi suất được tăng lên có thể sẽ làm tổn thương nhu cầu vàng, một tài sản không sinh lãi.

Nhận định của Fed đã đẩy đồng USD giảm xuống từ mức cao nhất trong nhiều năm qua, mặc dù đồng bạc xanh đã tăng trở lại vào hôm thứ Sáu sau khi có số liệu cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm hơn so với dự kiến vào tuần trước.

Cổ phần của quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã giảm gần 6 tấn xuống còn 737,24 tấn vào hôm thứ năm, mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.

Giới thương nhân đang tập trung theo dõi bãi phát biểu của chủ tịch Fed – bà Janet Yellen tại một cuộc họp cuối hôm nay để có thêm manh mối về quan điểm của ngân hàng trung ương của Mỹ về khi nào sẽ tăng lãi suất.

Tại thị trường trong nước, Bắt đầu phiên giao dịch hôm nay (27/3), công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại TP HCM mua – bán ở mức 35,27-35,37 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội ở mức 35,27-35,39 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên hôm qua 35,30-35,40 triệu đồng/lượng, hiện giá vàng SJC giảm 30.000 đồng.
 
Giá vàng cuối tuần giảm nhưng vẫn tăng 1,3% trong tuần này

Giá vàng đã giảm giá trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, đặt dấu chấm hết cho chuỗi 7 ngày tăng giá liên tiếp đã giúp nâng giá vàng lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần qua, nhưng kim loại màu vàng vẫn tăng giá trong tuần thứ 2 liên tiếp.


Giá vàng giao tháng tư đã giảm 5 USD, tương đương 0.4%, niêm yết tại 1.199,80 USD/oz vào hôm thứ Sáu trên sàn Comex. Trong 7 phiên tăng giá qua, vàng kyd hạn đã tăng tổng cộng 4,9%. Trong tuần, giá vàng đã tăng 1.3%.

Giá vàng đã đặc biệt tăng mạnh trong hai phiên giao dịch trước là do chứng khoán toàn cầu giảm mạnh và bất ổn ở Yemen đã giúp thúc đẩy nhu cầu đầu tư an toàn.


Giá vàng thế giới giao ngay chốt phiên cuối tuần ngày 28/3/2015 trên sàn Kitco

Các yếu tố cơ bản chính đằng sau đà tăng của giá vàng trong vài tuần qua là chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Colin Cieszynski, giám đốc chiến lược thị trường tại CMC Markets, cho biết. Ý kiến của các chủ tịch ECB “có dấu hiệu chỉ ra rằng cho đến bây giờ chương trình được diễn ra tốt đẹp là đang hỗ trợ cho vàng.”

Giá vàng kỳ hạn vào hôm thứ năm đã tăng lên trên mốc 1.200 USD khi giới đầu tư rút khỏi các tài sản rủi ro hơn trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy yếu và căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Giá của kim loại đã không có nhiều phản ứng với dữ liệu của Mỹ vào hôm nay, mà dữ liệu đã cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chậm lại trong ba tháng cuối cùng của năm. Tăng trưởng quý thứ tư vẫn ở mức 2,2%.

Đồng bạc xanh rớt giá trong thời gian gần đây đã góp phần thúc đẩy vàng tăng giá tính theo đồng USD. Chỉ số đông đô la Mỹ ICE đã giảm 0,2% vào hôm thứ Sáu.

Trong tuần đến, thị trường sẽ tập trung vào số liệu việc làm của Mỹ trong tháng 3 mà sẽ được công bố vào thứ 6 và mức chi tiêu tiêu dùng cá nhân của tháng hai sẽ được công bố vào tháng 2, ông Erik Gebhard, đồng sáng lập của Altavest Worldwide Trading, cho biết. “Dữ liệu việc làm và lạm phát là 2 loại số liệu chính mà Fed quan sát và cả hai đều sẽ ảnh hưởng đến quyết định khi nào Fed tăng lãi suất,” Gebhard cho biết.

Đối với thị trường các kim loại quý khác, cùng với đà giảm của vàng, bạc và bạch kim cũng rớt giá. Giá bạc giao tháng 5 giảm 7,1 cent, tương đương 0,4%, đóng cửa tại 17,069 USD/oz và tăng 1,1% trong tuần này. Giá bạch kim giao tháng 4 giảm 10,40 USD, tương đương 0,9%, đóng cửa tại 1.143,60 USD/oz – tăng 0,2% trong tuần này. Giá palladium giao tháng 6 tăng 32,35 USD, tương đương 4,2%, lên đến 741 USD/oz, nhưng vẫn giảm 4,9% trong tuần này.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc từ Hong Kong thấp nhất 6 tháng

Trong khi đó, Hội đồng Vàng Thế giới vừa khuyến nghị Trung Quốc nên tăng tỷ trọng vàng lên 5% tổng dự trữ ngoại hối.

Nhập khẩu vàng của Trung Quốc từ Hong Kong tháng 2 giảm xuống thấp nhất 6 tháng khi sức mua tại nước tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới chậm lại.

Nhập khẩu ròng vàng từ Hong Kong trong tháng 2/2015 chỉ đạt 67,575 tấn, giảm so với 76,118 tấn trong tháng 1 và 112,314 tấn tháng 2/2014, theo số liệu của Cục Thống kê Hong Kong.

Tại Trung Quốc, nhu cầu trang sức vàng thường tăng trước dịp Tết Nguyên đán khi người dân mua vàng làm quà tặng, và giảm sau kỳ nghỉ lễ này.

Nhập khẩu vàng tháng 2 của Trung Quốc giảm cho thấy người tiêu dùng đang tỏ ra thận trọng khi cho rằng giá vàng còn có thể tiếp tục giảm.

Giá vàng trong tháng 2/2015 giảm hơn 5% – mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9/2014 – do lo ngại Fed có thể nâng lãi suất vào tháng 6 tới.

Tăng dự trữ vàng

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) vừa cho biết Trung Quốc cần tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại tệ của nước này lên khoảng 5% nhằm đa dạng hóa tài sản nắm giữ để phòng tránh rủi ro.

Hiện vàng chỉ chiếm 1,6% tổng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc – tương đối thấp so với các nước phát triển và một nước đang phát triển.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), lần gần nhất Trung Quốc tăng dự trữ vàng là vào tháng 4/2009, khi lượng vàng dự trữ tăng lên 33,89 triệu ounce (1.054 tấn) từ 19,29 triệu ounce trước đó. Tính đến tháng 12/2014, con số này chưa thay đổi.

Việc Trung Quốc tăng dự trữ vàng có thể giúp nâng cao niềm tin của giới đầu tư vào thời điểm nước này đang đẩy mạnh tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Tiêu thụ vàng của Trung Quốc năm 2014 giảm 25% so với năm 2013 xuống 886 tấn, trong khi sản lượng tăng 5,5% lên gần 452 tấn, theo WGC.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng tiếp tục giảm giá sau khi FED báo hiệu lãi suất đang trên đà tăng
Vàng tiếp tục giảm giá trong phiên thứ 2 liên tiếp, mở rộng mức sụt giảm từ mức cao nhất trong hơn ba tuần, sau khi Chủ tịch Fed – bà Janet Yellen báo hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể chuẩn bị tiến hành tăng lãi suất vào cuối năm nay.

Vàng giao ngay đã giảm 0,2% giao dịch tại 1.196,98 USD/oz, sau khi tăng giá trong tuần thứ hai liên tiếp vào tuần trước. Kim loại màu vàng đã chạm mức cao nhất trong vòng ba tuần qua tại 1.219,40 USD vào hôm thứ Năm.

Vàng giao tháng tư giảm 0,3% giao dịch tại 1.196,40 USD/oz.

Vàng đang hướng đến tháng thứ 2 liên tiếp rớt giá trong tháng ba do bóng ma tăng lãi suất Mỹ đang mờ dần sức hấp dẫn của tài sản không sinh lãi.

Bà Yellen cho biết hôm thứ Sáu rằng việc tăng lãi suất cơ bản của Fed “có thể được đảm bảo vào cuối năm nay” khi điều kiện kinh tế của Mỹ được cải thiện ổn định.
Fed hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất từ năm 2015
fed-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-my.jpg

Chủ tịch Fed – bà Janet Yellen

Fed đã báo hiệu trong tuyên bố tháng Ba mình là Fed đã tiến từng bước đến gần hơn việc tăng lãi suất, mặc dù các ngân hàng trung ương hạ triển vọng kinh tế và hạ ước tính trung bình của mình đối với lãi suất liên bang, trong một dấu hiệu cho thấy họ đã được chuẩn bị dịch chuyển chậm hơn so với thị trường dự kiến trước cuộc họp.

Khối lượng vàng bán ra bởi các công ty khai thác mỏ tăng 103 tấn trong năm ngoái, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1999, theo một báo cáo công nghiệp cho thấy.

Quỹ Hedge và các nhà quản lý tiền tệ đã hạ vị thế mua vàng, nhưng tăng vị thế mua bạc lần đầu tiên trong tám tuần qua khi giá bạc tăng mạnh hướng tới mức cao nhất trong hơn một tháng qua.

Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên đã cảnh báo rằng quốc gia này cần phải cảnh giác với những dấu hiệu của tình trạng giảm phát và hoạch định chính sách mà cho biết các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi chặt chẽ nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và sự suy giảm của giá cả hàng hóa.

Đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ lớn khác chính sau nhận định của bà Yellen, trong khi chứng khoán châu Á đã có một khởi đầu chậm chạp.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Dầu giảm phiên thứ hai liên tiếp trước tâm điểm Iran

Giá dầu chịu áp lực trước kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran có thể dẫn đến việc 6 nước phương Tây sẽ nới lỏng hình phạt cho quốc gia xuất khẩu dầu này.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng đi xuống khi bất ổn tại Yemen khó có thể gây gián đoạn cho hoạt động vận chuyển dầu tại khu vực.

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn Nymex (WTI) giảm 19 xu (tương ứng 0.4%) xuống 48.68 USD/MMBtu. Có thời điểm, dầu WTI xuống tới 47.65 USD/thùng nhưng đã rút ngắn đà giảm sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov rời các cuộc đàm phán tại Thụy Sỹ để trở về Moscow, một động thái cho thấy các bên sẽ chưa sớm đạt được thỏa thuận sơ bộ về chương trình hạt nhân của Tehran.

Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 5 trên sàn ICE Futures rớt 12 xu còn 56.29 USD/thùng. Tuần trước, dầu WTI tăng 4.9% và dầu Brent tiến 2%.

Trên các thị trường năng lượng khác, hợp đồng xăng giao tháng 4 khép phiên ít thay đổi tại 1.8 USD/gallon trong khi hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 cũng đi ngang tại 1.73 USD/gallon. Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 gần như không đổi ở mức 2.644 USD/MMBtu.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Natixis: Vàng đạt mức trung bình tại 1.150 USD/oz trong năm 2015

Thị trường vàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục chật vật trong năm 2015 do đồng đô la Mỹ tăng mạnh khi Fed chuẩn bị để bình thường hóa lãi suất, một sự tương phản rõ rệt với các ngân hàng trung ương lớn khác, theo các nghiên cứu mới nhất từ Natixis.

Nic Brown, người đứng đầu nghiên cứu hàng hóa, và Bernard Dahdah, nhà phân tích kim loại quý, tại ngân hàng có trụ sở tại Pháp, công bố báo cáo triển vọng hàng hóa mới nhất của họ cho năm 2015 mà trong báo cáo này sẽ cung cấp một số viễn cảnh mục tiêu của giá vàng. Theo kỳ vọng của của hãng, vàng sẽ đạt mức trung bình tại 1.150 USD/oz trong năm nay và 1.055 USD/oz trong năm 2016.

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, các nhà phân tích cho rằng giá vàng trung bình sẽ đạt 1.050 USD/oz trong năm 2015, mà điều này có thể có nghĩa rằng giá vàng trong quý IV có thể giảm xuống mức thấp nhất tại 950 USD/oz; và họ cũng nhìn thấy mức triển vọng thấp nhất của vàng năm 2016 là 825 USD/oz. Trong trường hợp tốt nhất, vàng được dự đoán sẽ đạt mức trung bình tại 1.350 USD/oz trong năm nay và 1.600 USD/oz trong năm 2016.

Thật không may, các nhà phân tích nhìn thấy chủ yếu là nguy cơ đối với thị trường vàng như tiềm năng tăng lãi suất của Fed, và đà tăng trưởng của đồng đô la Mỹ, tất cả những yếu tố này sẽ làm giảm nhu cầu vàng như một tài sản an toàn; lãi suất cao hơn sẽ thúc đẩy lãi suất trái phiếu tăng, làm tăng chi phí cơ hội sở hữu vàng và luồng chảy ra của nhiều nhà đầu tư hơn.


Natixis: Vàng đạt mức trung bình tại 1.150 USD/oz trong năm 2015

Bàn về nhu cầu đầu tư, các nhà phân tích cho rằng, trong tháng ba quỹ tín thác vàng ETP đã giảm 50 tấn, do chỉ số đồng USD lên đến 100 điểm. Họ nói thêm rằng ETPs sẽ tiếp tục duy trì một nguồn cung cho thị trường.

“Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy một khả năng tăng tốc nhẹ của các luồng chảy ra do lãi suất Mỹ tăng”, họ cho biết.

Các nhà phân tích cũng không mong đợi để nhìn thấy rất nhiều nhu cầu đến từ châu Á, mà đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vàng trong đợt hạ giá mạnh. Ở Ấn Độ, trừ khi chính phủ ông Modi giảm 10% thuế nhập khẩu vàng, thì việc nhập khẩu vẫn im hơi lặng tiếng trong năm nay.

“Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu vàng ở châu Á vẫn ở mức yếu hơn so với các năm trước”, họ nói. “Nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ không tăng lên.”

Các Ngân hàng trung ương có thể có nhiều quyền lợi trên kim loại màu vàng do nhiều quốc gia đang xem xét việc hồi hương dự trữ quốc tế của họ, nhưng các nhà phân tích Natixis bổ sung thêm rằng họ không thấy những đơn hàng nổi trội, và họ cũng hy vọng nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương chỉ đó vai trò trung lập.

Chỉ những nhà phân tích tiềm năng xem vàng trong năm 2015 là như một tài sản an toàn khi đối mặt với bất ổn địa chính trị như châu Âu và Hy Lạp tiếp tục hướng đến một lối thoát lộn xộn, vấn đề bất ổn ở Nga và Ukraine và các mặc định có chủ quyền khác do giá dầu yếu.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng tiếp tục đi xuống, ghi nhận quý giảm thứ ba liên tiếp

Giá vàng ngày cuối quý I năm 2015 tiếp tục kém khả quan và ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp.

Chốt phiên 31/3, vàng giao tháng 4 giảm 1,7 USD xuống $1184/oz. Trên thị trường giao ngay, giá vàng đã có lúc rớt xuống dưới $1180 và hiện đã hồi phục lại vùng $1186/oz.

Tổng cộng tháng 3, giá vàng giao ngay giảm 2,5% và thiết lập tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Quý I, giá mất 0,06% và là quý giảm thứ 3 liên tiếp.

Trong quý I vừa qua, giá vàng diễn biến trong vùng giao dịch rộng, đạt mức đỉnh hôm 23/1 tại $1302/oz và ghi nhận mức thấp giữa tháng 3 tại $1140/oz. Thị trường vàng tiếp tục điều chỉnh theo các số liệu kinh tế cũng như những diễn biến trên thị trường chứng khoán và tiền tệ. Trong đó, vàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ quan điểm về chính sách tiền tệ của Mỹ, nhiều khả năng nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ đi ngược lại với trào lưu nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu và nâng lãi suất vào cuối năm nay.

Xét từ ngưỡng đỉnh 3 tuần đạt được tuần trước tại sát vùng $1210, giá đã mất tổng cộng 3% sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) – bà Janet Yellen ra tín hiệu có thể tăng lãi suất cuối năm nay. Nhận định của bà về tăng trưởng vững chắc tại Mỹ đã chấm dứt chuỗi 7 ngày tăng liên tục của kim loại quý.

“Yellen đã cố gắng cân bằng, vừa bỏ từ “kiên nhẫn” khi nhắc đến tăng lãi suất, mặt khác lại tạo ấn tượng lãi suất sẽ tăng chậm hơn thị trường dự kiến. Chúng tôi cho rằng việc này sẽ diễn ra vào tháng 6 và chắc chắn sẽ gây áp lực lên vàng”, Nic Brown – nhà phân tích tại Natixis cho biết.

Trong khi đó, James Steels – nhà phân tích kim loại quý tại HSBC cho rằng áp lực đang đè nặng lên thị trường vàng là đồng đôla mạnh và giá dầu yếu. USD đã có quý tăng mạnh nhất từ năm 2008. Trong khi đó, giá dầu hôm qua tiếp tục giảm do cuộc đàm phán hạt nhân của Iran có khả năng làm tăng dư cung. Dầu Brent chốt phiên còn 55,11 USD một thùng, giảm 12% trong tháng 3. Còn dầu WTI hiện giao dịch tại 47,6 USD một thùng, mất 11% trong quý.

Ngoài ra, vị thế đầu tư của vàng càng bị hạn chế hơn khi thị trường chứng khoán toàn cầu ghi nhận một quý tăng ấn tượng. Thị trường chứng khoán châu Á có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2012 và đáng lưu ý hơn là chứng khoán châu Âu có quý tăng mạnh nhất kể từ 1998. Chứng khoán Mỹ ghi nhận quý thứ 9 leo dốc liên tiếp trong quý I năm 2015.


Diễn biến giá vàng giao ngay trên kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 9h21 giờ Việt Nam

qu%C3%BD-300x223.png

Diễn biến giá vàng 6 tháng qua dựa trên cơ sở đóng cửa tại thị trường New York

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Phần lớn dầu được chuyển đến Trung Quốc

Đối với thị trường dầu mỏ và nhiều thị trường khác, trong bối cảnh địa chính trị ngày nay, Trung Quốc là một con voi trong phòng.

Giai đoạn 2011-2013, Trung Quốc đã sử dụng hơn 50% xi măng mà Mỹ đã dùng trong suốt thế kỷ 20- một số liệu thống kê đầy đủ cho thấy. Tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ đã khiến quốc gia này thèm khát dầu mỏ một cách điên cuồng. Vậy Trung Quốc phụ thuộc vào việc nhập khẩu như thế nào?

Như biểu đồ mà Reuters gần đây đã công bố dựa trên con số mới nhất từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng 10,3 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd), đứng thứ hai sau 19 triệu thùng dầu/ngày mà người Mỹ đã dùng. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn là Trung Quốc là nước sản xuất dầu lớn thứ tư trong năm đó với 4,46 triệu thùng dầu/ngày, bên cạnh Mỹ, Ả rập Saudi và Nga.

Hồi tháng 12 năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu dầu của Trung Quốc đạt mức cao 7,2 triệu thùng/ngày và họ đã tận dụng mức giá thấp một cách đầy khôn ngoan để xây dựng kho dự trữ chiến lược của mình . Thật khó có thể tưởng tượng được lượng tiêu thụ (hoặc sản xuất) của Trung Quốc sẽ sớm giảm trong thời gian tới.

Mục tiêu của kế hoạch dự trữ dầu mỏ chiến lược mà Bắc Kinh khởi động cách đây 10 năm, là đến năm 2020, toàn quốc có hơn 10 cơ sở dự trữ chiến lược, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn 90 ngày sử dụng như của IEA. Theo đó, kế hoạch này được chia là ba giai đoan.

Tháng 11/2014, Cục Thống kê Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, các căn cứ xây dựng trong giai đoạn một có lượng dự trữ tương đương với tổng tiêu thụ dầu mỏ toàn quốc trong 9 ngày.

Lượng sản xuất và tiêu thụ dầu tại Trung Quốc

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng có thể tăng cao khi lượng khai thác đã đạt đỉnh

Các ngân hàng đánh cược vào đà tăng của vàng đang bắt đầu gom mua trở lại khi thị trường con gấu dự báo sẽ chấm dứt và lượng sản xuất đạt mức cao điểm.

Trong một thông báo gần đây gửi tới khách hàng, nhà phân tích của UBS, ông Julian Garran cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục gói nới lỏng định lượng hiện tại của mình, từ đó kích thích tính thanh khoản quốc tế bằng đô la Mỹ và hỗ trợ nhu cầu vàng.

UBS nhấn mạnh với một đồng đô la mạnh, thặng dư của Mỹ đang chịu nhiều áp lực, cộng với đó là bước giảm liên tục của giá dầu và than đá, dòng tiền các công ty sẽ bị tổn thương nặng nề. Đó chính là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho giá vàng.

“Triển vọng xấu đi của thanh khoản sẽ phóng đại mối đe dọa này”- Garran nói.

“Khả năng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ của mình cũng từ đó mà ít đi. Chúng tôi nghĩ rằng Fed đã bắt đầu nhận ra áp lực này ngay tại cuộc họp tháng Ba vào tuần trước. ”

IBISWorld dự báo năm nay sẽ là năm tăng trưởng doanh thu đầu tiên của ngành vàng kể từ năm 2011/12, kỳ vọng mức tăng trưởng giai đoạn 2015/16 sẽ là 1.8% sau khi mức giảm 2.4% cho giai đoạn 2014/15 được kỳ vọng.

Ngành này được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,3% vào năm 2016, sau đó là 3,5% cho năm tài chính 2017/19 trước khi một lần nữa bước vào thời kỳ suy tàn- thời kỳ của sự ổn định cũng như hoạt động sáp nhập và mua lại ồ ạt xuất hiện trên thị trường.

Quan điểm về sự trở lại này của ngành vàng được hỗ trợ bởi báo cáo gần đây của Metals Focus, trong đó dự báo về mức đáy của vàng và triển vọng gia tăng bắt đầu từ năm tới.

Công ty này cho rằng bước suy giảm hiện tại có thể sẽ đánh dấu những mốc giá thấp của quý kim mà từ đó sức mạnh sẽ bắt đầu quay trở lại.

“Cơn gió ngược lớn nhất tiếp tục là kỳ vọng lãi suất Mỹ gia tăng vào cuối năm. Cùng lúc, chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của các nền kinh tế phát triển khác (đáng chú ý của Eurozone) vẫn được giữ nguyên, càng giúp đồng USD tăng cao so với các đồng tiền khác. Lạm phát thấp, giá cả hàng hóa giảm và chứng khoán mạnh là những yếu tố khác tiếp tục gây áp lực lên thị trường vàng”- báo cáo chỉ ra.

Ngược lại, một phần trong bước ngoặt của thị trường vàng có thể là do khả năng lượng sản xuất sẽ đạt đỉnh.

Gold-to-come-out-stronger-as-it-reaches-peak-production-660685-xl.aspx


“2015 sẽ là đỉnh điểm trong sản xuất vàng thế giới”- Mackenzie nói.

“Vì vậy, mỗi năm sau đó lại có ít vàng hơn được sản xuất, điều này chắc chắn tác động tích cực đến giá cả.”

Nghiên cứu của Goldman Sachs khẳng định dự báo của Mackenzie. Họ cũng cảnh báo nguồn dự trữ vàng có thể khai thác chỉ kéo dài trong 20 năm nữa và rằng các mỏ vàng mới được phát hiện đã chạm đỉnh vào năm 1995.

Gold-to-come-out-stronger-as-it-reaches-peak-production-660686-xl.aspx


Trước đây, Giám đốc điều hành của Goldcorp cũng đã từng cho rằng cao điểm vàng rồi sẽ xảy ra sớm mà thôi. “Cho dù là trong năm nay hoặc năm tới, tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy sản lượng vàng đạt những mức này thêm một lần nữa, không còn nhiều mỏ mới được phát hiện và mở rộng”.
Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng neo ổn định trên $1200 sau khi số liệu kinh tế Mỹ không được như dự kiến

Thị trường vàng hôm qua 1/4 ghi nhận phiên tăng giá mạnh khi quý kim nhảy vọt khoảng 20USD mỗiounce do kì vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chưa vội nâng lãi suất vì thị trường lao động không khả quan như dự tính.

Khi mở cửa phiên châu Âu, giá giảm nhẹ xuống sát $1180/oz. Đà tăng xuất hiện khi vào phiên Mỹ, chỉ trong vài tiếng, vàng nhanh chóng leo lên $1208 nhờ lực mua đóng trạng thái bán khống và hoạt động kiếm lời của nhà đầu tư. Giá vàng trong các hợp đồng giao tháng 6 nhảy vọt 2,1% lên $1208/oz.

Hôm qua, nền kinh tế Mỹ đón nhận một loạt các dữ liệu kinh tế kém khả quan, phải kể tới đó là: các nhà tuyển dụng tư nhân của Mỹ đã tạo thêm ít việc làm nhất trong hơn một năm trong tháng 3 vừa qua theo nghiên cứu của viện ADP, số liệu chính thức của chính phủ sẽ đực công bố trong hôm nay. Ngoài ra, hoạt động nhà máy cũng chạm mức thấp nhất trong gần 2 năm, doanh số bán ô tô cũng đi xuống trong tháng 3 vừa qua.

Các thông tin kinh tế kém khả quan tại Mỹ đã đẩy đồng USD giảm trên thị trường tiền tệ. Chốt phiên 1/4, đồng USD đã giảm 0,2% so với các loại tiền tệ lớn khác. Đồng USD giảm luôn là động lực giúp vàng tăng giá vì đồng bạc xanh là đồng tiền định giá vàng.

Tuy nhiên, các số liệu kinh tế Mỹ chưa đạt được kì vọng giúp vàng tăng giá mạnh như vậy là bởi giới đầu tư đồn đoán rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cần cân nhắc lại chu trình thắt chặt chính sách tiền tệ bằng động thái nâng lãi suất. Kể từ khi chương trình nới lỏng định lượng QE3 kết thúc, yếu tố chính khiến vàng trượt giảm sâu chính là thời điểm Mỹ nâng lãi suất từ mức tiệm cận 0 hiện tại.

“Số liệu về kinh tế Mỹ đang có tác động trái chiều đến nỗi rất khó đoán được báo cáo mới sẽ đi theo hướng nào. Sự không chắc chắn này đã đẩy nhà đầu tư đến các tài sản trú ẩn như vàng”, Hamza Khan – chiến lược gia cấp cao tại ING Bank nhận xét.

Quý tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR có luống chảy ra hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 12/2013 trong tháng 3.

Hứng thú mua vàng ở Trung Quốc, quốc gia có lượng tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, đã tương đối yếu vào cuối năm, nhưng các đại lý đã báo cáo có một sự quan tâm lớn của thị trường trong đêm qua sau khi giá giảm.

“Sau một ngày bán tháo vào hôm qua, Trung Quốc đã trở lại như một người mua vào hôm nay,” MKS cho biết trong một ghi chú. “Chúng tôi thấy vàng đã tăng lên thêm một vài đô la ở Tokyo trước khi Thượng Hải đã tiếp nhận và đẩy kim loại màu vàng lên mức cao nhất trong phiên giao dịch.”


Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 9h giờ Việt Nam

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng lùi về 1,200 USD/oz trước lễ Good Friday
Hợp đồng vàng tương lai giảm giá trở lại trong ngày thứ Năm sau phiên tăng mạnh hôm qua. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tốt hơn dự báo đã làm giảm nhu cầu đầu tư vào kim loại quý cũng như các kênh đầu tư an toàn khác.


Hợp đồng vàng giao tháng 6 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 7.30 USD/oz (tương ứng 0.6%) còn 1,200.90 USD/oz. Mức đóng cửa này không thay đổi nhiều so với thứ Sáu tuần trước khi hợp đồng tháng Tư khép phiên tại 1,199.80 USD/oz.

Hôm thứ Tư, giá vàng giao tháng 6 tái lập mốc 1,200 USD/oz nhờ sự suy yếu của đồng USD, số liệu kinh tế ảm đạm và làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong ngày thứ Năm, đồng USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác nhưng vàng vẫn giảm giá khi số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ giảm xuống mức thấp hậu suy thoái tại 268,000.

Hợp đồng bạc giao tháng 5 hạ 35.8 xu (tương ứng 2.1%) còn 16.701 USD/oz sau khi nhảy vọt 2.8% trong ngày hôm qua. Dù vậy, tính chung cả tuần qua, giá bạc vẫn giảm hơn 2%.

Hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.2% còn 1,201 USD/oz sau khi leo 1.8% trong ngày thứ Tư, phiên tăng giá mạnh nhất kể từ ngày 30/01. Được biết, trong tháng 3 vừa qua, hợp đồng vàng giao ngay giảm tổng cộng 2.4%.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng đồng giao tháng 5 mất 1.5 xu (tương ứng 0.5%) còn 2.734 USD/lb. Hợp đồng bạch kim giao tháng 7 rớt 11.50 USD/oz (tương ứng 1%) xuống 1,154.50 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 6 hạ 2.55 USD/oz (tương ứng 0.3%) khép phiên tại 746.30 USD/oz.

Giao dịch trên sàn Comex sẽ đóng cửa vào ngày thứ Sáu nhân lễ Good Friday.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gia-vang-gia-bac-0304.gif


Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng tìm kiếm đà tăng trong khi chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp

Đồng USD bắt đầu tuần mới với sự khả quan, tuy nhiên, khi đến gần với bảng lương phi nông nghiệp ngày hôm nay, chúng ta lại nhìn thấy thêm những chỉ số tích cực mới. Thị trường đang tìm kiếm hướng đi lên. Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới.

Trước khi làm điều đó, chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng báo cáo việc làm ADP không mấy khả quan có thể là nguyên nhân để đồng USD từ bỏ đà tăng đã thiết lập trong tuần.

Một vài biến động: Biểu đồ vàng 4h cho thấy thị trường đã hồi phục từ quanh 1143 lên tới 1220 từ trung tuần tháng 3. Sau đó, vào cuối tuần trước, chúng ta đã nhìn thấy USD bắt đầu tăng trong khi vàng giảm về dưới 1200- 1180 để chào đón tuần mới.

Dấu hiệu tăng: Như bạn có thể nhìn thấy trên biểu đồ 4h, quý kim đã quay đầu về trên 1200 cũng như các đường SMA 200-, 100- và 50 ngày. Cùng lúc, đường RSI đứng dưới 40, chứng tỏ động lực tăng đang yếu đi, tuy nhiên, chừng nào chỉ số này chưa chạm 30 thì chừng đó động lực đi xuống vẫn chưa xuất hiện.

Diễn biến giá dường như đang thiên về khả năng test mức cao 1220. Giờ đây, chúng ta cần theo dõi phản ứng của thị trường trước bảng lương phi nông nghiệp mới có thể đánh giá được hướng đi của thị trường.

Nếu đóng cửa tuần trên 1220, vàng có thể đi lên trong tuần tới, ít nhất là trong ngắn hạn.

Biểu đồ vàng 4h

Trên biểu đồ ngày, chúng ta có thể thấy bước giảm tháng 3 đã để lỡ mức 1130- mức thấp năm 2014. Sau bước hồi phục tiếp theo, thị trường vẫn không chịu cúi đầu trước triển vọng giá giảm đang được kỳ vọng.

1) Vàng vẫn đứng dưới đường SMA 200-, 100- và 50 ngày.

2) Đường RSI dưới 60- chứng minh động lực giảm vẫn hiện hữu

Trong ngắn hạn, triển vọng của vàng vẫn là tăng. Nếu phá thủng 1220, chúng ta có thể kỳ vọng về một con số xa hơn gần 1255. Đó cũng có thể là bối cảnh của một thị trường đi ngang vốn đã được bắt đầu mở rộng sau khi vàng chạm mức thấp 1130 đã thiết lập hồi tháng 11/2014.

Tuy nhiên, do động lực giảm vẫn hiện hữu, nếu vàng chốt tuần dưới 1200, áp lực sẽ khiến thị trường tìm về mức thấp quanh 1180 với rủi ro đi xuống sâu hơn tại vùng hỗ trợ 1130-1145.

Biểu đồ ngày
 
Giá vàng: Biến động ngắn hạn, đi lên trong dài hạn

Bài viết là quan điểm của Moe Zulfiqar, ông tham gia Lombardi Financial với vai trò là một nhà phân tích nghiên cứu và biên tập viên, và viết cho Profit Confidential, các bản tin hàng ngày Daily Gains Letter. Ông cung cấp cái nhìn sâu sắc vào điều kiện hiện tại của thị trường, xu hướng, và nơi mà cơ hội lớn tiếp theo sẽ nổi lên. Moe phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô, nhưng có một sự quan tâm đặc biệt trong các nguyên vật liệu, các ngành tài chính, công nghệ và cơ bản.

Dù dự đoán của thị trường rằng vàng đi xuống trong tương lai đang chiếm ưu thế nhưng tôi tiếp tục chú ý đến hai mặt cung và cầu để dự đoán xem đâu là mức giá mà vàng đang hướng tới. Nhìn vào những yếu tố này thì rõ ràng đó là lý do tại sao tôi lạc quan về kim quý.

Các ngân hàng trung ương đẩy vàng lên cao

Các Ngân hàng trung ương đã rất tích cực trong việc mua vàng. Họ đã bắt đầu mua kim qúy từ năm 2009 và từ đó đã mua không ngừng, và như nhiều người nói hành động này sẽ còn tiếp tục. Trong năm 2014, các Ngân hàng trung ương mua vàng nhiều hơn gần 17% so với năm trước. (Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới, ngày 12/2/2015).

Trong năm 2015, chúng ta đã bắt đầu nghe về hoạt động của các Ngân hàng trung ương. Trong tháng 2, Kazakhstan đã mua thêm 2,7 tấn kim loại quý để dự trữ. Quốc gia này đã liên tiếp mua thêm vàng trong một thời gian rất dài. Thêm vào đó, các ngân hàng trung ương từ Malaysia và Tajikistan cũng đã gia tăng lượng vàng dự trữ. (Nguồn: Reuters, ngày 25/3/2015.) Trong tháng 1, Ngân hàng trung ương của Hà Lan đã mua vàng thỏi lần đầu tiên kể từ năm 2008.



Tôi không thể không nhấn mạnh điều này: Vàng sẽ không được mua bởi các Ngân hàng trung ương lớn; nó sẽ được mua bởi các quốc gia nhỏ hơn được hưởng lợi đáng kể bởi tình trạng lộn xộn tệ đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. (Và tôi mong đợi họ sẽ lặng lẽ làm như vậy).

Xét về hoạt động mua vàng của các Ngân hàng trung ương, động thái đó đang nói với tôi rằng họ không thực sự quan tâm về giá cả hay những gì họ nhận được từ kim loại quý; có vẻ như họ chỉ muốn mua nhiều hơn và nhiều hơn vàng mà thôi. Trong tương lai, tôi hy vọng các Ngân hàng trung ương nhỏ cũng chạy theo xu hướng mua vàng. Họ biết rằng các kim loại vàng thực sự có thể làm giảm sự khác biệt trong dự trữ của mình được tạo ra bởi các loại tiền tệ fiat định danh mà họ nắm giữ.

Một mình hiện tượng này có thể đưa giá vàng lên cao hơn rất nhiều. Nếu bạn cộng thêm nhu cầu đến từ Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ là ngu ngốc để tin rằng giá vàng sẽ thấy một sự suy giảm lớn phía trước.

Nguồn cung vàng nhiều vấn đề

Mặc dù nhu cầu đối với vàng đang tăng lên, bên nguồn cung tiếp tục đối diện với nhiều rắc rối.

Hãy xem xét hoạt động sản xuất của các mỏ các kim loại quý tại Mỹ như là một ví dụ. Trong 11 tháng đầu năm 2014, các mỏ của Mỹ chỉ sản xuất 193.000 kg vàng. Trong cùng kỳ năm 2013, họ sản xuất 209.700 kg. Nói cách khác, sản lượng vàng tại các mỏ của Mỹ đã giảm gần 8% trong năm ngoái. (Nguồn: website của US Geological Survey, truy cập lần cuối ngày 31/3/2015).

Nhưng cũng có những điều thú vị cần lưu ý là, nếu bạn nhìn vào các nguồn cung cấp dài hạn, có vẻ như những điều tốt đẹp nhất đang chờ đón vàng. Trong bài thuyết trình gần đây nhất ( theo tháng), Goldcorp Inc cho biết năm nay, sản lượng vàng sẽ đạt đỉnh. Điều đó có nghĩa là sản lượng vàng sẽ chỉ có giảm từ năm 2015 trở đi, với kỳ vọng giảm từ từ 95 triệu ounce trong năm nay về chỉ trên 80 triệu ounce trong năm 2022. (Nguồn: trang web Goldcorp Inc., truy cập lần cuối ngày 31/3/2015.)

Mối quan hệ kinh tế cơ bản vẫn đang được thực hiện trên thị trường vàng

Mối quan hệ kinh tế cơ bản vẫn đang được phản ánh phần nào trên thị trường vàng. Chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu là không đổi, nếu không nói là đang tăng. Người mua vẫn còn, và tôi tin rằng số người mua vào sẽ chỉ tăng lên trong tương lai. Trong khi đó, khả năng sản xuất đang gặp khó khăn. Trên tất cả điều đó, sản xuất sắp phải đối mặt với một số trở ngại lớn. Điều này ít nhất cũng là một công thức hoàn hảo cho giá vàng lên cao hơn.

Đối với tôi, theo giá trị hiện tại của quý kim, vàng có vẻ đang được định giá cực kỳ thấp. Rủi ro lãi suất tăng cao đã làm hoảng sợ các nhà đầu tư và kết quả là họ bán ra. Không có gì ngoài điều này cả.

“Tôi thực sự tin rằng các kim loại quý màu vàng sẽ ngạc nhiên các nhà đầu tư. Vàng là một giao dịch lớn tiếp theo cần thực hiện”.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Sau khi vượt 12 nghìn tỷ USD, dự trữ ngoại hối toàn cầu đang đi xuống

Thập kỉ dài tăng mạnh lượng dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng trung ương dường như đã đi đến hồi kết.

Dự trữ toàn cầu giảm xuống còn 11,6 nghìn tỷ USD trong tháng 3/2015, từ mức đỉnh kỉ lục 12,03 nghìn tỷ USD trong tháng 8/2014, chặn lại đà tăng gấp 5 lần của dữ trữ ngoại hối so với hồi đầu năm 2014, theo dữ liệu từ hãng tin Bloomberg News. Trong khi sự sụt giảm này có thể được phóng đại bởi sự vùng lên mạnh lên của đồng bạc xanh làm suy yếu đi sức mạnh của các đồng tiền tệ dự trữ khác, như euro, thì nó vẫn nhấn mạnh về bước chuyển của các Ngân hàng trung ương – với hầu hết là tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ – đã có thêm trung bình 824 triệu USD dự trữ mỗi năm trong thập kỉ vừa qua.

Ngoài việc đồng USD được xem như là biểu tượng của đồng dự trữ chính thức, với vai trò là đồng tiền thống trị không thể tranh cãi, sự sụt giảm lượng dự trữ ngoại hối sẽ đem đến nhiều hệ quả tiềm năng đối với thị trường toàn cầu. Điều này sẽ các khiến các quốc gia đang phát triển khó khăn hơn trong việc nâng nguồn cung tiền và củng cố lại nền kinh tế đang tăng trưởng yếu ớt. Ngoài ra, lượng dự trữ ngoại hối giảm có thể làm trầm trọng thêm sự suy yếu của đồng euro, và cũng có thể làm giảm cầu đối với trái phiếu chính phủ Mỹ.

“Đó là một thách thức lớn đối với các thị trường mới nổi!”, dẫn lời ông Stephen Jen – cựu chuyên gia kinh tế của International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ thế giới – IMF) và đồng thời là người sáng lập SLJ Macro Partners LLP có trụ sở tại London, qua điện thoại. “Họ đang cần nhiều hơn kích thích kinh tế. Các hạt giống đang được gieo để tạo biến động trong tương lai”, ông nói.

Trung Quốc bán ra

Loại bỏ những hệ quả của biến động tỷ giá, hãng Credit Suisse Group AG dự đoán rằng các quốc gia đang phát triển, hiện nắm giữ khoảng 2/3 lượng dự trữ ngoại hối toàn cầu, sẽ dành 54 tỷ USD để cất giấu trong quý IV, mức lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Trung Quốc, đất nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, cộng thêm hoạt động sản xuất hàng hóa sụt giảm mạnh nhất, đóng góp lớn vào viễn cảnh vừa nêu, Ngân hàng trung ương bán ra đồng USD để bù đắp luồng vống và vực dậy đồng nội tệ của họ. Chỉ số phản ánh tiền tệ của các thị trường mới nổi theo Bloomberg đã giảm 15% so với đồng USD trong năm vừa qua.

Trung Quốc đã hạ lượng trữ ngoại hối xuống còn 3,8 nghìn tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái, từ đỉnh 4 nghìn tỷ USD trong tháng 6, dữ liệu từ Ngân hàng trung ương nước này. Nguồn cung tiền của Nga đã giảm 25% trong năm ngoái xuống còn 361 tỷ USD trong tháng 3, còn Saudi Arabia, quốc gia có trữ ngoại hối lớn thứ 3 toàn cầu sau Trung Quốc và Nhật Bản, đã giảm dự trữ ngoại hối 10 tỷ USD từ mức tháng 8 năm ngoái, xuống còn 721 tỷ USD.

Sự sụt giảm của đồng Euro

Xu hướng giảm dự trữ ngoại hối nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục do giá dầu duy trì mức thấp và tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi vẫn còn yếu, làm giảm dòng chảy đồng USD do Ngân hàng trung ương sử dụng nó làm khoản dự trữ, theo nhận định của Deutsche Bank AG.

Tình trạng dự trữ ngoại hối giảm sẽ là bất lợi cho đồng euro, đồng tiền vốn được hưởng lợi trong nhiều năm qua khi các Ngân hàng trung ương tìm kiếm nó như một khoản đa đạng hóa dự trữ, theo quan điểm của ông George Saravelos – đồng trưởng bộ phận nghiên cứu tỷ giá hối đoái của Deutsche Bank. Vị thế của đồng tiền chung trong dự trữ toàn cầu đã giảm xuống còn 22% trong năm 2014, mức thấp nhất kể từ năm 2002, trong khi đó đồng bạc xanh tăng lên mức cao 5 năm tại 63%, dẫn nguồn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ thế giới ngày 31/3/2015.

“Trung Đông và Trung Quốc chống lại đồng tiền chung do 2 khu vực này dường như đang phải đối mặt hơn với nhiều áp lực giảm dự trữ ngoại hối trong vòng vài năm tới!”, dẫn quan điểm của Saravelos. Các Ngân hàng trung ương này “cần phải bán ra đồng euro”, ông nói.

Đồng Euro đã giảm so với 29/31 đồng tiền chính trong năm nay do Ngân hàng trung ương châu Âu thực hiện gói kích thích tiền tệ nhằm hồi sinh lạm phát. Đồng tiền chung đã rớt xuống đáy 12 năm tại 1,0458USD trong ngày 16/3, trước khi hồi phục lên mức 1,0981USD vào lúc 11:11 sáng giờ Tokyo hôm nay.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đã bắt đầu xây dựng lượng dự trữ ngoại hối sau sự thức tỉnh về khủng hoảng tài chính châu Á cuối năm 1990 để bảo vệ thị trường của mình khi dòng vốn nước ngoài tuột dốc. Họ cũng đã mua đồng USD để hạn chế việc đánh giá cao tỷ giá hối đoái, gấp 4 lần so với lượng dự trữ năm 2003 và thúc đẩy việc mua vào Trái phiếu chính phủ Mỹ lên 4,1 nghìn tỷ USD từ 934 tỷ USD, dữ liệu từ hãng tin Bloomberg.

Khoản ngoại hối dự trữ và tích lũy này sẽ làm tăng nguồn cung tiền trong hệ thống tài chính – sức mua của mỗi đồng USD sẽ rạo nên một đồng vị của tiền tệ địa phương – và giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Lượng tiền cơ sở hàng năm của Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng 17% trong thập kỉ qua tính tới năm 2013, dữ liệu từ hãng tin Bloomberg. Tỷ lệ này đã giảm mạnh 6% trong năm ngoái.

Trong khi các Ngân hàng trung ương có nhiều cách khác để tăng lượng tiền trong hệ thống ngân hàng, như việc nâng lượng dữ trữ của ngân hàng có thể chấm dứt sự suy yếu của đồng tiền họ đang nắm giữ – một kết cục mà họ muốn tránh.

“Sự chao đảo của lượng dự trữ ngoại hối toàn cầu là một trong những thước đo quan trọng vấn đề thanh khoản toàn cầu đang tăng lên hay giảm xuống!”, Albert Edwards – chiến lược gia toàn của của hãng Albert Edwards trong một lưu ý đưa ra ngày 6/3. “Khi thể chế tiền tệ suy giảm đột ngột chấm dứt”, giá tài sản tại các thị trường mới nổi “thường là một trong những thứ chịu thương vong đầu tiên”, ông nói.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Kỳ vọng Fed chưa nâng lãi suất, vàng tăng giá mạnh

Kim loại quý vàng hiện đã nhanh chóng vọt lên trên vùng giá $1210 do báo cáo thị trường lao động Mỹ không khả quan đáng thất vọng. Thị trường đồn đoán rằng với báo cáo thị trường lao động Mỹ tăng trưởng chưa vững chắc, Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ phải cân nhắc lại kế hoạch nâng lãi suất trong thời gian tới.

Trên thị trường châu Á sáng nay, giá vàng giao ngay bật mạnh lên mức $1216/oz.

Giá vàng đi lên sau khi số liệu việc làm Mỹ tháng 3 được công bố. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ đưa ra ngày 3/4, nền kinh tế này chỉ tạo thêm 126.000 việc làm mới trong tháng 3/2015, bằng một nửa so với con số dự báo và là số liệu thấp nhất kể từ tháng 12/2013.

Sự sụt giảm bất ngờ này đã chấm dứt chuỗi 12 tháng liên tiếp nền kinh tế Mỹ tạo mới trên 200.000 việc làm mỗi tháng. Với thông tin đáng thất vọng như trên, giới quan sát cho rằng thị trường việc làm yếu đi sẽ làm chậm quyết định tăng lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự định bắt đầu thực hiện trong các tháng tới.

Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cũng điều chỉnh số liệu về số việc làm mới tạo ra trong hai tháng trước đó, giảm 69.000 việc làm.

Như vậy, số việc làm mới được tạo ra trong quý 1/2015 là 287.000 và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện ở mức 5,5%, thấp nhất kể từ tháng 5/2008, trong khi mức lương của người lao động được ghi nhận đã tăng trong những tháng gần đây.

Tuần trước, các số liệu tiêu cực đã đẩy giá vàng lên $1208/oz một ounce. Tuy nhiên, thị trường chốt tuần còn $1202, sau báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp xuống đáy 15 năm tại 268.000 đơn.

Cuối tuần trước, Bart Melek – Giám đốc Giao dịch Hàng hóa tại TD cho rằng với nhiều thông tin được dự báo sẽ tiêu cực, nhà đầu tư sẽ dần bớt lo ngại về khả năng thắt chặt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Trong ngắn hạn, nếu có thêm nhiều số liệu yếu, giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Ngoài các số liệu vĩ mô, Gwen Preston, biên tập viên tại Resource Maven cho rằng chứng khoán Mỹ và USD cũng sẽ tác động tới kim loại quý. Trong ngắn hạn, bà lạc quan về thị trường và cho rằng giá chốt tháng sẽ cao hơn. “Tôi không nhận thấy USD và chứng khoán còn nhiều khả năng tăng. Đó sẽ là điểu tích cực với vàng”, bà dự báo.

Các nhà kinh tế học tại Nomura thì sẽ chú ý đến biên bản phiên họp chính sách sắp được Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) công bố. “Biên bản này sẽ cho thấy chi tiết những thay đổi trong tuyên bố của FOMC, cùng các dự báo lãi suất, kinh tế trong phiên họp tháng 3 của họ. Nếu tìm ra được nguyên nhân đằng sau những thay đổi này, chúng ta có thể đoán được quan điểm chính sách trong tương lai”, Nomura cho biết.


Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 9h37 giờ Việt Nam
 
Vàng: quan điểm tình cảm cần thay đổi

Với 2/3 số vàng nắm giữ của Ấn Độ nằm tại khu vực nông thôn, nỗ lực cắt giảm nhập khẩu để tiền tệ hóa nguồn dự trữ hoặc chuyển đổi sang trái phiếu giấy sẽ không khả thi cho tới khi nào quan điểm về sở hữu vàng của người dân thay đổi- các chuyên gia cho biết.

Ý kiến này của họ được đưa ra trong bối cảnh hai kế hoạch mới đang chờ Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ phê chuẩn- một là tiền tệ hóa hoặc cho phép tiết kiệm vàng tại các ngân hàng và lấy lãi, hai là phát hành trái phiếu vàng có thể chuyển đổi đi kèm với lãi suất cố định.

“Trái phiếu sẽ nhanh chóng được giới đầu tư thành phố chấp nhận nhưng sự thành công của trái phiếu cũng phụ thuộc vào các khách hàng- những người dân nông thôn”- KA Babu, người đứng đầu một doanh nghiệp bán lẻ chia sẻ.

“Những người dân nông thôn ở Ấn Độ được cho là đang sở hữu tới 65% trong tổng số vàng vật chất toàn quốc, chủ yếu dưới dạng đồ trang sức. Họ cần phải loại bỏ quan điểm mang tính tình cảm và nhìn nhận vàng hoàn toàn đơn giản như là một phương tiện để đầu tư “- Babu nói thêm.

Trong năm vừa qua, các chính sách mạnh tay của chính phủ đã tác động phần nào tới thị trường. Ví dụ như, nhu cầu vàng giảm 13,55% với khối lượng 842,7 tấn, so với 974,8 tấn trong năm 2013. Cùng lúc, giá trị của chúng cũng giảm 23%, còn 34,27 tỷ USD, từ 44,70 tỷ USD.

Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tiếp tục cho thấy sự sụt giảm này chủ yếu đến từ nhu cầu vàng thỏi và tiền xu khi giảm tới 50% (180,6 tấn so với trước đó là 362,1 tấn) còn nhu cầu trang sức thực sự vẫn tăng 8% (từ 612,7 tấn lên 662,1 tấn).

Ngành vàng cũng cảm thấy hai đề án mới sẽ tác động sâu hơn đến nhập khẩu. Nhưng ảnh hưởng tới mức nào?

“Kim ngạch nhập khẩu vàng sẽ được thu hẹp ít nhất 25% nếu cả hai chính sách này được thực hiện. Tuy nhiên, chính phủ phải áp dụng chúng cả trên thị trường vàng tang sức.”- Bachhraj Bamalwa, cựu chủ tịch của Hiệp hội Trang sức và Đá quý Ấn Độ nói. Babu cảm thấy kế hoạch này có thể thu hút tới 100 tấn vàng.

Ông Suvankar Sen, Giám đốc điều hành của Senco Gold and Diamonds tại Kolkata lại không chắc chắn về những tác động thực tế. “Hai đề án mới sẽ giảm áp lực nhập khẩu. Nhưng người dân ở khu vực nông thôn chưa sẵn sàng chia tay với các kim loại vàng”- Sen nói.

“Vàng đại diện cho món tiền tiết kiệm cả đời. Về tình cảm, tôi không dám chắc chắn họ sẽ có thiện cảm với kế hoạch này. Người dân nông thôn luôn coivàng như một cái gì tốt đẹp, dễ mua bán đổi chác.”

Từ giới ngân hàng đển các thương nhân trang sức, họ đều nhất trí về ít nhất mộ trong những tác động lớn mà kế hoạch này mang lại- đó là mở khóa các tài sản vàng mà người dân nắm giữ và mang thêm nhiều vốn đầu tư cho hệ thống.

“Số tiền bổ sung từ các chương trình trái phiếu vàng có thể giảm lãi suất cho các bên liên quan, trong khi các chương trình tiền tệ hóa vàng sẽ mở khóa các khoản tiết kiệm mà người đã thực hiện bằng cách mua vàng vật chất,” Vikaas Sachdeva, giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản Edelweiss nói.

Theo Hiệp hội Trang sức và Đá quý Ấn Độ, một yếu tố quan trọng cần phải được xem xét khi giới thiệu hai chương trình này chính là giới kim hoàn bởi vì họ là những người làm việc trực tiếp với khách hàng.

“Sẽ dễ dàng hơn cho giới kim hoàn thuyết phục người dân nung chảy kim loại để đầu tư cũng như nắm bắt được ngành chế tác vàng của mình.”- ông nói.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng đang theo đuổi đà tăng

Giá vàng leo lên mức cao nhất trong hơn 6 tuần trong bối cảnh báo cáo việc làm không mấy khả quan tại Mỹ nhấn chìm đồng USD và kích thích giới đầu tư tìm tới các tài sản an toàn. Theo Dennis Gartman, tác giả của “The Gartman Letter”, bước đi lên của vàng có thể đang bắt đầu.

Chốt phiên hôm qua, chỉ số Dow Jones tăng lên mức 3 con số sau khi mở phiên giảm hơn 115 điểm. Biến động ngày hôm qua đánh dấu phiên thứ 4 trong năm mà chỉ số Dow vừa tăng vừa giảm ở mức 3 con số trong cùng một phiên. Trong khi đó, giá vàng tương đối ổn định trong cả buổi giao dịch và vẫn giữa được đà tăng cả khi thị trường chứng khoán ngập trong sắc xanh.

“Tôi nghĩ vàng đang hướng tới những điều tốt đẹp hơn”- Gartman nói.

Gartman cho hay các lệnh mua bán của ông không dựa dẫm nhiều vào sức khỏe của đồng USD mà phần lớn dựa vào chính bản thân mặt hàng này. “Rõ ràng là vàng sẽ thể hiện tốt hơn nếu dollar đi xuống, tuy nhiên, tôi thích mua vàng không định giá bằng đồng tiền này”- ông nói.

Theo Gartman, những bước đi khả quan của vàng liên quan tới các hàng hóa trong mấy tuần gần đây chính là dấu hiệu tích cực cho kim loại quý.

“Thứ hấp dẫn tôi lúc này chính là những thể hiện tốt của vàng trong mấy tuần gần đây. Khi thị trường dầu mỏ tiếp tục chịu áp lực thì vàng vẫn không chịu đầu hàng. Thậm chí khi giá ngũ cốc đi xuống thì vàng vẫn vững vàng đi lên”.

Chuyên gia quản lý tài sản Tim Seymour tại Triogem cho biết ông không nhìn thấy bất kỳ động lực thực tế nào có thể khiến vàng bùng nổ. “Đối với tôi, chẳng có chất xúc tác nào hỗ trợ cho vàng tăng cao và rủi ro lớn hơn nữa chính là khả năng đi lên của đồng USD. Khoảng cách để thị trường tiếp cận ngưỡng $1,100 ngắn hơn nhiều so với ngưỡng $1,300.”

Gartman tỏ ra không đồng ý với quan điểm này của Seymour. “Nếu bạn chỉ là một nhà đầu tư mua vàng bằng đồng dollar, chẳng có gì hấp dẫn để nắm giữ và tôi cũng chẳng hứng thú với vàng định giá bằng đồng dollar. Nhưng đối với các đồng tiền khác thì sao? Chúng đã thiết lập thị trường tăng gần 2 năm liên tiếp. Thật khó để có thể tranh luận về chúng.”

Pete Najarian làm việc tại OptionMonster.com lại có quan điểm trung lập và cho biết trong khi ông nghi ngờ về đà tăng dài hạn, vàng vẫn có thể được nâng đỡ trong ngắn hạn. “Tôi không biết về dài hạn vàng có thể bứt phá hay không nhưng tôi nhìn thấy một vài khả năng trong ngắn hạn. Tôi nghĩ một vài công ty khai thác mỏ cũng lạc quan hơn trong thời gian tới.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Dầu hạ thả phanh gần 7% và xóa sạch đà tăng 2015
Dự trữ dầu thô tại Mỹ chứng kiến tuần vọt mạnh nhất từ năm 2001 và A-rập Xê-út công bố sản lượng kỷ lục trong tháng 3

Hợp đồng dầu thô tương lai lao dốc trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và xóa sạch phần lớn đà tăng trong 2 phiên liền trước từng giúp nhiên liệu này tăng giá trong năm 2015 khi nhận được số liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ chứng kiến tuần nhảy vọt mạnh nhất từ năm 2001.

dau-ha-tha-phanh-7_822700.jpg


Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn Nymex (WTI) giảm sâu 3.56 USD/thùng (tương ứng 6.6%) còn 50.42 USD/thùng. Hợp đồng này đã tăng tổng cộng khoảng 10% trong hai phiên trước đó và đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm tại mức cao nhất của năm 2015.

Với phiên lao dốc mạnh này, dầu WTI đã quay lại trạng thái giảm giá trong năm 2015 với mức sụt giảm hơn 5%.

Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 5 trên sàn ICE Futures cũng rớt mạnh 3.55 USD/thùng (tương ứng 6%) còn 55.55 USD/thùng trong phiên giao dịch cùng ngày.

Giá dầu nới rộng đà giảm sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô thương mại (trừ kho dự trữ chiến lược - SPR) đã nhảy vọt 10.9 triệu thùng lên 482.4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 03/04, vượt xa dự báo tăng 3.2 triệu thùng từ các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của The Wall Street Journal (WSJ). Theo WSJ, đây là tuần gia tăng mạnh nhất của nguồn cung dầu thô kể từ tháng 3/2001.

Trước khi nhận được báo cáo của EIA, giá dầu đã chịu áp lực khi A-rập Xê-út công bố sản lượng kỷ lục trong tháng 3.

Giá dầu biến động mạnh trong các tuần gần đây do bất ổn tại Yemen, các cuộc đàm phán hạt nhân của Iran, sự biến động mạnh trên các thị trường tiền tệ và tín hiệu cho thấy nhu cầu dầu sẽ gia tăng.

Trong số các nhiên liệu còn lại trên sàn Nymex trong ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 5 giảm mạnh 12.17 xu (tương ứng 6.5%) còn 1.7392 USD/gallon. Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 5 rớt 6.1 xu (tương ứng 2.3%) xuống 2.619 USD/MMBtu.

Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 
Vàng rớt mốc 1,200 USD/oz sau biên bản họp của Fed
Giá vàng khép lại phiên giao dịch ngày thứ Tư trong sắc đỏ và tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch điện tử sau khi biên bản họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các quan chức sẵn sàng nâng lãi suất sớm nhất là vào tháng 6 tới.
vang-rot-moc-1,200-usd-oz_95863.jpg


Hợp đồng vàng giao tháng 6 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 7.50 USD/oz (tương ứng 0.6%) còn 1,203.10 USD/oz. Trong giao dịch điện tử, hợp đồng này tiếp tục giảm xuống mức 1,197.60 USD/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.9% còn 1,200 USD/oz. Hôm thứ Hai, hợp đồng này tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 17/02 tại 1,224.10 USD/oz sau khi bản báo cáo việc làm yếu kém hơn dự báo của Mỹ làm giảm khả năng Fed sẽ nâng lãi suất sớm hơn.

Hợp đồng bạc giao tháng 5 mất 39 xu (tương ứng 2.3%) còn 16.45 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 7 rớt 7.60 USD/oz (tương ứng 0.7%) xuống 1,166.30 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 6 chìm 13.30 USD/oz (tương ứng 1.7%) còn 755.70 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 5 giảm 3 xu (tương ứng 1.1%) còn 2.73 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gia-vang-gia-bac.gif


Tin tức hàng ngày cùng FxPro
 

DevilDemons

Banned
Joined
Apr 4, 2015
Messages
20
Reactions
8
MR
0.000
:eek::eek:
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,807
Messages
7,186,501
Members
179,157
Latest member
choigameonlinene

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom