Chào các bạn! Mình là cựu sinh viên, hiện nay đang làm việc tại một cơ quan nhà nước với mức lương ba cọc một đồng Biểu tượng cảm xúc smile. Hiện nay, trên facebook, diễn đàn hay những cuộc nói chuyện giữa sinh viên đang diễn ra một cuộc tranh luận về bằng cấp và năng lực, mình xin phép có một số ý kiến cá nhân, mong rằng không bị ném đá. Biểu tượng cảm xúc smile Bằng cấp có quan trọng?
CHIA SẺ NHỎ VỀ BẰNG CẤP VÀ NĂNG LỰC - Ảnh mang tính chất minh họa
Theo mình, nó rất rất quan trọng. Vì sao? Vì nó là cái vé cho bạn thuận lợi theo con đường bạn theo đuổi. Nếu không có cái vé này, bạn sẽ gặp không ít khó khăn, trước hết là tìm việc. Các doanh nghiệp đều nói không coi trọng bằng cấp. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kĩ tuyển dụng của họ (thậm chí việc sắp xếp hồ sơ vòng phỏng vấn), luôn ưu tiên các trường top và bằng Khá Giỏi. Cho nên chuẩn mực đầu tiên của bất kì đơn vị nào cũng là bằng cấp. Một số ngành nghề đặc biệt cần một số chứng chỉ như ACCA, xuất nhập khẩu, ... nếu có, bạn hiển nhiên được ưu tiên hơn. Đó cũng là một dạng bằng cấp mà thôi. Cho nên, nó cực kì quan trọng cho điểm xuất phát của bạn. Vấn đề gây tranh cãi là tôi không cần bằng cấp, miễn sao năng lực tốt là được.
Trước khi bạn đến làm một doanh nghiệp, bạn có gì chứng minh năng lực của mình tốt? Năng lực làm việc có hiệu quả hay không, doanh nghiệp chỉ kiểm chứng được khi bạn vào làm. Còn trước đó, họ chỉ có thể đánh giá qua bằng khả năng giao tiếp (qua phỏng vấn), khả năng tư duy, độ thông minh (qua bằng cấp, đánh giá tình huống), tiếng anh (phỏng vấn, chứng chỉ...).
Như vậy có thể thấy, trước khi vào làm việc, doanh nghiệp sẽ chỉ có thể kiểm chứng được qua chứng chỉ, bằng cấp và khả năng giao tiếp của bạn. Do đó, có thể thấy, việc bạn được lựa chọn vào làm vẫn phụ thuộc rất nhiều vào bằng cấp. Một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên, tất nhiên, phải làm được việc. Mặt khác, muốn lương cao hơn, chức vị thăng tiến nhanh hơn, phải dựa vào năng lưc của bạn. Do đó, năng lực là bước tiếp dẫn đến thành công của bạn. Nếu bạn không có năng lực, dù bằng cấp cao đến đâu, bạn cũng sẽ bị đào thải. Vì vậy, bằng cấp là rất quan trọng và năng lực làm việc lại càng quan trọng. Nếu bạn có được cả hai, bạn dễ dàng đến với thành công. Hơn nữa, nó là 2 vấn đề gần như không liên quan với nhau, hãy đừng so sánh. Muốn đến được bước 2, bạn không thể bỏ qua bước 1. Đốt cháy giai đoạn cũng tốt, nhưng khó khăn, chứ không dễ dàng.
Trên mạng, mình thấy các bạn tranh luận khá nhiều. Tuy nhiên, theo mình, các bình luận của các bạn mang tính ngụy biện nhiều hơn. Cố gắng hết sức để được bằng cấp tốt, thể hiện hết sức để thấy được năng lực của bạn. Thay vì, ngồi chém gió, chỉ cần năng lực, không cần bằng cấp. Vừa qua, trên TV có đưa ra một nhận định "Bằng cấp càng cao, thất nghiệp càng nhiều". Lý do, không phải cứ bằng cao là thất nghiệp, mà chính là sự đào tạo không phù hợp với thực tế cần. Do đó, định hướng nghề nghiệp là điều rất quan trọng. Hi vọng các em cấp 3 sẽ cẩn thận hơn trong lựa chọn ngành nghề.
Bản thân mình là một ví dụ:trước đây, mình làm việc ở doanh nghiệp tư nhân với mức lương khá cao, thậm chí được tăng lương vài lần. Tuy nhiên, mình không có đam mê, do đó, đã từ bỏ chuyển sang con đường học thuật, con đường mà mình muốn theo đuổi từ thời sinh viên. Tuy lương thấp, nhưng với mình đó là sự thành công. Mình từng gặp một chuyên gia, ông có nói: "Thành công không phải được đo lường bằng tiền, mà đo lường bởi tâm huyết của bạn". Mình hi vọng, các bạn không tranh cãi vấn đề này, bởi vì, càng tranh cãi càng thể hiện các bạn chưa thực sự cố gắng. Hãy làm, đừng hối hận với cố gắng của bản thân và tự tin thể hiện, thay vì ngồi chém gió. Good luck!
Nguồn: http://www.tamsusv.com/2016/01/chia-se-nho-ve-bang-cap-va-nang-luc.html#more
CHIA SẺ NHỎ VỀ BẰNG CẤP VÀ NĂNG LỰC - Ảnh mang tính chất minh họa
Theo mình, nó rất rất quan trọng. Vì sao? Vì nó là cái vé cho bạn thuận lợi theo con đường bạn theo đuổi. Nếu không có cái vé này, bạn sẽ gặp không ít khó khăn, trước hết là tìm việc. Các doanh nghiệp đều nói không coi trọng bằng cấp. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kĩ tuyển dụng của họ (thậm chí việc sắp xếp hồ sơ vòng phỏng vấn), luôn ưu tiên các trường top và bằng Khá Giỏi. Cho nên chuẩn mực đầu tiên của bất kì đơn vị nào cũng là bằng cấp. Một số ngành nghề đặc biệt cần một số chứng chỉ như ACCA, xuất nhập khẩu, ... nếu có, bạn hiển nhiên được ưu tiên hơn. Đó cũng là một dạng bằng cấp mà thôi. Cho nên, nó cực kì quan trọng cho điểm xuất phát của bạn. Vấn đề gây tranh cãi là tôi không cần bằng cấp, miễn sao năng lực tốt là được.
Trước khi bạn đến làm một doanh nghiệp, bạn có gì chứng minh năng lực của mình tốt? Năng lực làm việc có hiệu quả hay không, doanh nghiệp chỉ kiểm chứng được khi bạn vào làm. Còn trước đó, họ chỉ có thể đánh giá qua bằng khả năng giao tiếp (qua phỏng vấn), khả năng tư duy, độ thông minh (qua bằng cấp, đánh giá tình huống), tiếng anh (phỏng vấn, chứng chỉ...).
Như vậy có thể thấy, trước khi vào làm việc, doanh nghiệp sẽ chỉ có thể kiểm chứng được qua chứng chỉ, bằng cấp và khả năng giao tiếp của bạn. Do đó, có thể thấy, việc bạn được lựa chọn vào làm vẫn phụ thuộc rất nhiều vào bằng cấp. Một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên, tất nhiên, phải làm được việc. Mặt khác, muốn lương cao hơn, chức vị thăng tiến nhanh hơn, phải dựa vào năng lưc của bạn. Do đó, năng lực là bước tiếp dẫn đến thành công của bạn. Nếu bạn không có năng lực, dù bằng cấp cao đến đâu, bạn cũng sẽ bị đào thải. Vì vậy, bằng cấp là rất quan trọng và năng lực làm việc lại càng quan trọng. Nếu bạn có được cả hai, bạn dễ dàng đến với thành công. Hơn nữa, nó là 2 vấn đề gần như không liên quan với nhau, hãy đừng so sánh. Muốn đến được bước 2, bạn không thể bỏ qua bước 1. Đốt cháy giai đoạn cũng tốt, nhưng khó khăn, chứ không dễ dàng.
Trên mạng, mình thấy các bạn tranh luận khá nhiều. Tuy nhiên, theo mình, các bình luận của các bạn mang tính ngụy biện nhiều hơn. Cố gắng hết sức để được bằng cấp tốt, thể hiện hết sức để thấy được năng lực của bạn. Thay vì, ngồi chém gió, chỉ cần năng lực, không cần bằng cấp. Vừa qua, trên TV có đưa ra một nhận định "Bằng cấp càng cao, thất nghiệp càng nhiều". Lý do, không phải cứ bằng cao là thất nghiệp, mà chính là sự đào tạo không phù hợp với thực tế cần. Do đó, định hướng nghề nghiệp là điều rất quan trọng. Hi vọng các em cấp 3 sẽ cẩn thận hơn trong lựa chọn ngành nghề.
Bản thân mình là một ví dụ:trước đây, mình làm việc ở doanh nghiệp tư nhân với mức lương khá cao, thậm chí được tăng lương vài lần. Tuy nhiên, mình không có đam mê, do đó, đã từ bỏ chuyển sang con đường học thuật, con đường mà mình muốn theo đuổi từ thời sinh viên. Tuy lương thấp, nhưng với mình đó là sự thành công. Mình từng gặp một chuyên gia, ông có nói: "Thành công không phải được đo lường bằng tiền, mà đo lường bởi tâm huyết của bạn". Mình hi vọng, các bạn không tranh cãi vấn đề này, bởi vì, càng tranh cãi càng thể hiện các bạn chưa thực sự cố gắng. Hãy làm, đừng hối hận với cố gắng của bản thân và tự tin thể hiện, thay vì ngồi chém gió. Good luck!
Nguồn: http://www.tamsusv.com/2016/01/chia-se-nho-ve-bang-cap-va-nang-luc.html#more