Trước kia thì có nhưng giờ thì không, thực tế thì mấy cái target, số lệnh... đôi khi hại người lắm, hồi trước có những ngày không đạt target trong phiên chính mình cố giao dịch ngoài giờ, nhiều khi thức thâu đêm canh chart muốn lòi con mắt luôn và cuối cùng thì kết quả đa số không khả quan lắm do mệt mỏi sai lầm nhiều.
Bây giờ mình chỉ giao dịch hàng ngày cố định theo thời gian từng phiên chính là Âu và Mỹ, tối đa 4 tiếng 1 phiên (Âu từ 14h-18h, Mỹ từ 20h-23h) trong khoảng thời gian này chỉ cần TWC có deal đủ điều kiện là mình vào hết, không có thì nghỉ chứ không cố.
Có những phiên mình ngồi 3-4 tiếng không có bất kì điểm vào lệnh hợp lệ nào hoặc chỉ có 1 lệnh nhưng là lệnh thua, hết giờ mình vẫn nghỉ và phiên hôm sau lại thắng ngay lệnh đầu tiên, có những phiên lại có liên tiếp 3-4 điểm vào lệnh và đều đạt tp.
Mình giao dịch điều chỉnh volume lệnh tùy biên độ mỗi mẫu nến (mẫu nến có thể giống nhau nhưng biên độ pip khác nhau do nến hình thành mẫu dài ngắn khác nhau tùy thời điểm) sao cho rủi ro mỗi lệnh đều là 1% tài khoản, cho nên với R:R 1:5 thì 1 lệnh thắng bù đắp được 5 lệnh thua, vì vậy mình không cần phải vội vã nóng lòng.
Đây cơ bản là vấn đề về tâm lý và kỷ luật, 1 trader chuyên nghiệp thì 2 điều này chiếm tối thiểu 70% khả năng cá nhân tổng hợp về mặt lý luận. Tâm lý bạn cần tỉnh táo, kiên nhẫn, kỷ luật cần nhất quán... làm được 2 điều này thì bạn đã thành công 1 nửa, nửa còn lại là hệ thống và kinh nghiệm giao dịch.
Cám ơn bác đã chia sẽ thêm kinh nghiệm quản lý vốn. Giờ em bắt đầu nghiên cứu cách tính lot vào lệnh. Hiện tại bác đang trade quỹ và cá nhân luôn hả bác
Cám ơn bác đã chia sẽ thêm kinh nghiệm quản lý vốn. Giờ em bắt đầu nghiên cứu cách tính lot vào lệnh. Hiện tại bác đang trade quỹ và cá nhân luôn hả bác
Uh, mình trade cả quỹ và cá nhân, thỉnh thoảng tham gia vài cuộc thi nữa. Cơ bản thì giờ fx là nghề chính toàn thời gian của mình.
Về chuyện tính lot thì bạn có thể dùng cái này: https://medio.vn/tinh-lot/
Chừng quen rồi tính nhẩm cũng nhanh, mình thì dùng EA bán tự động hỗ trợ do chủ yếu mình trade m1 và đồng thời nhiều tài khoản khác nhau nên cần vào lệnh nhanh khi có mẫu nến, không có thời gian tính lot.
Trước kia thì có nhưng giờ thì không, thực tế thì mấy cái target, số lệnh... đôi khi hại người lắm, hồi trước có những ngày không đạt target trong phiên chính mình cố giao dịch ngoài giờ, nhiều khi thức thâu đêm canh chart muốn lòi con mắt luôn và cuối cùng thì kết quả đa số không khả quan lắm do mệt mỏi sai lầm nhiều.
Bây giờ mình chỉ giao dịch hàng ngày cố định theo thời gian từng phiên chính là Âu và Mỹ, tối đa 4 tiếng 1 phiên (Âu từ 14h-18h, Mỹ từ 20h-23h) trong khoảng thời gian này chỉ cần TWC có deal đủ điều kiện là mình vào hết, không có thì nghỉ chứ không cố.
Có những phiên mình ngồi 3-4 tiếng không có bất kì điểm vào lệnh hợp lệ nào hoặc chỉ có 1 lệnh nhưng là lệnh thua, hết giờ mình vẫn nghỉ và phiên hôm sau lại thắng ngay lệnh đầu tiên, có những phiên lại có liên tiếp 3-4 điểm vào lệnh và đều đạt tp.
Mình giao dịch điều chỉnh volume lệnh tùy biên độ mỗi mẫu nến (mẫu nến có thể giống nhau nhưng biên độ pip khác nhau do nến hình thành mẫu dài ngắn khác nhau tùy thời điểm) sao cho rủi ro mỗi lệnh đều là 1% tài khoản, cho nên với R:R 1:5 thì 1 lệnh thắng bù đắp được 5 lệnh thua, vì vậy mình không cần phải vội vã nóng lòng.
Đây cơ bản là vấn đề về tâm lý và kỷ luật, 1 trader chuyên nghiệp thì 2 điều này chiếm tối thiểu 70% khả năng cá nhân tổng hợp về mặt lý luận. Tâm lý bạn cần tỉnh táo, kiên nhẫn, kỷ luật cần nhất quán... làm được 2 điều này thì bạn đã thành công 1 nửa, nửa còn lại là hệ thống và kinh nghiệm giao dịch.
Tỷ lệ thắng cao hơn 50%, với mình mà nói thì là ít nhất 70% vì hệ thống này là mình khai sinh và dùng lâu rồi nên kinh nghiệm nhiều. (tuần vừa rồi mình giao dịch m1 XAUUSD tổng có 6 lệnh thắng r:r 1:5, 2 lệnh thua, GBPUSD 8 thắng 1 thua, USDJPY 8 thắng 2 thua)
Tăng rủi ro hay không thì tùy độ lớn tài khoản và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn, 1% của tài khoản 1k$ khá đáng kể hơn là 1% của 100$, điều này dễ hiểu mà đúng không?
Mình dùng rủi ro 1% cố định chủ yếu cho quỹ, còn tài khoản cá nhân thật ra mình dùng rủi ro dao động từ 1% đến cao nhất 20% tài khoản tùy thời điểm theo kinh nghiệm (ví dụ khi như xu hướng tiếp diễn mạnh, phân tích tin tức ủng hộ xu hướng đang có... thì tăng cao rủi ro mỗi lệnh)
Xác định xu hướng cho mỗi TF riêng biệt thôi, không cần liên hệ đa khung. Ví dụ bạn có thể theo dõi cùng lúc 2 khung m1 và m5, m1 đang xu hướng tăng và m5 đang xu hướng giảm, m5 đang có lệnh sell nhưng m1 cho buy thì cứ buy theo m1 không cần lo m5, bởi vì xu hướng tăng m1 có thể chỉ là 1 sóng hồi điều chỉnh của m5 sau đó giảm lại. Đồng thời có thể lệnh buy m1 và lệnh sell m5 đều đạt tp, bởi vì biên độ của 2 khung là khác nhau, lệnh buy m1 có thể đạt 1:5 nhưng biên độ đó chẳng qua là vài cây nến m5 điều chỉnh mà thôi, không đủ để chạm stop loss của lệnh sell.
Chào mừng đến với điểm cuối của một trader: Systems trade (hệ thống giao dịch).
Nhiều năm trước, khi tôi còn là code dev chủ yếu kiếm tiền trong lĩnh vực coin, từ bitcointalk tôi biết đến forexfactory qua một người bạn nước ngoài và bắt đầu tìm hiểu về forex từ khi đó. Thời gian ấy ngoài công việc liên quan đến coin tôi dành tối thiểu 3-4 tiếng mỗi ngày để học mọi thứ về forex từ những gì tôi tìm kiếm được trên mạng và diễn đàn của forexfactory.
Phải thừa nhận rằng ban đầu tôi bị hấp dẫn bởi forex vì khả năng sinh lợi nhuận cao đến mức đáng ngạc nhiên trong thời gian ngắn của nó và bắt đầu mơ mộng về khả năng làm giàu nhanh nhờ nó thay vì cày công việc với những dòng code nhàm chán. Nhưng thực tế rất nhanh đã cho tôi thấy nằm mơ bao giờ cũng dễ vỡ, tài khoản real đầu tiên của tôi đã cháy chỉ trong 2 ngày ngắn ngủi.
Nguyên nhân thất bại là sự thiếu kinh nghiệm và áp dụng máy móc rất nhiều thứ tôi đã học không theo hệ thống nào. Sau lần cháy tài khoản đầu tiên tôi đã chuyển sang giao dịch demo trong vài năm, nghiên cứu hầu hết các biểu đồ cũ trong 1 thập kỉ gần nhất của thị trường, cũng như áp dụng riêng lẻ, kết hợp... mọi phương pháp, chỉ báo, và thử viết cả EA - tôi muốn tìm ra một cách giao dịch an toàn nhất, hay nói như dân trong nghề là thực hiện giấc mơ về "chén thánh".
Nhưng không, sau khi mất rất nhiều thời gian và sức lực tôi nhận ra rằng phần lớn những thứ tôi đã học trong quá khứ đều là tào lao, "chén thánh" cũng là thứ tào lao nốt. Tôi bắt đầu sàng lọc và loại bỏ bớt những thứ không cần thiết trong cách giao dịch của mình, cố gắng đơn giản hóa mọi thứ đến khi tôi hoàn thiện được một hệ thống giao dịch đơn giản nhưng tương đối ổn định, phù hợp với nhu cầu và tâm lý của tôi.
"Không phải là thêm vào mà là bớt đi. Kỹ thuật càng ít, bạn càng giỏi." - Lý Tiểu Long
My Systems trade: TWC (Trend, Wave, Candle - Xu hướng, Sóng, Nến):
Khái niệm:
1: Xác định xu hướng
2: Chờ đợi sóng hình thành 3: Vào lệnh theo mẫu nến cụ thể
Công cụ:
1: Chỉ báo Simple Moving Average (SMA 20 và 200)
2: Zigzag (thông số mặc định) - Nếu trade trên điện thoại thì có thể thay thế Zigzag bằng Parabolic Sar
3: Fractals (tùy chọn - fractals chỉ để xác định nhanh các đỉnh đáy trong sóng cho dễ nhìn chứ không tác dụng gì quan trọng trong hệ thống)
Quy tắc:
1: Khi sma 20 cắt lên và nằm trên ma 200 là xu hướng tăng, khi sma 20 cắt xuống và nằm dưới sma 200 là xu hướng giảm, chỉ giao dịch thuận xu hướng (chỉ Buy khi xu hướng tăng, chỉ Sell khi xu hướng giảm)
2: Chờ đợi sóng giảm hình thành trong xu hướng tăng và sóng tăng trong xu hướng giảm (xác định bằng zigzag hoặc PSAR)
3: Vào lệnh Buy khi xuất hiện mẫu nến đảo chiều ở đáy sóng giảm trong xu hướng tăng, vào lệnh Sell khi xuất hiện mẫu nến đảo chiều ở đỉnh sóng tăng trong xu hướng giảm.
Zigzag bao gồm 2 thanh tăng và giảm, chỉ khi thanh zigzag mới zuất hiện thì ta mới xác định một sóng mới đã hình thành, không vào lệnh Buy dù có mẫu nến đảo chiều khi thanh zigzag giảm chưa xuất hiện trong xu hướng tăng và ngược lại với lệnh Sell trong xu hướng giảm. Với PSAR sóng tăng hình thành khi có tối thiểu 3 chấm psar ở dưới nến và ngược lại với sóng giảm.
Khi xác định sóng đã hình thành thì ta chỉ cần đợi mẫu nến đảo chiều xuất hiện là thỏa điều kiện vào lệnh.
Mặc dù có khá nhiều các mẫu nến đảo chiều nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì 3 mẫu này xuất hiện nhiều nhất và có tỷ lệ chính xác tốt nhất ở mỗi đỉnh và đáy sóng trong xu hướng, cho nên tôi chỉ dùng 3 mẫu này trong giao dịch với hệ thống TWC.
Về điểm vào lệnh và stop loss thì tùy thuộc vào các mẫu nến, chúng đều có quy tắc sử dụng cố định mà trader nào đã dùng đều quen thuộc, nếu bạn chưa sử dụng chúng bao giờ thì chịu khó tìm đọc các bài viết hướng dẫn về chúng.
Take profit được đặt với tỷ lệ R:R tối thiểu 1:5 và tối đa 1:10, bạn có thể cân nhắc chốt lệnh 1 phần và kéo stop loss về hòa vốn khi đạt 2R hoặc khi giá tăng cao hơn đỉnh sóng trước đó trong xu hướng tăng và khi giá giảm thấp hơn đáy sóng trước đó trong xu hướng giảm (Cá nhân tôi khá lười nên thường giữ nguyên lệnh, 1 là tp 2 là sl, vì R:R khá cao và tỷ lệ thắng của TWC lớn hơn 50% hầu hết thời gian nên cơ bản là có lãi).
Với TWC, bạn không cần phải phân tích chiến lược phức tạp hay tin tức nhưng nhớ tránh giao dịch trong vòng 15 phút trước khi ra tin và 15 phút sau khi tin ra hoặc kéo stop loss hòa vốn nếu có lệnh đang chạy trước khi tin ra nhằm tránh bớt rủi ro tin chạy ngược xu hướng. TWC có thể dùng cho mọi cặp fx và mọi khung thời gian từ M1 đến MN tùy lựa chọn của bạn.
Mt4 hay mt5 đều có. Zigzag là indicator cơ bản có sẵn trên cả 2 nền tảng. Có điều mt5 có 2 phiên bản là zigzag thường và zigzag color (2 thanh tăng giảm đổi màu) còn mt4 chỉ có zigzag thường. Bạn thử tìm kĩ lại xem, nếu trong danh sách indicator của sàn bạn không có zigzag thì có thể dùng google tìm file ex4 hoặc ex5 zigzag tự cài đặt vào dùng.
Mt4 hay mt5 đều có. Zigzag là indicator cơ bản có sẵn trên cả 2 nền tảng. Có điều mt5 có 2 phiên bản là zigzag thường và zigzag color (2 thanh tăng giảm đổi màu) còn mt4 chỉ có zigzag thường. Bạn thử tìm kĩ lại xem, nếu trong danh sách indicator của sàn bạn không có zigzag thì có thể dùng google tìm file ex4 hoặc ex5 zigzag tự cài đặt vào dùng.
Trường hợp này thì mình có vài lần rồi, cơ bản đa số là 1 thắng 1 hòa, tạm thời chưa gặp lần nào cả 2 cùng thua. Nhưng cơ bản là cũng không thường gặp, do m1 và m5 cũng không chênh lệch biên độ quá lớn nên việc m1 tách sóng ngược m5 ít gặp, thường gặp nhất của trường hợp này là khi thị trường sideway, còn với thời điểm xu hướng đi mạnh mẽ thì đa phần là 2 khung này có cùng xu hướng. Mà mình cũng không khuyến khích bạn chơi m1, khung này cần theo dõi nhiều và phản ứng nhanh, quyết đoán khi vào lệnh, trader không kinh nghiệm chơi không nổi đâu.
Trường hợp này thì mình có vài lần rồi, cơ bản đa số là 1 thắng 1 hòa, tạm thời chưa gặp lần nào cả 2 cùng thua. Nhưng cơ bản là cũng không thường gặp, do m1 và m5 cũng không chênh lệch biên độ quá lớn nên việc m1 tách sóng ngược m5 ít gặp, thường gặp nhất của trường hợp này là khi thị trường sideway, còn với thời điểm xu hướng đi mạnh mẽ thì đa phần là 2 khung này có cùng xu hướng. Mà mình cũng không khuyến khích bạn chơi m1, khung này cần theo dõi nhiều và phản ứng nhanh, quyết đoán khi vào lệnh, trader không kinh nghiệm chơi không nổi đâu.
View attachment 213752
Sáng em có trade demo 2 lệnh đều win. Nhưng phần volume em chỉ điền được 0.01 là tổi thiểu. Nhưng nếu như vậy thì rất cao bác ơi
Do rủi ro là số lẻ đấy bạn (4.8%), bạn làm tròn xuống hoặc lên số thập phân thứ 2 là được (làm tròn xuống 0.19 lot hoặc tròn lên 0.2 lot)
Bạn tìm trang khác để tính lot đi, trang đó chắc không có chức năng tự động làm tròn nên tính toán lot nó ra luôn số lẻ sau số thập phân thứ 2.
Do rủi ro là số lẻ đấy bạn (4.8%), bạn làm tròn xuống hoặc lên số thập phân thứ 2 là được (làm tròn xuống 0.19 lot hoặc tròn lên 0.2 lot)
Bạn tìm trang khác để tính lot đi, trang đó chắc không có chức năng tự động làm tròn nên tính toán lot nó ra luôn số lẻ sau số thập phân thứ 2.
Bác cho em hỏi cùng 1 cặp tiền mà đang đi đúng hướng lại tạo thêm điểm vào TWC thì mình có vào thêm lệnh không. Hay chỉ chờ mỗi lệnh đang chạy khi nào stl hoặc tp thì mới thêm lệnh mới. Và cho em hỏi thêm có xác định HH HL LL trên ZigZag không. Em cám ơn bác nhiều nhé