cảm ơn bác, e chỉ cần đó là bank của scamer thôi ạ, để e có hướng giai quyết, e chi lo bank của exchange
Cho cậu đọc cái này để tham khảo thêm, nếu công an họ ko làm thì làm theo kiểu chuyển nhầm này, có vẽ hữu ích.
Chuyển khoản nhầm, có đòi lại được không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng..., sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý như sau:
+ Đối với lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại điểm b khoản 3 Điều này: “Trường hợp nhận được thông báo của đơn vị khởi tạo lệnh sau khi đã trả tiền cho khách hàng thì đơn vị nhận lệnh ghi Sổ theo dõi Lệnh thanh toán bị sai sót và xử lý...
+ Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh và hạch toán như đã hướng dẫn trên.
+ Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; Lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có); gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.
Theo quy định nói trên, ngay khi bạn phát hiện chuyển nhầm tiền cho người khác, bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng nơi bạn chuyển tiền để báo việc chuyển nhầm tài khoản, đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên.
Trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Nngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự.
Khoản 1 Điều 599 quy định: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền...”.
Thủ tục khởi kiện dân sự như sau:
- Hồ sơ khởi kiện: Đơn khởi kiện, giấy tờ cá nhân (CMND, sổ hộ khẩu), các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (giấy tờ về chuyển tiền, xác nhận của ngân hàng, bảng kê chuyển tiền...).
- Tòa án có thẩm quyền: Tòa án nơi cư trú của bị đơn.
Trường hợp chủ tài khoản bạn gửi nhầm đã được Ngân hàng thông báo, bạn đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này “cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng... sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật” thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
Trường hợp số tiền bạn chuyển nhầm dưới 10 triệu đồng thì chủ tài khoản bạn gửi nhầm có hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản” của bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm 2 khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu số tiền đã chiếm giữ trái phép.
Tóm lại, nếu ngân hàng không thể giải quyết để giúp bạn lấy lại được số tiền đã chuyển nhầm thì bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc tố giác hành vi của chủ tài khoản bạn gửi nhầm đến cơ quan công an để được giải quyết.
link bài báo
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-l...an-nham-co-doi-lai-duoc-khong-3272076-p2.html
P/S: Số tài khoản rác VCB không chính chủ theo mình biết có 2 trường hợp có thể làm được là tụi sinh viên đi cầm chứng minh thư vì đói kém nên đã để lại cho cầm đồ một mớ, và trường hợp 2 là tụi nhân viên ngân hàng cần chạy chỉ tiêu thẻ. Từ 2 đầu mối ở tiệm cầm đồ và nhân viên thẻ ngân hàng có thể lần ra được. Mặt khác tiền nó tiêu còn để lộ dấu vết nữa, cố lên để tóm thằng scam.