ATFX - Phân tích thị trường ngày 20/08/2020
Phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ khi biên bản cuộc họp FOMC cho thấy triển vọng kinh tế ảm đạm và lãi suất không đổi gần bằng 0, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất và đồng đô la Mỹ phục hồi từ đáy. Trong khi đó, trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô đóng cửa với mức tăng nhẹ do các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể kéo dài đến tháng 4.
Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất tháng 8 của của Fed Philadelphia. Những dữ liệu quan trọng này có thể làm thay đổi xu hướng của đồng đô la Mỹ. Đức sẽ công bố số PPI của tháng 6 và Anh sẽ công bố kỳ vọng đặt hàng công nghiệp của CBI trong tháng 8 vào chiều nay. Các nhà đầu tư cần chú ý biên bản cuộc họp của ECB tối nay.
Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
13:00 PPI tháng 6 của Đức **
17:00 Kỳ vọng đơn đặt hàng công nghiệp CBI trong tháng 8 của Vương *
18:30 Biên bản cuộc họp của ECB ***
19:30 Thay đổi việc làm ADP của Canada **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia tháng 8 của Mỹ **
Ngày hôm sau 01:30 Ngày thanh toán hợp đồng dầu thô tháng 9 của Mỹ ***
Đàm phán Brexit (Cho đến ngày 21/8) ***
EUR/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.1855/1.1885
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1790/1.1760
Tỷ giá EUR/USD bắt đầu giảm khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hơn nữa, sự thất vọng về tiến độ Brexit đã khiến đồng Euro suy yếu. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đang điều chỉnh thấp hơn, nó đã phá vỡ đường MA 10 và MA 20 tại khung thời gian H4, dự kiến nó sẽ chịu áp lực. Do đó, EUR/USD có khả năng giảm xuống mức hỗ trợ 1.1790/1.1760.
GBP/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.3145/1.3185
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.2980
GBP/USD mất hết mức tăng ngày hôm qua do đồng đô la Mỹ phục hồi. Hơn nữa, tiến độ Brexit gây thất vọng đã làm đồng bảng suy yếu và hình thành mô hình "Bearish Engulfing" tại khung thời gian D1, nó cho thấy áp lực bán đang rất mạnh. Do đó, tỷ giá GBP/USD có thể giảm về hỗ trợ 1.3025/1.2980.
AUD/USD
Ngưỡng kháng cự: 0.7195/0.7210
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7125/0.7110
AUD/USD mở cửa ở mức thấp hơn sau khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, mô hình "Bearish Engulfing" đã hình thành tại biểu đồ D1, lực bán đang rất mạnh cho nên tỷ giá AUD/USD có khả năng giảm về hỗ trợ 0.7125/0.7110.
USD/JPY
Ngưỡng kháng cự: 106.38/106.65
Ngưỡng hỗ trợ: 105.65/105.35
USD/JPY tăng trở lại từ đáy khi lợi suất của Mỹ cao hơn. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì nó có thể hỗ trợ USD/JPY tăng giá. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến sự biến động của chỉ số Dow tương lai để xác định xu hướng của USD/JPY.
USD/CAD
Ngưỡng kháng cự: 1.3275/1.3295
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3150/1.3130
Mặc dù giá dầu giữ vững trên 42 USD/thùng, nhưng USD/CAD đã tăng trên mức 1.32 khi nhu cầu về lợi tức trái phiếu của Mỹ tăng trở lại. Dữ liệu việc làm của Canada sẽ được công bố vào tối nay, và dữ liệu bán lẻ của Canada sẽ công bố vào ngày mai. Nếu kết quả việc làm ADP tốt hơn so với dự đoán của thị trường thì USD/CAD có thể trở lại mức hỗ trợ. Ngược lại, nếu tỷ giá giữ vững trên 1.32 thì nó có thể tăng lên mức kháng cự 1.3275/1.3295
Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 43.15/43.68
Ngưỡng hỗ trợ: 41.89/41.34
Dầu thô đóng cửa ở mức cao hơn do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể kéo dài đến tháng 4. Các nhà đầu tư nên tập trung vào việc thanh toán hợp đồng dầu thô tương lai vào ngày mai, vì nó có thể khiến giá dầu thô biến động. Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia.
Vàng (XAU/USD)
Ngưỡng kháng cự: 1968/1975
Ngưỡng hỗ trợ: 1925/1912
Mặc dù Fed có triển vọng bi quan về kinh tế nhưng giá vàng vẫn giảm xuống mức thấp nhất. Hôm nay, số lượng đơn xi trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia sẽ được công bố, các dữ liệu này có thể làm thay đổi xu hướng của đô la Mỹ. Và nếu kết quả vượt qua kỳ vọng của thị trường thì giá vàng có thể giảm xuống mức hỗ trợ 1925/1912. Tuy nhiên, đàm phá Brexit vẫn đang diễn ra và gói cứu trợ kinh tế của Mỹ vẫn không chắc chắn, điều này có thể hỗ trợ giá vàng tăng vọt.
Chỉ số Dow tương lai của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 27753/27915
Ngưỡng hỗ trợ: 27303/27167
Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi biên bản cuộc họp FOMC cho thấy một viễn cảnh kinh tế ảm đạm và lãi suất không đổi gần bằng 0. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến số lượng đơn xin thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow tương lai có cơ hội kiểm tra mức kháng cự 27753/27915. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi tình hình chính trị và gói cứu trợ kinh tế của Mỹ.
Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
Phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ khi biên bản cuộc họp FOMC cho thấy triển vọng kinh tế ảm đạm và lãi suất không đổi gần bằng 0, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất và đồng đô la Mỹ phục hồi từ đáy. Trong khi đó, trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô đóng cửa với mức tăng nhẹ do các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể kéo dài đến tháng 4.
Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất tháng 8 của của Fed Philadelphia. Những dữ liệu quan trọng này có thể làm thay đổi xu hướng của đồng đô la Mỹ. Đức sẽ công bố số PPI của tháng 6 và Anh sẽ công bố kỳ vọng đặt hàng công nghiệp của CBI trong tháng 8 vào chiều nay. Các nhà đầu tư cần chú ý biên bản cuộc họp của ECB tối nay.
Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
13:00 PPI tháng 6 của Đức **
17:00 Kỳ vọng đơn đặt hàng công nghiệp CBI trong tháng 8 của Vương *
18:30 Biên bản cuộc họp của ECB ***
19:30 Thay đổi việc làm ADP của Canada **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia tháng 8 của Mỹ **
Ngày hôm sau 01:30 Ngày thanh toán hợp đồng dầu thô tháng 9 của Mỹ ***
Đàm phán Brexit (Cho đến ngày 21/8) ***
EUR/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.1855/1.1885
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1790/1.1760
Tỷ giá EUR/USD bắt đầu giảm khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hơn nữa, sự thất vọng về tiến độ Brexit đã khiến đồng Euro suy yếu. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đang điều chỉnh thấp hơn, nó đã phá vỡ đường MA 10 và MA 20 tại khung thời gian H4, dự kiến nó sẽ chịu áp lực. Do đó, EUR/USD có khả năng giảm xuống mức hỗ trợ 1.1790/1.1760.
GBP/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.3145/1.3185
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.2980
GBP/USD mất hết mức tăng ngày hôm qua do đồng đô la Mỹ phục hồi. Hơn nữa, tiến độ Brexit gây thất vọng đã làm đồng bảng suy yếu và hình thành mô hình "Bearish Engulfing" tại khung thời gian D1, nó cho thấy áp lực bán đang rất mạnh. Do đó, tỷ giá GBP/USD có thể giảm về hỗ trợ 1.3025/1.2980.
AUD/USD
Ngưỡng kháng cự: 0.7195/0.7210
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7125/0.7110
AUD/USD mở cửa ở mức thấp hơn sau khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, mô hình "Bearish Engulfing" đã hình thành tại biểu đồ D1, lực bán đang rất mạnh cho nên tỷ giá AUD/USD có khả năng giảm về hỗ trợ 0.7125/0.7110.
USD/JPY
Ngưỡng kháng cự: 106.38/106.65
Ngưỡng hỗ trợ: 105.65/105.35
USD/JPY tăng trở lại từ đáy khi lợi suất của Mỹ cao hơn. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì nó có thể hỗ trợ USD/JPY tăng giá. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến sự biến động của chỉ số Dow tương lai để xác định xu hướng của USD/JPY.
USD/CAD
Ngưỡng kháng cự: 1.3275/1.3295
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3150/1.3130
Mặc dù giá dầu giữ vững trên 42 USD/thùng, nhưng USD/CAD đã tăng trên mức 1.32 khi nhu cầu về lợi tức trái phiếu của Mỹ tăng trở lại. Dữ liệu việc làm của Canada sẽ được công bố vào tối nay, và dữ liệu bán lẻ của Canada sẽ công bố vào ngày mai. Nếu kết quả việc làm ADP tốt hơn so với dự đoán của thị trường thì USD/CAD có thể trở lại mức hỗ trợ. Ngược lại, nếu tỷ giá giữ vững trên 1.32 thì nó có thể tăng lên mức kháng cự 1.3275/1.3295
Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 43.15/43.68
Ngưỡng hỗ trợ: 41.89/41.34
Dầu thô đóng cửa ở mức cao hơn do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể kéo dài đến tháng 4. Các nhà đầu tư nên tập trung vào việc thanh toán hợp đồng dầu thô tương lai vào ngày mai, vì nó có thể khiến giá dầu thô biến động. Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia.
Vàng (XAU/USD)
Ngưỡng kháng cự: 1968/1975
Ngưỡng hỗ trợ: 1925/1912
Mặc dù Fed có triển vọng bi quan về kinh tế nhưng giá vàng vẫn giảm xuống mức thấp nhất. Hôm nay, số lượng đơn xi trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia sẽ được công bố, các dữ liệu này có thể làm thay đổi xu hướng của đô la Mỹ. Và nếu kết quả vượt qua kỳ vọng của thị trường thì giá vàng có thể giảm xuống mức hỗ trợ 1925/1912. Tuy nhiên, đàm phá Brexit vẫn đang diễn ra và gói cứu trợ kinh tế của Mỹ vẫn không chắc chắn, điều này có thể hỗ trợ giá vàng tăng vọt.
Chỉ số Dow tương lai của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 27753/27915
Ngưỡng hỗ trợ: 27303/27167
Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi biên bản cuộc họp FOMC cho thấy một viễn cảnh kinh tế ảm đạm và lãi suất không đổi gần bằng 0. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến số lượng đơn xin thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất Fed Philadelphia. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow tương lai có cơ hội kiểm tra mức kháng cự 27753/27915. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi tình hình chính trị và gói cứu trợ kinh tế của Mỹ.
Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific