Bạn có hiểu vụ Soros là như thế nào ko mà phát biểu xanh rờn là do tài phiệt điều khiển
Đây là thị trường tài chính, ko phải là nhà thờ. Cầu nguyện ko linh nghiệm đâu
tài chính cũng cần số may
)
a. Quá trình đầu cơ của George Soros.
Tháng 9/1992, Soros đưa ra lời dự đoán nổi tiếng nhất. Bằng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).
Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, đất nước Đức thống nhất hai miền Đông và Tây. Để tránh tình trạng lạm phát cao, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi suất đồng Mark Đức, làm cho đồng Mark có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các đồng tiền khác thuộc ERM. Theo đó, để giữ cho tỉ giá hối đoái được ổn định, Chính phủ các nước khác thuộc ERM cũng sẽ phải tăng lãi suất cho đồng tiền của mình và Soros tin rằng Chính phủ Anh cũng không ngoại lệ vì lúc này tình hình kinh tế nước Anh đang trong tình trạng suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo như Soros dự đoán thì với tình hình này, trong tương lai không xa, nước Anh chỉ có thể thực hiện một trong hai hành động sau: hoặc là nước Anh sẽ bán phá giá đồng Bảng nếu muốn tiếp tục tham gia ERM, hoặc là rút khỏi ERM. Dù nước Anh có hành động nào đi nữa thì chắc chắn là đồng Bảng cũng sẽ mất giá.
Quá trình đầu cơ: Ông đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và đầu cơ giá lên vào đồng Mác bằng cách vay bảng mua Mác, đồng thời còn đầu tư vào các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Giá trị các hợp đồng này cực lớn - $10 tỷ. Khi Soros và các nhà đầu tư khác thực hiện hợp đồng, họ bán đồng bảng, do vậy tạo nên sức ép giảm giá với đồng bảng.
Các biện pháp chống đỡ của NHTW Anh.
Do lượng DEM dự trữ không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nên đầu tháng 9/1992, NHTW Anh quyết định vay thêm một khoản khổng lồ là 20 tỉ DEM nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ tỷ giá cố định so với đồng DEM của đồng Bảng Anh. Không may là các lực thị trường quá mạnh, làn sóng tấn công của các nhà đầu cơ vẫn dâng lên rất cao cùng với việc NHTW Đức không muốn tung thêm đồng DEM ra thị trường ngoại hối vì muốn kìm giữ mức lạm phát trong nước đã khiến cho mọi cố gắng chống đỡ của NHTW và Chính phủ Anh bằng biện pháp can thiệp trực tiếp và thị trường ngoại hối trở nên vô hiệu.