IronFX: Phân tích hằng ngày với Marshall Gittler

IronFXSupport

Banned
Joined
Jul 15, 2014
Messages
298
Reactions
39
MR
0.000
Follow me on Facebook Chat with me via Skype X.com
BỨC TRANH TOÀN CẢNH
  • Biến động nằm ở các hàng hóa, không phải các đồng tiền. Các đồng tiền đã biến động trong phạm vi hẹp trong phiên hôm qua. Bản thân USD đã biến động chỉ khoảng ±0,1% so với 4 đồng tiền của nhóm G10, giảm điểm so với CAD và tăng điểm so với NZD, JPY và GBP. Các hàng hóa có biến động lớn hơn. Vàng và Bạc, giảm điểm vào cuối phiên giao dịch thứ Hai tại châu Âu, đã không thể đạt được bất kỳ sự bật lên nào, trong khi Ngô, Lúa mì và một vài hàng hóa nông nghiệp khác đã giảm điểm thêm. Các nhà giao dịch mong đợi biến động có thể muốn xem xét những thị trường này, mặc dù giá cả được xác định phần lớn bởi thời tiết và do tôi được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, nên tôi không có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ về chúng.
  • Không có tin tức nào để đẩy giá CAD lên cao hơn; nó chỉ bật lại đôi chút sau đà giảm mạnh của phiên thứ Sáu tuần trước khi các nhà giao dịch xác định vị thế trước quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canađa sẽ được công bố vào thứ Tư.
  • Tuyên bố sau cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) diễn ra vào ngày mùng 1/7 gần như không thay đổi so với tháng trước đó, vì vậy, tôi không kỳ vọng bất kỳ tiết lộ mới nào từ biên bản của cuộc họp, được công bố qua đêm. Như dự kiến, biên bản cũng đã cho thấy ít thay đổi trong quan điểm của RBA và tỷ giá AUD/USD đã mở cửa trong phiên hôm nay tại châu Âu chỉ giảm 1 pip so với mức giá mở cửa của phiên hôm qua. Tôi đồng ý với Thống đốc RBA, Stevens, người đã nói rằng AUD “được định giá quá mức, và không chỉ là một vài phần trăm”. Tôi cho rằng AUD sẽ đi theo xu hướng giảm khi giá hàng hóa giảm thêm.
Japanese_incomes_getting_pinched.png
Qua đêm, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tổ chức cuộc họp của Ủy ban Chính sách và nó cũng đã không thực hiện thay đổi nào cho kịch bản của mình. Ngân hàng này đã duy trì chương trình kích thích và các thành viên của Ủy ban đã ước tính rằng giá tiêu dùng (trừ thực phẩm tươi sống) sẽ tăng 1,9% trong năm bắt đầu vào tháng 4/2015, giống với dự báo cách đây 3 tháng. Giá theo thước đo đó đã tăng 3,4% trong năm trong tháng 5, trên mức mục tiêu 2% của BoJ, nhưng việc đó đã bao gồm tác động của mức tăng 2 điểm phần trăm trong thuế tiêu dùng. Trước đợt tăng, nó đã tăng 1,3% hàng năm, gợi ý rằng vẫn còn một quãng đường xa trước khi giá chạm đến mức mục tiêu của chúng. Tôi không cho rằng nó có thể chạm mức đó trừ phi đồng Yên giảm thêm. Lợi nhuận vẫn tăng ít hơn giá cả, có nghĩa là sức mua đang suy giảm. Việc đó khiến cho nhu cầu/lạm phát kéo không thể diễn ra. Thước đo thay thế duy nhất là chi phí/lạm phát đẩy. Với việc giá năng lượng sụt giảm, cách duy nhất để tạo ra điều đó là làm đồng tiền này suy yếu thêm. Tôi mong đợi một hành động nhất định từ BoJ trong bối cảnh này vào cuối năm nay. Tỷ giá USD/JPY đã tăng điểm trong phiên sáng nay, nhưng không nhất thiết là để phản ứng lại cuộc họp; thay vào đó, các mức tăng đã diễn ra phần lớn vào đầu phiên giao dịch tại Mỹ khi chứng khoán Mỹ tăng điểm.
  • Ifo_vs_ZEW_German_expectations.png
    Hôm nay: Trong ngày giao dịch tại châu Âu, sự kiện chính sẽ là kết quả khảo sát ZEW của Đức cho tháng 7. Chỉ số hiện trạng dự kiến giảm xuống mức 67.4 từ mức 67.7 và chỉ số kỳ vọng được dự đoán giảm xuống mức 28.2 từ mức 29.8 trong tháng trước đó. Dự báo về các chỉ số suy yếu làm gia tăng các dấu hiệu giảm tốc gần đây trong sự phục hồi của Eurozone.
  • Tại Anh, chỉ số CPI được dự báo tăng thêm +1,6% hàng năm trong tháng 6, tăng nhẹ từ mức +1,5% hàng năm trong tháng 5, trong khi chỉ số PPI của quốc gia này cho cùng thời kỳ được dự báo tăng +0,5% hàng năm, cùng tốc độ như trong tháng trước đó..
  • Tại Mỹ, Chủ tịch Fed, Janet Yellen sẽ trở thành tiêu điểm với bài trình bày trước Thượng viện về báo cáo chính sách tiền tệ nửa năm một lần. Các bình luận đã được chuẩn bị của bà thường được dựa trên các báo cáo đã được công bố trước đây của Fed và thường thu hút được ít sự quan tâm. Tiêu điểm chú ý sẽ là phiên hỏi và trả lời sau bài trình bày của bà. Với việc FOMC công bố các dự báo của mình trên cơ sở hàng quý, những có ít điều để Chủ tịch có thể tiết lộ hơn thường lệ, nhưng các bình luận của bà vẫn có sức mạnh để làm chuyển biến thị trường. Sau cuộc họp của FOMC diễn ra vào tháng 6, bà đã nói rằng “các chỉ số gần đây về, ví dụ như CPI đã tăng đôi chút”, nhưng đã bổ sung rằng số liệu “rất nhiễu”. Thị trường đã tập trung vào việc bác bỏ lo lắng về lạm phát này thay vì sự gia tăng trong dự báo của FOMC đối với lãi suất và kỳ vọng lãi suất trên thực tế đã giảm xuống. Các nhà đầu tư sẽ rất hào hứng muốn nghe liệu bà có vẫn có cùng quan điểm về lạm phát mà bà đã đưa ra cách đây một tháng hay không, cũng như mọi gợi ý mà bà có thể đưa ra về thời điểm khi Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất.
  • Đối với các chỉ báo, doanh số bán lẻ cho tháng 6 được dự báo tăng lên mức +0,6% hàng tháng từ mức +0,3% hàng tháng, trong khi doanh số bán lẻ trừ các mặt hàng biến động là ô tô và xăng dầu dự kiến tăng 0,4% hàng tháng, từ mức 0,0% hàng tháng trong tháng trước đó. Kết quả khảo sát sản xuất của Empire State cho tháng 7 cũng sẽ được công bố.
  • Ngoài Chủ tịch Fed, Yellen, theo lịch, chúng ta có thêm 5 diễn giả phát biểu trong phiên hôm nay. Thành viên của Hội đồng Quản trị ECB, Christian Noyer sẽ phát biểu và Thống đốc BoE, Mark Carney, Phó Thống đốc Andrew Bailey và các thành viên của Ủy ban Chính sách Tài chính, Donald Kohn và Martin Taylor sẽ trình bày trước Hạ viện.
 
Last edited:
THỊ TRƯỜNG


Tỷ giá EUR/USD duy trì triển vọng trung lập

EURUSD_15July2014.PNG



  • Tỷ giá EUR/USD đã tăng điểm nhẹ, tiếp tục giao dịch gần 2 đường trung bình động, giữa vùng hỗ trợ 1.3580 và ngưỡng kháng cự 1.3650 (R1). Xét đến điều này và việc cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ đang đi ngang, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm trung lập trong phiên hôm nay. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.3580 (S1) có thể xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và làm khởi phát các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo. Tôi cho rằng sự bứt xuống đó sẽ mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng tâm lý 1.3500 (S2). Trên biểu đồ hàng ngày, cả chỉ báo RSI 14 ngày và chỉ báo MACD hàng ngày tiếp tục nằm gần các mức trung lập của chúng, hỗ trợ quan điểm trung lập của tôi, ít nhất là vào lúc này.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 1.3580 (S1), 1.3500 (S2), 1.3475 (S3).
  • Ngưỡng kháng cự: 1.3650 (R1), 1.3685 (R2), 1.3745 (R3).

Liệu những người đầu cơ giá lên đối với tỷ giá USD/JPY có nhắm tới ngưỡng 101.85?

USDJPY_15July2015.PNG


  • Tỷ giá USD/JPY đã tăng điểm mạnh sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 101.10 (S2) vào tuần trước. Tỷ giá đã bứt lên ngưỡng 101.40 và tôi cho rằng đà tăng sẽ tiếp tục về phía ngưỡng kháng cự 101.85 (R1) hoặc về phía đường biên trên của kênh dốc xuống màu tím. Chỉ báo MACD đang nằm bên trên đường báo hiệu của nó và dường như đã sẵn sàng để nhận dấu dương sớm, trong khi chỉ báo RSI đã vượt lên trên ngưỡng 50, làm gia tăng khả năng đối với sự tiếp diễn của sóng tăng. Tuy nhiên, cặp tỷ giá đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím và do đó, xu hướng ngắn hạn nói chung tiếp tục là giảm điểm. Trên biểu đồ hàng ngày, tôi có thể chứng kiến một mô hình nến sao mai, ủng hộ sự điều chỉnh tăng tiếp theo.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 101.40 (S1), 101.10 (S2), 100.80 (S3).
  • Ngưỡng kháng cự: 101.85 (R1), 102.25 (R2), 102.65 (R3).


Tỷ giá EUR/GBP được điều chỉnh

EURGBP_15July2014.PNG


  • Tỷ giá EUR/GBP đã tiếp tục tăng điểm, xác nhận mô hình nến nhận chìm tăng điểm được xác định trên biểu đồ hàng ngày và tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá. Cặp tỷ giá đã phá vỡ vùng kháng cự (đã chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 0.7960 (R1) và do đó, tôi cho rằng đà tăng sẽ tiếp diễn, có lẽ là về phía đường xu hướng giảm màu xanh lơ hoặc ngưỡng cản 0.8030 (R1). Tuy nhiên, miễn là cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn sắp tới bên dưới đường xu hướng giảm màu xanh lơ được vẽ từ ngày 11/4, tôi cho rằng triển vọng chung của tỷ giá là giảm điểm và mọi đà tăng tiếp theo là cơ hội bán ra mới. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 0.8030 (R1) sẽ là lý do để cân nhắc lại phân tích.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 0.7960 (S1), 0.7915 (S2), 0.7830 (S3).
  • Ngưỡng kháng cự: 0.8030 (R1), 0.8080 (R2), 0.8140 (R3).

Vàng sụt điểm mạnh, phá vỡ đường xu hướng tăng

XAUUSD_15July2014.PNG


  • Vàng đã sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua, bứt xuống dưới đường xu hướng tăng màu xanh lơ, được vẽ từ ngày mùng 5/6. Tuy nhiên, đà sụt mạnh đã bị chặn lại bởi vùng hỗ trợ 1305 (S1) và đường trung bình động 200 kỳ. Chỉ báo MACD đã nằm bên dưới cả đường báo hiệu và đường số 0 của nó, xác nhận động lượng âm của phiên hôm qua. Mặc dù chúng ta có thể chứng kiến đà giảm tiếp theo, nhưng tôi sẽ chờ đợi giá bứt xuống dưới vùng hỗ trợ mạnh đó một cách rõ ràng để làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo và có lẽ là nhắm tới ngưỡng 1285 (S2). Trên biểu đồ hàng ngày, ngưỡng 1305 (S1) đang nằm gần đường trung bình động 50 kỳ, củng cố quan điểm của tôi rằng sự bứt xuống dưới ngưỡng 1305 (S1) là cần thiết đối với các đà giảm tiếp theo.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 1305 (S1), 1285 (S2), 1265 (S3).
  • Ngưỡng kháng cự: 1310 (R1), 1325 (R2), 1332 (R3).
Dầu WTI bật lại từ ngưỡng 100.40

CLQ4_15July2014.PNG


  • Dầu WTI đã tăng điểm đôi chút trong phiên thứ Hai, hỗ trợ các kỳ vọng của chúng tôi đối với sự bật lên sắp tới từ vùng hỗ trợ 100.40 (S1). Xét rằng chỉ báo RSI đã tăng điểm sau khi thoát khỏi vùng được bán quá mức và rằng chỉ báo MACD đã vượt lên trên đường báo hiệu của nó, tôi cho rằng sóng tăng sẽ tiếp diễn. Ngoài ra, tôi có thể xác định được tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá, làm gia tăng khả năng đối với đà tăng tiếp theo, có thể là chạm vùng 101.70 (R1), như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Tuy nhiên, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả 2 đường trung bình động và bên dưới cả đường xu hướng giảm màu xanh lơ. Cân nhắc điều này, tôi vẫn cho rằng xu hướng của giá là xu hướng giảm và tôi sẽ coi mọi đà tăng tiếp theo là sóng điều chỉnh, ít nhất là vào lúc này. Việc giá bứt lên trên ngưỡng 103.05 (R2) có thể báo hiệu mức cao nhất cao hơn sắp tới và biến triển vọng của giá thành khả quan.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 100.40 (S1), 99.20 (S2), 98.75 (S3).
  • Ngưỡng kháng cự: 101.70 (R1), 103.05 (R2), 104.60 (R3).
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Hợp đồng kỳ hạn lúa mì giao tháng 9

ZWU4_15July2014.png

  • Đồng đô la đã giao dịch cao hơn sơ với gần như tất cả các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng hôm nay tại châu Âu. Đồng bạc xanh đã tăng điểm so với AUD, NOK, EUR, CHF, NZD, CAD và SEK, theo thứ tự đó. Nó chỉ giảm điểm so với GBP, trong khi gần như không đổi so với JPY.
  • Đồng bảng Anh là đồng tiền tăng điểm duy nhất trong phiên sáng tại châu Âu sau khi tỷ lệ lạm phát của Anh được công bố cao hơn nhiều so với dự đoán. Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 1,9% hàng năm trong tháng 6/2014, tăng từ mức +1,5% trong tháng 5. Chỉ số đã tăng vọt 0,40% khi tỷ lệ lạm phát tăng gần mức mục tiêu 2% của BoE. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra bài phát biểu của Thống đốc Carney trước Ủy ban Tài chính của Hạ viện, Carney đã nói rằng “BoE mong muốn đạt được mục tiêu CPI, không làm thỏa mãn thị trường và rằng các kỳ vọng đối với CPI đã được ấn định và cải thiện”. Mặc dù vậy, ông đã nói thêm rằng “triển vọng trung hạn đối với số liệu đã không thay đổi”. Tôi vẫn cho rằng GBP sẽ tăng điểm, mặc dù với việc vị thế được xác định là rất dài và cuộc trưng cầu ý dân của Xcốt-len sẽ diễn ra trong 2 tháng tới, nhưng tôi cho rằng chúng ta có thể chứng kiến nhiều biến động hơn đối với đồng tiền này.
  • Chỉ số Niềm tin Kinh tế ZEW của Đức cho tháng 7/2014 đã sụt giảm một lần nữa. Chỉ số kỳ vọng đã giảm lần thứ 7 liên tiếp. Chỉ số hiện trạng cũng sụt giảm. EUR đã suy yếu khoảng 0,15% vào thời điểm số liệu được công bố, được liệt vào danh sách các đồng tiền mất điểm của phiên sáng nay.
  • Hợp đồng kỳ hạn lúa mì giao tháng 9 đã tăng điểm đôi chút trong phiên hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 525 (S1). Hôm nay, trong phiên sáng tại châu Âu, giá đã củng cố, tiếp tục nằm giữa khoảng giữa ngưỡng hỗ trợ đó và ngưỡng kháng cự 555 (R1). Chỉ báo RSI đã bứt lên sau khi thoát khỏi vùng được bán quá mức và có vẻ như đã sẵn sàng chạm ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù ở trong vùng giảm điểm, nhưng đã vượt lên trên đường báo hiệu. Xét đến điều đó, chúng ta có thể chứng kiến sự tiếp diễn của đà bật lại, có lẽ là chạm một ngưỡng gần vùng 555 (R1). Xem xét trên biểu đồ 1 giờ, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng hàng giờ và biến động giá, gia tăng khả năng đối với đà tăng tiếp theo. Tuy nhiên, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, và do đó, tôi cho rằng xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm. Mọi biến động tăng tiếp theo có thể đưa ra các cơ hội bán ra mới, theo quan điểm của tôi. Việc giá bứt xuống dưới ngưỡng 525 (S1) trong tương lai gần sẽ xác nhận mức thấp nhất thấp hơn trước đó và mở đường cho nó tiến về phía vùng tâm lý 500 (S2). Trên biểu đồ hàng tuần, hợp đồng kỳ hạn lúa mì đang giao dịch bên dưới ngưỡng thoái lui 61.8% của biến động tăng lớn trong khoảng thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 7/2012, duy trì triển vọng bất lợi trong dài hạn hơn.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 525 (S1), 500 (S2), 455 (S3).
  • Ngưỡng kháng cự: 555 (R1), 585 (R2), 600 (R3).
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - AUD/NZD

AUD/NZD

AUDNZD_16July2014.png


  • Thị trường ngoại hối tương đối yên tĩnh vào phiên sáng Thứ tư châu Âu, với các giao dịch đồng đô la hầu như không thay đổi so với hầu hết các đối tác G10 của nó. Đồng bạc xanh đã giao dịch cao hơn so với đồng NZD, EUR và CHF, trong khi lại thấp hơn so với đồng NOK.​
  • Đồng đô la New Zealand đã gia tăng sự giảm điểm qua đêm sau khi dữ liệu lạm phát yếu hơn dự kiến được công bố và sự suy giảm thêm giá sữa tại phiên đấu giá mới nhất. GDP quý 2 của Trung Quốc cho thấy tăng trưởng tốt hơn so với dự kiến, tuy nhiên một tuyên bố của Đại diện từ Cục thống kê Trung Quốc rằng các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản của quốc gia có thể gây áp lực giảm tăng trưởng của Trung Quốc thêm vào sự suy giảm Kiwi.​
  • Đối với chỉ số sáng nay, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đã giảm xuống còn 6,5%, tiếp tục đà giảm 5 năm, phù hợp với ước tính. Tuy nhiên, tỉ giá GBP/USD bị suy yếu khi thông tin được công bố bởi mọi sự tập trung đều đổ dồn về lợi nhuận trung bình hàng tuần khi tốc độ tăng trưởng của nó đã giảm đến 0,3% so với cùng kỳ (3 tháng trung bình) từ một sửa đổi làm tròn lên 0,8% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng chậm trong tiền lương chỉ ra rằng vẫn có khả năng tăng trưởng trong các thị trường lao động và Ủy ban Chính sách tiền tệ có thể kết luận rằng không có nhu cầu cấp thiết để thắt chặt.​
  • Đồng AUD / NZD tăng điểm trong phiên sáng thứ Tư châu Á và mở rộng đà tăng của nó vào Phiên sang tại châu Âu. Cặp tỷ giá đã tiến lên trên trên đường màu xanh xu hướng giảm ngắn hạn và đã phá vỡ ngưỡng 1,0730 (kháng cự biến thành hỗ trợ), có thể báo hiệu một xu hướng đảo chiều ngắn hạn. Cả hai nghiên cứu động lượng của chúng tôi tiếp tục đà tăng của chúng, với chỉ báo MACD vượt trên cả hai đường tín hiệu và đường số 0 của nó. Điều này chỉ ra đà tăng tốc gần đây, nhưng lưu ý rằng chỉ số RSI có khả năng thoát khỏi vùng quá mua nó, tôi mong chờ một vài sự củng cố gần vùng 1,0730 (S1) trước khi xu hướng tăng chiếm ưu thế một lần nữa. Tất cả thông tin trên cung cấp bằng chứng về xu hướng đảo chiều trong ngắn hạn là có thể xảy ra với mức nhìn thấy phạm vi mở rộng hơn nữa, có thể hướng tới vùng kháng cự 1,0830 (R1), đầu tiên. Trong bức tranh lớn hơn, trên bảng xếp hạng hàng ngày, giá tăng trở lại từ giới hạn dưới của đường xu hướng dốc lên, rút ra từ mức cao và mức thấp của Tháng giêng và cùng với nghiên cứu động lượng hàng ngày của chúng tôi hỗ trợ các khái niệm cho một xu hướng tăng trong ngắn hạn sắp tới. Chỉ số RSI 14 ngày là hướng lên, sẵn sàng để di chuyển trên mức 50, trong khi chỉ MACD hàng ngày đã chạm đáy và di chuyển trên đường tín hiệu.​
  • Hỗ trợ: 1,0730 (S1), 1,0700 (S2), 1,0635 (S3).​
  • kháng cự: 1,0830 (R1), 1,0870 (R2), 1,0910 (R3).​
 
BỨC TRANH TOÀN CẢNH
  • Biến động của các đồng tiền tệ trở nên kém tương quan Phiên giao dịch hôm qua đáng chú ý vì hai lí do: Biên độ dao động và các số liệu lẫn lộn. Đồng đô la tăng điểm đáng kể (hơn 0.1%) với EUR, NZD, CHF và SEK, trong khi yếu hơn so với CAD, NOK, JPY và AUD ở mức tương đương. Có vẻ như sự tương quan giữa các đồng tiền đang kém đi. Có lẽ thị trường đang bỏ đằng sau mô hình “chấp nhận rủi ro, thoát khỏi rủi ro” đã lung lay trước đó, thay vào đó, các đồng tiền tệ đang dịch chuyển nhiều hơn dựa vào các yếu tố trong nước đặc trưng. Nếu thế, điều đó đem lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư để phân tích thị trường và đầu tư dựa trên các quan điểm của họ về các đồng tiền tệ và nền kinh tế riêng biệt hơn là quan điểm kinh tế toàn cầu.
  • Báo cáo của ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sau cuộc họp hôm qua đã chỉ ra quan điểm ít lạc quan hơn về kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Canada và làm giảm mức độ gấp rút về thắt chặt lãi suất. Ban đầu, giảm điểm sau bảng báo cáo nhưng ngay sau đó phục hồi và được giao dịch thậm chí mạnh hơn sau khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada đưa ra những quan điểm tích cực về đồng tiền này trong suốt cuộc họp báo sau cuộc họp. Tuy nhiên, tôi cho rằng biến động này đơn giản chỉ là chốt lãi ngắn hạn sau khi tăng mạnh và tôi cho rằng CAD tiếp tục suy giảm.
  • Mặc dù BoC thừa nhận rằng lãi suất đã chạm mức mục tiêu 2% sớm hơn dự định, nhưng họ lại cho rằng, do các “yếu tố tạm thời”, như giá năng lượng tăng cao và sự suy yếu của đồng CAD, chứ không phải do bất kì sự thay đổi nào trong các điều kiện kinh tế. Họ dự đoán lạm phát sẽ “dao động quanh mức 2%” trong vòng 2 năm tiếp theo, điều đó ngụ ý rằng không cần thắt chặt chính sách trong suốt thời gian đó. Đồng thời, đánh giá của họ về nền kinh tế là nhất định tiêu cực hơn những tháng qua như họ đã nhận định “… hoạt động kinh tế của Canada được dự báo yếu hơn dự báo trước đó.” Quan trọng hơn, họ thêm rằng “Ngân hàng vẫn kì vọng rằng đồng đô la Canada yếu hơn và dự kiến tăng mạnh của nhu cầu toàn cầu sẽ là một cú huých cho hoạt động xuất khẩu và đầu tư kinh doanh của Canada và, suy cho cùng là hướng đến tăng trưởng ổn định hơn”. Mặt khác, sự phục hồi vẫn phụ thuộc vào sự giảm điểm của đồng Canada. Với sự phục hồi phụ thuộc vào đồng Canada suy yếu để thúc đấy xuất khẩu, tôi kì vọng họ tiếp tục duy trì quan điểm trung lập của họ , đặc biết khi họ không nhìn thấy được lạm phát cao hơn là một rủi ro đáng kể và bất kì sự gia tăng đáng kể nào trong tỷ giá hối đoái sẽ được đáp ứng bới sự can thiệp bằng lời nói.Tất cả cho tôi thấy bảng báo cáo mang quan điểm “bồ câu” và sẽ là cơ hội cho USD/CAD tăng điểm.
  • Ngày hôm qua những số liệu từ Mỹ đã cho thấy một triển vọng lớn lao trên diện rộng.Sản xuất công nghiệp trong tháng 6 đã tăng ít hơn mong đợi, nhưng chỉ số thị trường nhà cửa NAHB về căn bản đã cao hơn so với dự đoán (và một lần nữa lại vượt lên trên mức 50 để cho thấy dấu hiệu của sự mở rộng). Trong lúc đó thì Beige Book, được xuất bản ngay trước thềm cuộc họp ngày 29-30 của ủy ban thị trường mở FOMC, đã nhấn mạnh rằng các điều kiện kinh tế cũng như thị trường lao động đã cả thiện xuyên suốt cả quốc gia, với chỉ có 2 khu vực được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng chậm hơn một chút kể từ tháng 5. Áp lực tiền công vẫn duy trì ở mức vừa phải và áp lực về giá cả “nhìn chung cũng đã được bao gồm.” Những tin tức này nhiều khả năng sẽ trấn an FOMC cũng như cam đoan với Ủy Ban này một lần nữa rằng viễn cảnh quan cốt lõi của quá trình hồi phục từng bước một mà không có bất kỳ áp lực nào gây ra lạm phát, đang trên đường trở thành hiện thực và họ đang đi đúng hướng. Về cơ bản điều này sẽ là một tín hiệu tích cực cho USD.
  • Ngày điều trần thứ hai của chủ tịch Fed Yellen tại Quốc hội không mang lại thêm nhiều điều mới mẻ so với những gì chúng ta đã biết về suy nghĩ của FOMC.
  • Hôm nay: Một ngày khá yên ắng với các dữ liệu phía trươc. Chỉ số CPI cuối cùng của khu vực châu Âu trong tháng 6 sẽ xác nhận ước tính ban đầu +0.5% theo năm.
  • Từ Mỹ, chúng ta có số lượng nhà bắt đầu bà giấy phép xây dựng cho tháng 6. Những con số dự báo sẽ tăng lên. Số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp ban đầu cho tuần kết thúc vào ngày 12/7 dự kiến tăng nhẹ lên 310k từ 304k. Điều này đưa mức trung bình 4 tuần lên 311k, không thay đổi nhiều từ mức 312k trước đó. Chỉ số hoạt động kinh doanh Fed Philadelphia trong tháng 7 dự kiến giảm.
  • Chúng ta có 3 diễn giả phát biểu hôm thứ năm. Ở châu Âu, chúng ta có giám đốc điều hành, phục trách chính sách của ngân hàng Trung ương Anh Andrew Gracie và Phó thống đốc phụ trách về ổn định tài chính Jon Cunliffe. Từ Mỹ, Chủ tịch Fed St Louis James Bullard sẽ phát biểu trong ngày hôm nay.
 
THỊ TRƯỜNG
EUR/USD tiếp tục giảm điểm





EURUSD_17july2014.png


  • EUR/USD mở rộng vùng giảm điểm hôm thứ tư, sau khi giảm dưới ngưỡng 1.3580(R1), ngưỡng phục hồi thấp hơn của giao dịch nằm ngang gần đây. Xu hướng ngắn hạn vẫn là giảm điểm theo quan điểm của tôi và tôi cho rằng tỷ giá sẽ giao dịch gần ngưỡng tâm lý 1.3500 (S1), Đường MACD vẫn duy trì dưới đường khởi phát và đường zero của nó, chỉ rõ động lượng âm của biến động giá, nhưng RSI đang đường như thoát khỏi vùng bán quá mức. Áp dụng những điều này, tôi không thể loại trừ vài sự củng cố hoặc bật nhẹ trước khi áp lực bán tiếp tục. Trên biểu đồ ngày, đường trung bình 50 ngày tiến gần hơn đường trung bình 200 ngày và tiến bào vùng bán trong tương lai gần sẽ là một tín hiệu âm bổ sung. Quan điểm của tôi là chúng ta nên chờ xem thử nếu những người bán đủ mạnh để vượt qua mức 1.3500 – 1.3475 trước khi mong đợi mức giảm mạnh hơn trong tương lai
  • Mức hỗ trợ: 1.3500 (S1), 1.3475 (S2), 1.3400 (S3).
  • Mức kháng cự: 1.3580 (R1), 1.3650 (R2), 1.3700 (R3).
USD/JPY tìm mức kháng cự tại đường trung bình 200


USDJPY_17july2014.png


  • USD/JPY di chuyển thấp hơn hôm qua sau khi chạm mức kháng cự tại đường trung bình 200, giảm nhẹ dưới mức kháng cự 101.85 (R1). Tại thời điểm viết bài phân tích này, tỷ giá đang hướng đến mức hỗ trợ 101.40(S1), nếu tỷ giá giảm xuống sâu hơn sẽ cho thấy sóng điều chỉnh tăng đã kết thích và có thể đưa tỷ giá về mức 101.10 (S2) hoặc gần mức phục hồi thấp hơn của kênh xu hướng giảm màu tím. Đường RSI ở dưới mức 50 của nó trong khi đường MACD đưa ra những tín hiệu dường như sẵn sàng di chuyển dưới đường tín hiệu của nó.Cặp tiền tệ vẫn đang giao dịch trong kênh xu hướng xuống màu tím và kết quả là, xu hướng ngắn hạng vẫn duy trì giảm điểm
  • Mức hỗ trợ: 101.40 (S1), 101.10 (S2), 100.80 (S3).
  • Mức kháng cự: 101.85 (R1), 102.25 (R2), 102.65 (R3).
EUR/GBP dưới mức 0.7900

EURGBP_17july2014.png


  • EUR/GBP giảm điểm sau khi chạm mức kháng cự tại mức 0.7980 (R2). Tỷ giá rơi xuống mức thấp trước đó0.7915 (mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự) nhưng đã dừng lại ở mức 0.7890 (S1). Một sự bức phá rõ ràng ở ngưỡng đó có thể mở rộng đà giảm điểm tiến sâu hơn, có thể về mức hỗ trợ tiếp theo tại 0.7830 (S2). Trên biểu đồ 1h, tôi có thể thấy phân kì dương giữa nghiên cứu động lượng hàng giờ của chúng tôi và iến động giá, vì thể sóng điều chỉnh tăng là có thể trước tiếp tục đà giảm. Tuy nhiên, miễn là cặp tiền tệ giao dịch dưới cả đường trung bình và đường xu hướng giảm vẽ từ ngày 11 tháng 4, tôi cho rằng bức tranh tổng thể sẽ là giảm điểm.
  • Mức hỗ trợ: 0.7890 (S1), 0.7830 (S2), 0.7760 (S3).
  • Mức kháng cự: 0.7915 (R1), 0.7980 (R2), 0.8030 (R3).
Vàng bật lại từ mức 1293

XAUUSD_17july2014.png


  • Vàng bật lên từ mức hỗ trợ1293 (S1), mức thoái lui 50% của đà tiến ngày 10/6 đến 10/7 và trong suốt phiên sáng sớm châu Âu, dường như sẵn sàng để tiến đến mức đường trung bình 200 và mức 1305-10 như là mức kháng cự lần này. Mặc dù bức tranh tổng thể trong ngắn hạn vẫn là giảm điểm, tôi vẫn cho rằng giá không di chuyển nhiều ngày hôm nay, vì sự dịch chuyển trên mức 1310 (R2) có thể là tín hiệu đầu tiên chỉ ra rằng mức giảm gần đây chỉ là sự thoái lui 50% của đà tăng từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 và có thể tiến đến mức 1325 (R3). Trên đà giảm, chỉ sự di chuyển dưới mức 1293 (S1) sẽ xác nhận mức thấp hơn tiếp theo
  • Mức hỗ trợ: 1293 (S1), 1285 (S2), 1265 (S3).
  • Mức kháng cự: 1305 (R1), 1310 (R2), 1325 (R3).
WTI thử đường xu hướng xuống

CLQ4_17july2014.png


  • WTI tăng cao đáng kể hôm thứ tư, xác nhận phân kì dương giữa RSI và biến động giá. Dầu WTI đang thử đường xu hướng màu xanh, miễn là chúng ta không thấy sự bức phá nào, xu hướng giảm vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm trung lập vì tôi muốn xem sự di chuyển thấp hơn mức 101.10 (S1) trước khi trông chờ sự giảm tiếp theo đến mức 99.00 (S2). Mặt khác, một sự di chuyển rõ ràng trên mức 101.70 (R1) có thể đưa ra tín hiệu sự bức phá mạnh của đường xu hướng giảm màu xanh và có thể hướng đến mức 103.50 (R2). Dựa vào các nghiên cứu động lượng của chúng tôi không đưa ra bất kì ý tưởng rõ ràng nào ngay bây giờ, vì đướng MACD nằm trên đường khởi phát và đang hướng lên, trong khi RSI, mặc dù trên mức 50, vẫn đang hướng xuống.
  • Mức hỗ trợ: 101.10 (S1), 99.00 (S2), 98.00 (S3).
  • Mức kháng cự: 101.70 (R1), 103.05 (R2), 104.60 (R3).
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - USD/RUB

USDRUB_17July2014.png


  • Đồng đô la giao dịch không đổi hay thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền đối ứng G10 của nó trong suốt phiên sáng Thứ Năm Châu Âu khi thiếu vắng các sự kiện kinh tế chính. Nó thấp hơn so với AUD và SEK theo thứ tự đó, trong khi cao hơn GBP. Đồng bạc xanh hầu như không thay đổi so với CAD, JPY, NZD, EUR, CHF và NOK.
  • Trong số các loại tiền tệ của các thị trường mới nổi (EM) chúng tôi theo dõi, đồng rúp của Nga biến động mạnh nhất trong phiên sáng Châu Âu. RUB giảm sau khi Mỹ và Liên minh Châu Âu áp đặt vòng trừng phạt mới chống lại Nga vào ngày thứ Tư, nhắm vào các công ty và các đơn vị khác thân cận với tổng thống Nga, người đang tích cực cung cấp tài nguyên hoặc hỗ trợ tài chính cho sự sáp nhập Crimea hoặc sự bất ổn của Đông Ukraine.
  • Các nhà lãnh đạo Liên Minh Châu Âu đã đồng ý đưa vào biện pháp trừng phạt có hiệu lực vào các công ty của Nga và để ngăn chặn các khoản vay mới thông qua hai nhà cho vay đa phương. Họ đã quyết định yêu cầu Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đình chỉ cho vay mới đối với nước Nga và theo đuổi việc đình chỉ cho vay mới của Ngân hàng Tái Thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD). Đồng thời, các quan chức Mỹ mô tả những hành động mới của họ là các biện pháp trừng phạt mạnh nhất cho đến nay để trả đũa sự can thiệp của Moscow ở Ukraine.
  • USD/RUB mở cửa với khoảng tăng lớn trên rào cản 34,60 (kháng cự biến thành hỗ trợ) và trên đường “viền cổ” (đường màu xanh da trời) của mô hình Đầu và Vai đảo ngược. Sự dịch chuyển này báo hiệu xu hướng đảo chiều có thể xảy ra và theo đó tôi kì vọng tỉ giá tiếp tục tăng hướng đến mốc kháng cự 35,25 (R1) trước. Một dịch chuyển rõ nét trên mốc kháng cự đó sẽ tạo ra tác động mạnh hơn theo quan điểm của tôi và mở đường hướng tới mốc kháng cự tiếp theo tại 35,85 (R2). Trong bức tranh lớn hơn, xu hướng giảm ngắn hạn trước đó bị dừng lại vào ngày 27 tháng Sáu ở mốc hồi phục 50% của xu hướng tăng từ ngày 19 Tháng Chín đến ngày 14 Tháng Ba và mức tăng đột biến hôm nay khẳng định dấu hiệu “phân kì thuận” giữa các nghiên cứu động lượng hàng ngày của chúng tôi và sự biến động giá cả. Kết hợp tất cả những điều ở trên, tôi thấy một bức tranh tích cực trong ngắn hạn của cặp tiền tệ liên quan.
  • Hỗ trợ: 34,60 (S1), 33,85 (S2), 33,50 (S3).
  • Kháng cự: 35,25 (R1), 35,85 (R2), 36,15 (R3).
 
BỨC TRANH TOÀN CẢNH
  • Lo ngại rủi ro đã trở lạiTôi đã nói sáng hôm qua rằng mô hình “chấp nhận rủi ro, từ bỏ rủi ro” đã kết thúc, nhưng những sự kiện diễn ra sau trong ngày đã cho thấy dự đoán của tôi còn hơi sớm. Nó vẫn chưa biến mất ở bất kì khía cạnh nào nếu có những sự kiện đủ mạnh để di chuyển tất cả các thị trường. Sự kiện máy bay của hãng hàng không Malaysia rơi ở miền đông Ucraina vào cuối ngày hôm qua là một sự kiện như thế và nó làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây vốn dĩ đã leo thang bới các biện pháp trừng phạt mới vào Nga chỉ trong một thời gian ngắn trước đó. Các tài sản trú ẩn an toàn như đồng Yên,Franc Thụy Sỹ, vàng và trái phiếu và trái phiếu chính phú Đức đã tăng giá trong khi các thị trường chứng khoản nói chung giảm điểm (mặc dù các thị trường châu Á trong phiên sáng nay tăng giảm trái chiều) và các kim loại công nghiệp cũng mất điểm. Kì vọng về các hợp đồng tương lai của quỹ Fed cho trung tuần 2017 đã mất 5.5 điểm. Sự gia tăng căng thẳng với Nga cũng đã đẩy giá dầu lên cao hơn.
  • Các biến động của ngày hôm qua cho thấy một điểm quan trọng: đồng đô la vẫn là tài sản an toàn. Đồng tiền của Mỹ đã tăng hầu hết với các đồng tiền trong nhóm G10 ngoại trừ đồng Yên và hầu hết các đồng tiền của các thị trường mới nổi. Đồng RUB dĩ nhiên là đồng tiền thất bại nhất, nhưng đồng BRL, MXN và một vài đồng tiền khác của các nước Đông Âu cũng sụt giảm đáng kể, có lẽ vì các nhà đầu tư đã thoát khỏi giao dịch carry trade. EUR vẫn ổn định so với USD, điều này có thể giải thích cho mặt khác của những sự tháo bỏ khỏi các giao dịch carry trade, có thể EUR đang được sử dụng như đồng tiền tài trợ. Các tài sản an toàn được hỗ trợ bởi các tin tức bất lợi cho đồng đô la Mỹ khi số liệu số lượng nhà bắt đầu xây và số giấy phéo xây dựng cho tháng 6 được công bố.
  • Tôi hi vọng tình hình ở Ukraina sẽ chi phối giao dịch trong ngày hôm nay. Ủy ban an ninh của Liên Hợp Quốc sẽ có cuộc họp trong hôm nay để thảo luận tình hình ở Ukraina và nhà đầu tư muốn xem kết luận cuối cùng của cuộc họp. Cho đến hiện tại, các sự kiện ở Ukraina chưa ảnh hưởng mạnh và kéo dài lên các thị trường, điển hình là các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiểu trong sáng nay và vàng đã mất đi đà tăng của nó cho thấy rằng các căng thẳng đang lắng xuống. Có vài sự đảo chiều của các giao dịch mà chúng ta đã chứng kiến hôm qua, có thể cho thấy vàng và dầu sẽ hạ thấp hơn
  • Ở khía cạnh khác, chủ tịch FED St. Louis Bullard cho rằng nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trướng với tốc độ hiện tại, Fed có thể phải tăng lãi suất “trong sớm muộn”. Điều này tương đồng với điều mà chủ tịch Fed Janet Yellen phát biểu khi bà nhấn mạnh hôm thứ ba rằng nếu thị trường lao động tiếp tục cải thiện như tốc độ hiện tại, “thì mục tiêu gia tăng lãi suất tiền gửi liên bang có thể diễn ra sớm hơn và nhanh hơn dự kiến hiện tại”. Quan điểm của Bullard rất quan trọng vì ông không nghiêng hẳn về quan điềm bồ câu hay diều hâu, vì thể ông được xem như một chỉ dẫn về những thống kê của FOMC hướng đến. Tôi đồng tình với quan điểm của ông ấy và kì vọng rằng miễn là nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi với tốc độ hiện tại, việc bình thường hóa lãi suất có thể bắt đầu sớm hơn thị trường mong đợi và vì thế đồng đô la sẽ tăng lên.
  • Cuối cùng Nhật Bản đạt được mức lạm phát thật sự? Dữ liệu tiền lương được điều chỉnh theo tháng công bố hôm nay cho thấy mức lương trung bình được điều chỉnh xuống mức 0.6% theo năm từ mức sơ bộ ban đầu +0.8%. Không thật sự tốt nhưng vẫn tăng lần thứ ba liên tiếp. Và tiền lương cơ bản được điều chỉnh giảm từ mức không đổi theo năm từ 0.2%, một lần nữa không thật sự tốt nhưng vẫn tốt hơn mức giảm theo tháng 23 lần liên tục trước đó. Để nhìn thấy mức lạm phát thực sự, Nhật bản cần không chỉ giá cao hơn mà còn mức lương cao hơn, Điều này có thể là sự khởi đàu khiêm tốn nhất theo hướng đó.
  • Hôm nay: Trong suốt phiên châu Âu, chỉ có một chỉ dẫn duy nhất chúng ta có được là tài khoản vãng lai cho tháng năm của đồng EUR. Thặng dư lớn tài khoản vãng lai của khu vực là một tín hiệu tốt cho đồng EUR, mặc dù bảng báo cáo có thể không được thị trường chú ý.
  • Ở Canada, chỉ số CPI lõi cho tháng 6 được ước tính duy trì ở mức không đổi +2.3% theo năm và +1,7% theo năm trong kỳ. Trong bản báo cáo công bố sau quyết định chính sách mới nhất của Ngân hàng Trung ương Canada hôm thứ Tư, ngân hàng này cho rằng lạm phát cao gần đây là do các yếu tố tạm thời hơn là bất cứ sự thay đổi nào trong các yếu tố kinh tế vĩ mô. Lạm phát dự kiến sẽ “dao động quanh mức 2%” trong 2 năm tới, điều này ám chỉ rằng họ không cần thắt chặt chính sách trong suốt thời gian đó. Với những điều đó, chỉ số CPI của Canada hôm thứ 6 hầu như sẽ không tác động mạnh đến thị trường
  • Từ Mỹ, chúng ta có chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan cho tháng 7. Thị trường mong đợi số liệu tăng nhe, Chỉ số CB cho tháng Sáu cũng được công bố và dự báo giữ mức không đổi
  • Chúng ta có duy nhật một diễn giả theo lịch trình hôm nay, thành viên hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Jens Weidmann phát biểu ở Madrid.
 
THỊ TRƯỜNG
EUR/USD giữ nhẹ trên mức 1.3500


EURUSD_18July2014.PNG


  • EUR/USD đã cũng cố hôm thứ năm, giữ nhẹ trên mức quan trọng 1.3500. Tôi vẫn kì vọng tỷ giá vượt qua ngưỡng tâm lí đó. Chỉ số RSI nằm trong vùng bán quá mức của nó và đang thử ở mức 30, trong khi chỉ số MACD đưa ra những tín hiệu đi xuống và dường như đã sẵn sàng di chuyển lên trên đường tín hiệu. Xét đến điều này, có khả năng EUR/USD sẽ tiếp tục củng cố hoặc tăng nhẹ trước khi những người bán chiếm lại ưu thế. Trên biểu đồ ngày, đường trung bình động 50 kì đang tiền gần đến đường trung bình động 200 kì. Việc người bán đưa mức giá đi xuống trong tương lai gần sẽ bổ sung thêm một tín hiệu âm. Quan điểm của tôi là chờ đợi xem liệu những người bán có đủ mạnh để đưa tỷ giá vươt qua vùng 1.35000 – 1.3475 trước khi làm khởi phát các mức mở rộng giảm điểm kì vọng trong tương lai.
  • Mức hỗ trợ: 1.3500 (S1), 1.3475 (S2), 1.3400 (S3).
  • Mức kháng cự: 1.3580 (R1), 1.3650 (R2), 1.3700 (R3).
USD/JPY chạm mức 101.10 và bật lại

USDJPY_18July2014.PNG


  • USD/JPY giảm mạnh hôm qua, xuống dưới mức 101.40 (mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự) và chạm ngưỡng kế tiếp tại mức 101.10 (S1). Tuy nhiên,tỷ giá đã khởi phát một vài lệnh mua dưới mức đấy và đã bật lại, tại thời điểm phân tích, tỷ giá đang quay ngược lại và hướng đến mức 101.40 (R1) và giao dịch quanh mức đấy như mức kháng cự thời điểm này. Một sự phá vỡ mức trên có thể hướng đến mức tiếp theo gần vùng 101.80/85 (R2). Cặp tiền tệ đang giao dịch trong kênh xu hướng xuống màu tím và vì vậy, tôi có thể xem xu hướng ngắn hạn nói chung là giảm và bất cứ sự tăng lên nào trong kênh được xem như là sóng điều chỉnh.
  • Mức hỗ trợ: 101.10 (S1), 100.80 (S2), 100.40 (S3).
  • Mức kháng cự: 101.40 (R1), 101.85 (R2), 102.25 (R3).
EUR/GBP đã sẵn sàng thoái lui?

EURGBP_18July2014.PNG


  • EUR/GBP tăng điểm nhẹ sau khi tìm thấy mức hỗ trợ tại 0.7890 (S1) và hiện tại đang giao dịch quanh mức 0.7915 như mức kháng cự. Một sự bức phá rõ ràng trên mức đấy có thể là tín hiệu cho sự tiếp tục bật lên và làm khởi phát các mức mở rộng hướng đến vùng 0.7980 (R2) hoặc gần đường xu hướng màu xanh dương. Hơn nữa, trên biểu đồ ngày, tôi có thể thấy tín hiệu phân kì dương giữa nghiên cứu động lượng hàng ngày của chúng tôi và biến động giá, làm gia tăng khả năng đối với sóng điều chỉnh tăng trong tương lai gần. Tuy nhiên, miễn là cặp tiền tệ giao dịch dưới đường xu hướng màu xanh dương vẽ từ ngày 11 tháng Tư, tôi nhận thấy bức tranh tổng thế là xu hướng giảm và tôi cho rằng khả năng sự tiếp tục bật lên chỉ là thoái lui
  • Mức hỗ trợ: 0.7890 (S1), 0.7830 (S2), 0.7760 (S3).
  • Mức kháng cự: 0.7915 (R1), 0.7980 (R2), 0.8030 (R3).
Vàng tăng mạnh và chạm mức 1325

XAUUSD_18July2014.PNG


  • Vàng đã tăng trên vùng kháng cự (chuyển thành hỗ trợ) 1305/10 và chạm vùng kháng cự tiếp theo. Đây có thể là tín hiệu đầu tiên cho thây sự sụt giảm gần đây chỉ là một sự thoái lui về mức 50% của chiều tăng từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7. Mặc dù tăng mạnh, tôi vẫn giữ quan điiểm trung lập vì kim loại quí phải hình thành được xu hướng lên và chạm ngưỡng 1325/32 với mức kháng cự mạnh. Theo chiều giảm, chỉ khi giá dịch chuyển dưới mức 1293 (S3) có thể xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và biến bức tranh trở nên tiêu cực hơn.
  • Mức hỗ trợ: 1310 (S1), 1305 (S2), 1293 (S3).
  • Mức kháng cự: 1325 (R1), 1332 (R2), 1345 (R3).
Dầu WTI vượt qua mức103.00

CLQ4_18July2014.PNG


  • Dầu WTI tăng hôm qua, trên đường xu hướng màu xanh dương, và nằm giữa hai mức kháng cự. Giá đã di chuyển trên mức 101.70 (S2), chạm ngưỡng 103.05 (S1) và sau khi một vài giao dịch chốt lãi gần mức này (thể hiện trên biểu đồ 1 giờ), những người đầu cơ giá lên đã lấy lại động lực và đẩy giá vượt qua mức 103.05. Bức tranh bây giờ đã chuyển sang khả quan, theo quan điểm của tôi, tôi kì vọng Dầu WTI sẽ giao dịch quanh mức kháng cự 104.50 (R1). Việc vượt qua mức đó có thể làm khởi phát các mức mở rộng tăng điểm tiếp theo hướng đến mức 106.05 (R2). Tín hiệu MACD đã chuyển sang dấu dương, trong khi tín hiệu RSI dịch chuyển dưới 80, xác nhận động lực tăng. Tuy nhiên, nhìn kĩ vào biểu đổ 1 giờ, tín hiệu RSI 14 giờ dường như sẵn sàng thoát khỏi các điều kiện bán quá mức, trong khi tín hiệu MACD hàng giờ chỉ các tín hiệu đi lên và dường như đã sẵn sàng di chuyển dưới đường tín hiệu của nó. Xét đến những điều trên, tôi không thể loại trừ việc giá bị đẩy xuống trước khi những người mua đưa giá đi lên lần nữa.
  • Mức hỗ trợ: 103.05 (S1), 101.70 (S2), 101.10 (S3).
  • Mức kháng cự: 104.50 (R1), 106.05 (R2), 107.30 (R3).
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - 18/07/2014

  • Do không có nhiều sự kiện kinh tế đặc biệt nào diễn ra vào phiên giao dịch sáng nay tại thị trường Châu Âu, đồng Dollar đã không thay đổi hoặc thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền khác trong khối G10. Đồng tiền này đã giảm giá so với NOK, SEK, AUD và GBP, trong khí đó tăng điểm so với JPY. Đồng bạc xanh (USD) hầu như không thay đổi so với CAD, CHF, NZD và EUR.
  • Trong phiên sang thứ Sáu hôm nay tại Châu Âu, các sự kiện phi kinh tế là các tin tức chính đã điều khiển thị trường. Sự cố rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia Airline vào hôm thứ năm đã làm căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày một gia tăng. Cùng thời điểm này, lo ngại rủi ro tiếp tục tăng cao với các nhà đầu tư sau khi quân đội Israel đã bắt đầu tiến hành các cuộc công kích trên mặt đất chống lại các chiến binh Palestine ở dải Gaza. Tuy nhiên, tác động của các sự kiện này lên thị trường dường như đã giảm đi, có thể nhận thấy rõ khi giá trị của các tài sản an toàn đã trở về mức như trước khi vụ tai nạn ngày hôm qua xảy ra.
  • Tỉ giá USD / JPY giảm gần 0.20% trong bối cảnh tin tức về tai nạn máy bay được công bố và đã tiếp tục suy yếu hơn nữa trong những giờ sau đó. Cặp đồng tiền này đã chạm đáy thấp nhất tại 101,09. Tại thời điểm viết nhận định thị trường lúc này, cặp USD/JPY trở về vị trí 101.40, dần phục hồi lại so với thời điểm trước khi vụ tai nạn xảy ra.
  • Diễn biến giá Vàng tương tự đồng Yên, Kim loại quý này đã tăng khoảng 1.70% sau khi tin tức về vụ tai nạn máy bay phản lực của Malaysia được công bố nhưng đã mất phần nào giá trị đã tăng khi tin tức này giảm dần ảnh hưởng. Xu hướng của hàng hóa khẳng định quan điểm của tôi rằng một số lớn các giao dịch đã chấp nhận rủi ro cao và lướt sóng ngày hôm qua.
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 21/07/2014

BỨC TRANH TOÀN CẢNH


    • Chính trị chi phối kinh tế Dĩ nhiên thị trường sẽ trông chờ vào những sự kiện kinh tế trong tuần này như thường lệ, nhưng mọi sự tập trung đang hướng vào cuộc khủng hoảng ở Ucraina. Cho đến gần đây, thị trường đã lạc quan hơn về tổng thể vấn đề, giả sử việc Nga chiếm đóng Crimea là một sự kiện lớn chỉ diễn ra một lần. Tuy nhiên, bây giờ những vấn đề ở Ucraina đang tạo sức ép lên phần còn lại của thế giới và có thể trở nên quan trọng hơn, ngay cả khái niệm, tạo ra các nhân tố cho thị trường nếu xung đột tiếp tục leo thang. Chúng ta chỉ cần nhìn vào biến động hôm thứ năm tuần trước- USD tăng, JPY tăng, trái phiếu kho bạc và trái phiếu Đức tăng, vàng và dầu tăng, chứng khoán và tất cả kim loại công nghiệp giảm – để thấy được những tác động đến thị trường. Cuối cùng chúng ta có thể quay lại với thế giới “từ bỏ rủi ro”.
    • Cuộc khủng hoảng ở Ucraina đặt ra những vấn đề cho nền kinh tế châu Âu. Theo Berenberg Securities, hàng hóa Đức xuất khẩu đến Nga năm ngoái chiếm 1.3% GDP của Đức, xuất khấu vào Ucraina thêm vào 0.2% số đó. Xuất khẩu vào hai thị trường này đang sụp đổ, xuất khẩu của Đức vào Nga giảm 17% tính theo năm hồi tháng 4, trong khi xuất khẩu vào Ucraina giảm 43%. Vì xung đột vẫn tiếp tục leo thang, dữ liệu cho các tháng tiếp theo có lẽ tồi tệ hơn. May thay, Đức là nền kinh tế lớn nhất của khu vực đồng Euro, và hầu hết các quốc gia khác trong khu vực đồng Euro ít liên quan đến Nga hơn Đức, vì thế điều này không thể đẩy được sự phục hồi vốn đã mong manh của khu vực đồng Euro trở lại khủng hoảng và cũng không thể giúp được gì cho sự phục hồi này. Đồng EUR không bị tác động lớn bởi khủng hoảng ở Crimea nhưng tôi cho rằng sự leo thang căng thẳng này sẽ bất lợi cho EUR.
    • Tuy nhiên, thiệt hại của nền kinh tế Nga có lẽ lớn hơn nhiều. Anh, Đức và Pháp hôm chủ nhật đã chấp thuận rằng họ sẽ sẵn sàng thông báo quyết định trừng phạt mới tại cuộc họp của Hội đồng Ngoại trưởng châu Âu hôm thứ ba. Vì những bất ổn trong nước và vốn chảy ra nước ngoài thêm vào gánh nặng bị trừng phạt và chi phí chiến tranh, nền kinh tế vốn dĩ đã khó khăn của Nga có thể bị tổn hại lớn hơn, Đồng Rub và thị trường chứng khoán Nga có thể bị thiệt hại nhất thị trường.
    • Hôm nay: Lịch sự kiện của thứ hai không có nhiều sự kiện nào quan trọng. Trong suốt ngày châu Âu, tỉ lệ PPI của Đức dự kiến giảm 0.7% theo năm vào tháng 6, so với mức -0.8% theo năm trong tháng năm. Chúng ta cũng có số lượng đơn đặt hàng công nghiệp tháng năm của Ý. Không sự kiện nào tác động lớn đến thị trường.
    • Báo cáo duy nhất từ Mỹ là chỉ số hoạt động quốc gia Fed Chicago, nhưng không có bất kì dự báo nào được đưa ra.
    • Không có bất kì diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.
    • Tuần này: Điểm nhấn trong tuần sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng dự trữ New Zealandvào thứ năm. Chúng ta kì vọng ngân hàng này sẽ gia tăng lãi suất tiền mặt chính thức của nó thêm 25 điểm lên 3.50%. Trong khi lãi suất tăng được nhiều người kì vọng, dữ liệu lạm phát yếu hơn mong đợi gần đây và sự sụt giảm giá cả hàng ngày có thể giảm áp lực tăng lãi suất cho Ngân hàng dự trữ New Zealand cho đến những tháng sau. Đó là những gì mọi sự tập trung hướng vào. Thống đốc Wheeler sẽ chủ trì một cuộc họp báo sau quyết định về lãi suất của ngân hàng. Vào thứ tư Ngân hàng trung ương Anh công bố biên bản cuộc họp chính sách gần đây. Những bình luận gần đây và những bài phát biểu của các thành viên hội đồng chính sách tiền tệ, cùng với biên bản cuộc họp gần đây, chỉ ra rằng ít nhất vài thành viên đã tiến đến gần hơn với các phiếu bầu bất đồng, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó sẽ đến trong tháng này. Nếu không có những bất đồng, mọi sự tập trung sẽ đổ vào những nhóm quan điểm của các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ và cuộc tranh luận về khi nào sẽ bắt đầu tăng lãi suất.
    • Các sự kiện khác trong tuần: Vào thứ ba, chỉ số CPI của Mỹ cho tháng 6 dự kiến không đổi , duy trì mức +2.1% theo năm. Tiền lương trung bình hàng tuần được cho là tăng 2.0% theo năm trong tháng 6, điều này sẽ làm tháng thứ 2 tăng liên tiếp trong một chuỗi các tháng tiền lương thật giảm. Chủ tịch Fed Yellen đã nhấn mạnh rằng tiền lương tăng dưới mức lạm phát gây ra những rủi ro về chi tiêu tiêu dùng. Doanh số bán nhà hiện có cho tráng 6 cũng sẽ được công bố vào thứ ba và dự kiến số liệu sẽ tăng, nhưng dữ liệu nhà thất vọng hôm thứ năm tuần trước có thể đẩy số liệu xuống mức yếu hơn. Tại Úc, CPI quí 2 của quốc gia này dự kiến giảm xuống +0.5% theo quý từ mức +0.6% theo quý. Từ Canada, chúng ta có doanh số bán lẻ cho tháng năm, và từ châu Âu, chỉ số niềm tin tiêu dụng sơ bộ cho tháng 7. Thứ năm: Ngoài cuộc họp chính sách của Ngân hàng dự trữ New Zealand, thứ năm là ngày PMI. Chúng ta có chỉ số PMI sản xuất sơ bộ HSBC của Trung Quốc cho tháng 7 cũng như chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Nhật Bản cùng tháng cùng với cán cân thương mại cho tháng 6 của quốc gia này. Ở châu Âu, chúng ta có chỉ số PMI sơ bộ tháng 7 của khu vực đồng Euro, chỉ sau khi hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực, Đức và Pháp công bố số liệu của họ cùng tháng. Sau đó trong ngày, chúng ta có chỉ số PMI sản xuất sơ bộ sẽ là trọng tâm. Có vài dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang chậm lại, những chỉ số PMI này sẽ giúp xác nhận hoặc điều chỉnh nhận định đó. Cuối cùng vào thứ 6, chúng ta có chỉ số CPI của Nhật, khảo sát IFO tháng 7 của Đức và ước tính đầu tiên GDP quý 2 của Anh. Ở Mỹ, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 6 cũng sẽ được công bố.
 
THỊ TRƯỜNG
EUR/USD chạm mức 1.3500 và bật lại


EURUSD_21July2014.PNG


  • EUR/USD giảm đôi chút hôm thứ sáu, chạm mức 1.3500 (S1). Tỷ giá tìm thấy một vài lệnh mua dưới ngưỡng tâm lí đó và bật nhẹ lại, giao dịch gần mức 1.3530. Xét đến điều này chúng ta có thể xác nhận tín hiệu phân kì âm giữ chỉ số RSI và biến động giá, và tín hiệu MACD đã di chuyển bên trên đường tín hiệu của nó và đang hướng lên, tôi cho rằng sự bật lại sẽ tiếp diễn, có thể hướng đến mức 1.3580 (R1) như mức kháng cự lần này. Trên biểu đồ ngày, tôi thấy được mô hình nến cây búa, nhấn mạnh sự tiếp diễn của sóng điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập theo như xu hướng chung của cặp tiền tệ. Tỷ giá đang giao dịch dưới đường xu hướng xuống màu xanh dương, nhưng chúng tôi cần xem thử liệu những người mua có đủ mạnh để đưa cặp tỷ giá vượt qua vùng 1.3500 – 1.3475 trước khi mở rộng mức giảm điểm tiếp theo trong tương lai.
  • Mức hỗ trợ: 1.3500 (S1), 1.3475 (S2), 1.3400 (S3)
  • Mức kháng cự: 1.3580 (R1), 1.3650 (R2), 1.3700 (R3)
EUR/JPY chạm mức hỗ trợ 136.75

EURJPY_21July2014.PNG


  • EUR/JPY đã giảm mạnh, vượt qua vùng 137.50 (hỗ trợ chuyển thành kháng cự) và gặp mức tiếp theo tại 136.75 (S1). Sự di chuyển này xác nhận mức thấp nhất thấp hơn và giữ bức tranh ngắn hạn tiêu cực. Xem xét tín hiệu RSI dịch chuyển cao hơn đôi chút sau khi vượt qua vùng bán quá mức và đường MACD, mặc dù vẫn ở trong vùng âm, cũng đã vượt lên đường khởi phát của nó, tôi kig vọng sóng tiếp theo sẽ là sóng tăng. Tuy nhiên, miễn là tỷ giá giao dịch dưới đường xu hướng xuống màu xanh dương và dưởi cả những đường trung bình động, xu hướng ngắn hạn tiếp tục sẽ là xu hướng xuống và tôi xem những đợt tăng là sự thoái lui trong thời điểm hiện tại.
  • Mức hỗ trợ: 136.75 (S1), 136.20 (S2), 135.00 (S3)
  • Mức kháng cự: 137.50 (R1), 138.45 (R2), 138.75 (R3)
Liệu GBP/USD đã sẵn sàng thoái lui?

GBPUSD_21July2014.PNG


  • GBP/USD di chuyển thấp hơn hôm thứ sáu, nhưng sau khi tìm thấy mức hỗ trợ tại 1.7035 (S1), nó đã phục hồi gần như hoàn toàn trở lại. Mặc dù cặp tiền tệ đã duy trì trạng thái vô xu hướng từ ngày 1/7, tín hiệu phân kì âm giữa nghiên cứu động lượng của chúng tôi và biến động giá chỉ ra rằng GBP/USD có thể đang tăng lại và điều này làm cho bức tranh trung hạn tiếp tục là giảm nhẹ. Tuy nhiên, trên bức tranh rộng hơn, đường trung bình động số mũ 80 ngày đưa ra sự hỗ trợ đáng tin cho những mức thấp của biến động giá, giữ bức tranh dài hạn là tăng điểm. Vì thế, tôi sẽ cân nhắc bất kì sự giảm điểm nào trong trung hạn sẽ là sự điều chỉnh của xu hướng tăng.
  • Mức hỗ trợ: 1.7035 (S1), 1.7000 (S2), 1.6950 (S3)
  • Mức kháng cự: 1.7115 (R1), 1.7190 (R2), 1.7300 (R3)
Vàng tìm thấy mức hỗ trợ tại 1305

XAUUSD_21July2014.PNG


  • Vàng giảm mạnh hôm thứ sáu nhưng đà giảm đã bị chặn lại bởi mức hỗ trợ 1305(S1) trùng khớp với đườn trung bình động 200. Một sự bật lên từ mức đấy sẽ hướng đến một lần nữa mức kháng cự 1325 (R1). Tuy nhiên, các nghiên cứu động lượng của chúng tôi chỉ ra các tín hiệu trung lập. Tín hiệu RSI duy trì gần đướng 50 của nó, trong khi tín hiệu MACD duy trì nhẹ dưới đường 0 của nó nhưng hướng nằm ngang. Hơn thế nữa, trên biểu đồ ngày, cả đường trung bình động 50 và 200 ngày đều hướng nằm ngang, củng cố bức tranh không rõ ràng của kim loại quí
  • Mức hỗ trợ: 1305 (S1), 1293 (S2), 1285 (S3)
  • Mức kháng cự: 1325 (R1), 1332 (R2), 1345 (R3)
WTI kéo ngược trở lại

CLQ4_21July2014.PNG


  • WTI Dầu đã kéo ngược trở lại sau khi tìm thấy mức kháng cự tại 103.90 (R1) và giảm xuống chạm mức hỗ trợ tại 102.60. Khả năng mức thấp nhất cao hơn vẫn tồn tại và kết quả là tôi có thể xem mức giảm hôm thứ sáu là sóng điều chính chỉnh giảm của đà tăng mạnh hiện tại. Sự bật trở lại gần khu vực 102.60 có thể hướng đến ngưỡng 103.90 lần nữa, ngưỡng mà một sự bức phá lên có thể xác nhận mức cao nhất cao hơn sắp tới và cò thể tiến đến mức kháng cự tiếp theo tại 104.60 (R2). Nhìn vào biểu đồ 1 giờ, tín hiệu RSI 14 giờ dường như đã sẵn sàng di chuyển lên trên đường 50, trong khi tín hiệu MACD hàng giờ cho thấy các tín hiệu hướng xuống và có thể vượt lên trên đường 0 và đường tín hiệu của nó. Điều này làm gia tăng khả năng đồi với sự bật lại và mức thấp nhất cao hơn trong tương lai.
  • Mức hỗ trợ: 102.60 (S1), 101.70 (S2), 101.10 (S3)
  • Mức kháng cự: 103.90 (R1), 104.60 (R2), 106.05 (R3)
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - NOK/JPY

NOKJPY_21July2014.png


  • Đồng Đô La giao dịch không thay đổi hoặc cao hơn so với tất cả các đồng tiền khác của nhóm G10 trong phiên Châu Âu sáng Thứ Hai mặc dù chưa có bất kỳ sự kiện kinh tế nào diễn ra. Nó cao hơn so với NOK, NZD, CAD, GPB, AUD và SEK, trong khi đó nó vẫn không thay đổi gì với EUR, JPY và CHF.
  • Một lần nữa, các Nhà đầu tư gia tăng nhu cầu của họ đối với các Tài sản an toàn do các rủ ro chính trị leo thang ở Ukraine, sau vụ bắn rơi máy bay Malaysia Airlines vào thứ Năm tuần trước. Anh, Đức và Pháp đã đồng ý hôm Chủ nhật rằng họ đã sẵn sàng công bố thêm lệnh trừng phạt mới vào Nga tại cuộc họp các Ngoại Trưởng Châu Âu sẽ diễn ra tại Brussels vào thứ Ba.
  • Dầu là chỉ số chiến thắng chính trong phiên giao dịch buổi sáng tại Châu Âu. Nó di chuyển một lần nữa trên 103.00, khẳng định sự phục hồi từ vùng hỗ trợ 102,60. Tôi vẫn mong đợi giá để thách thức tại vùng 103.90. Tương tự như vậy, Vàng tăng từ lúc mở cửa phiên giao dịch sáng nay quanh vùng 1310, ngay bên dưới vùng mà nó đã tăng lên sau thảm kích từ thứ Năm tuần trước.
  • Mặt khác, thị trường Chứng khoán giảm điểm trên khắp Châu Âu vì tin tức rằng lực lượng chính phủ Ukraine đang cố gắng đột nhập vào thành phố nổi dậy cầm quyền Donetsk và lo ngại rằng căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể leo thang. Tất cả các yếu tố trên hỗ trợ cho quan điểm của tôi rằng chúng ra có thể trở lại một thế giới “Từ bỏ rủi ro”.
  • NOK của nhóm G10 là đồng tiền có xu hướng mất giá nhất khi thị trường chứng khoán Châu Âu giảm điểm. Mặt khác, đồng Yên có xu hướng tăng trong thời gian lo ngại rủi ro. Đưa hai đồng tiền thành một cặp, bán NOK/JPY sẽ là một cách hiệu quả dựa trên Phân tích cơ bản để giao dịch trong ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tại Ukraine đối với thị trường Ngoại hối.
  • Tuy nhiên, theo Phân tích kỹ thuật thì NOK/JPY có thể bị hạn chế. Cặp tiền giảm như mong đợi trong phiên giao dịch Châu Âu sáng thứ Hai, sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại 16.420 (R1), gần với đường biên của kênh giảm ngắn hạn. Một sự sụt giảm rõ ràng dưới ngưỡng hỗ trợ 16.250 (S1), sẽ xác nhận một mức thấp hơn và có khả năng nhắm mục tiêu ngưỡng hỗ trợ tiếp tại 16.180 (S2), hoặc thấp hơn dưới đường biên của kênh xu hướng giảm. Cả hai nghiên cứu chuyển động đều hỗ trợ cho quan điểm, kể từ khi chỉ sổ RSI giảm xuống dưới mức 50, trong khi chỉ số MACD, đã trong vùng tín hiệu giảm, có vẻ như đã sẵn sàng di chuyển phía dưới đường tín hiệu của nó. Miễn là tỷ giá đang được giao dịch trong kênh nói trên và dưới cả 2 đường trung bình động, tôi nhìn thấy một triển vọng tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mặc dù xu hướng ngắn hạn là giảm, tỷ giả đang tiếp cận ngưỡng hỗ trợ tăng dài hạn (rút ra từ sự quay lại lần thứ 24 của tháng Sáu năm 2013 và kết nối với mức thấp trên biểu đồ hàng ngày). Điều này dẫn đến kết luận rằng bất cứ sự giảm điểm nào sắp tới có thể bị giới hạn bởi đường này. Ngoài ra, tôi có thể thấy sự phân kỳ tích cực giữa chỉ báo chuyển động hàng ngày và giá cả thực tế, trong khi chỉ số RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng bán quá mức của nó, cộng với quan điểm của tôi rằng bất kì sự giảm nào hơn nữa có thể sẽ bị hạn chế.
  • Ngưỡng hỗ trợ: 16,250 (S1), 16,180 (S2), 16.000 (S3)
  • Ngưỡng khách cự: 16,420 (R1), 16,525 (R2), 16,610 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 22/07/2014
BỨC TRANH TOÀN CẢNH

  • Khủng hoảng Ukraina chi phối thị trường The Cuộc khủng hoảng ở UKraina đã chi phối các hoạt động của thị trường hôm thứ hai. Đồng đô la đã tăng hầu hết với các đồng tiền đối ứng trong nhóm G10 (cả JPY) vì đồng tiền của Mỹ được xem như tài sản an toàn khi lo ngại rủi ro quay trở lại. Chứng khoản giảm trong khi giá dầu và trái phiếu chính phủ tăng. Tuy nhiên, vàng đã thay đổi đôi chút
.
  • Chỉ hai trong số 15 đồng tiền của các thị trường mới nổi mà chúng tôi theo dõi là RUB và CZK thấp hơn đáng kể so với USD trong khi vài đồng tiền tăng đáng kể, bao gồm THB, TRY, IDR và ZAR. Điều này cho thấy các thị trường mới nổi khác dường như bị tác động rất ít hoặc không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Sự gia tăng của các đồng tiền có lãi suất cao cho thấy giao dịch carry trade không bị ảnh hưởng
  • (hoặc chưa bị ảnh hưởng)
  • Triển vọng của cuộc khủng hoảng: Lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ vào Nga hướng đến các công ty nhà nước là một bước leo thang rõ ràng hơn so với các lệnh trừng phạt trước đó. Trong có vài sự khác biệt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu về quy mô của các lệnh trừng phạt vào tuần trước, thì bi kịch hàng không đã gia tăng khả năm châu Âu sẽ đáp trả bằng những lệnh trừng phạt cứng rắn hơn tương ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Chúng ta cần chờ đợi kết quả của cuộc họp Ngoại trưởng Liên minh châu Âu hôm nay để xem thử chính quyền EU sẽ đưa ra đòn đáp trả của họ thế nào.
  • Đáp trả của tổng thống Putin đối với những lệnh trừng phạt này sẽ là chìa khóa. Ông ấy phải chọn giữa hai sự lựa chọn không mong muốn: hoặc là từ bỏ ủng hộ các phần tử li khai thân Nga ở Ukraina và đối mặt với sự mất mát về uy tín chính trị với các nhà yêu nước tại quê nhà, hoặc tiếp tục bất chấp các lệnh trừng phạt và đối măt với sự sụt giảm hình ảnh đối với công chúng nói chung. Thay vào đó, ông ta có thể đẩy cuộc khủng hoảng leo thang ở mức độ hiện tại để giảm căng thẳng sau đó. Những động thái của ông ấy được chi phối bởi mong muốn của ông ta để duy trì uy tín của mình trong nước, điều mà ông ấy nhận được trong các cuộc thăm dò. Các khảo sát mới nhất chỉ ra rằng sự mệt mỏi của cuộc chiến tranh ngày càng tăng lên với 56% người Nga phản đối việc đưa quân đến miền Đông Ukraina. Những con số như thế có thể làm cho Putin cân nhắc về việc giảm căng thẳng của cuộc khủng hoảng. Việc giảm căng thẳng của cuộc khủng hoảng dĩ nhiên có thể gây ra sự đảo chiều trong mô hình “thoát khỏi rủi ro”.
  • Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua đã nhất trí (bao gồm Nga) thực hiện giải pháp được Úc đề xuất kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về tai nạn của chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malasia, chấm dứt các hoạt động quân sự xung quanh hiện trường và tạo điều kiện cho các nhà điều tra tiếp cận, AP cho biết. Sự đáp trả này cũng sẽ cho thấy Putin có thể sẽ chấp thuận giảm leo thang. Mặt khác, có vài câu hỏi về việc Nga có sức ảnh hưởng mạnh như thế nào đến phong trào ly khai.
  • Đứng đầu các sự kiện địa chính trị ở châu Âu, bảng báo cáo hàng tháng của Ngân hàng Bundesbank cho biết “tăng trưởng kinh tế ở Đức đã mất động lực đáng kể trong 2 tháng đầu mùa xuân”. Xét đến tất cả các yếu tố trên, EUR/USD mở cửa phiên châu Âu sáng nay chỉ thấp hơn 13 pips so với phiên hôm qua.
  • Lịch sự kiện hôm nay: Cuộc họp Ngoại trưởng châu Âu đã đề cập ở trên sẽ là sự kiện chính ở châu Âu. Không có dữ liệu quan trọng nào được công bố hôm nay từ khu vực đồng EUR. Ở Anh, chúng ta có khảo sát xu hướng CBI cho tháng 7.
  • Ở Mỹ, chỉ số CPI cho tháng 6 được dự kiến duy trì ở mức không đổi +2.1% theo năm. Tiền lương trung bình hàng tuần được cho là tăng 2.0% theo năm trong tháng 6, điều này sẽ làm tháng thứ 2 tăng liên tiếp trong một chuỗi các tháng tiền lương thật giảm. Phát biểu trước quốc hội vào tuần trước, chủ tịch Fed Yellen đã lưu ý rằng tiền lương thật tăng “đã không tồn tại” (mặc dù công bằng, Fed xem xét kĩ hơn chỉ số chi phí việc làm, đã tăng nhẹ nhanh hơn). Trước đó bà đã nhấn mạnh rằng các rủi ro tiềm ẩn về chi tiêu tiêu dùng đặt ra do tiền lương tăng ít hơn tỷ lệ lạm phát.
  • Doanh số bán nhà sẵn có cho tháng 6 dự kiến tăng, nhưng dữ liệu lĩnh vực nhà ở thất vọng hôm thứ năm tuần trước có thể đẩy số liệu xuống mức yếu hơn. Chỉ số sản xuấ Fed Richmond cho cùng tháng được cho là giảm, chỉ số giá cả nhà ở FHFA dự kiến sẽ chỉ ra tốc độ gia tăng trong giá nhà vốn đã tăng nhẹ trong tháng năm.
  • Từ Canada, chúng ta có doanh số bán lẻ cho tháng năm, và từ khu vực đồng Euro, chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ cho tháng 7
  • Qua đêm, CPI quí 2 của Úc dự kiến chậm lại +0.5% theo quý từ mức 0+0.6% theo quí có thể bất lợi cho đồng AUD.
 
Thị trường
EUR/USD củng cố nhẹ trên mức 1.3500


  • EUR/USD đã di chuyển củng cố vào hôm thứ 2, duy trì nhẹ trên ngưỡng tâm lý 1.3500 (S1). Xét đến điều này chúng ta có thể xác nhận tín hiệu phân kì dương giữa chỉ số RSI và biến động giá, và chỉ số MACD nằm trên đường khởi phát của nó và đang hướng lên, tôi kì vọng một sự bật lại, có thể thử gần mức 1.3580 (R1). Trên biểu đồ ngày, tôi có thể thấy khả năng hình thành nến hình búa, gia tang khả năng sóng điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập theo xu hướng chung của cặp tiền tệ. Cặp tỷ giá đang giao dịch dưới đường xu hướng màu xanh dương, nhưng chúng tôi cần xem thử liệu những người bán có đủ mạnh để đẩy tỷ giá về vùng 1.3500-1.3475 trước khi trông chờ sự mở rộng giảm điểm mạnh hơn trong tương lai.
  • Mức hỗ trợ: 1.3500 (S1), 1.3475 (S2), 1.3400 (S3)
  • Mức kháng cự: 1.3580 (R1), 1.3650 (R2), 1.3700 (R3)

USD/JPY vượt trên mức 101.40


  • USD/JPY di chuyển cao hơn, vượt mốc 101.40 (kháng cự chuyển thành hỗ trợ) và hiện tại đang giao dịch gần đường trung bình động 50 kì. Tôi vẫn kì vọng tỷ giá giao dịch quanh vùng 101.80/101.85 (R1). Tín hiệu RSI di chuyển trên 50, trong khi chỉ số MACD, mặc dù ở vùng giảm của nó nhưng đã vượt qua đường khởi phát của nó, hỗ trợ cho sự tiếp diễn của sóng tăng. Tuy nhiên, cặp tiền tệ đang giao dịch trong kênh xu hướng giảm màu tím và vì thế, tôi sẽ xem bức tranh ngắn hạn nói chung là duy trì giảm điểm và bất cứ sự bức lên nèo trong kênh sẽ là sóng điều chỉnh.
  • Mức hỗ trợ: 101.40 (S1), 101.10 (S2), 100.80 (S3)
  • Mức kháng cự: 101.85 (R1), 102.25 (R2), 102.65 (R3)

EUR/GBP củng cố


  • EUR/GBP di chuyển củng cố hôm thứ hai, duy trì giữa mức hỗ trợ 0.7915 (S1) và đường trung bình động 50 kì. Mặc dù xu hướng tổng thể vẫn là giảm điểm (đánh dấu bởi đường xu hướng xuống vẽ từ ngày 11 tháng 4). Trên biểu đồ ngày, tôi nhìn thấy tín hiêu phân kỳ dương giữa các nghiên cứu động lượng phân kì dương của chúng tôi và biến động giá. Điều này củng cố cho bức tranh sóng điều chỉnh tăng trong tương lai gần, có thể hướng đển vùng 0.7980 (R1) và gần đường xu hướng màu xanh dương.
  • Mức hỗ trợ: 0.7915 (S1), 0.7890 (S2), 0.7815 (S3)
  • Mức kháng cự: 0.7980 (R1), 0.8030 (R2), 0.8080 (R3)

Vàng tăng lên đôi chút


  • Vàng tăng nhẹ sau khi tìm thấy mức hỗ trợ tại mức1305, trùng khớp với đường trung bình động 20 kì. Nếu những người đầu cơ giá lên đủ mạnh để tiếp tục bật lên, tôi trông chờ họ sẽ hướng đến một lần nữa mức kháng cự 1325 (R1). Tuy nhiên, các chỉ dẫn động lượng của chúng tôi tiếp tục cho thấy các dấu hiệu trung lập. Cả chỉ số RSI và MACD nằm gần các mức trung lập của chúng, đều chỉ hướng nằm ngang. Hơn nữa, trên biểu đổ ngày,cả đường trung bình động 50 và 200 ngày đều chỉ hướng nằm ngang, thêm vào bức tranh không rõ rang của kim loại quí.
  • Mức hỗ trợ: 1305 (S1), 1293 (S2), 1285 (S3)
  • Mức kháng cự: 1325 (R1), 1332 (R2), 1345 (R3)

Dầu WTI bật mạnh lần nữa


  • Dầu WTI tăng mạnh hôm thứ hai, xác nhận những kì vọng của chúng tôi về khả năng bật lại và đạt mức thấp nhất cao hơn gần vùng 102.60 (S2). Gía đã chạm và phá vỡ ngưỡng 103.90 và tìm thấy mức kháng cự vài xent dưới ngưỡng tâm lý 105.00 (R1). Một sự di chuyển như thế xác nhận mức cao nhất cao hơn sắp tới và giữ xu hướng ngắn hạn là tăng điểm. Một sự bức quá quyêt định mức 105.00 (R1) có thể làm khởi phát sự mở rộng hướng đến mức kháng cự tiếp theo 106.05 (R2). Tuy nhiên, nhìn kĩ vào biểu đổ 1 giờ, chỉ số RSI đã thoát khỏi vùng mua quá mức của nó và tín hiệu MACD dường như sẵn sang rơi xuống dưới đường tín hiệu của nó. Hơn thế nữa, tôi có thể thấy tín hiệu phân kì âm giữa cả các nghiên cứu động lượng của chung tôi và biến động giá. Vì thế, tôi không thể loại trừ một sự chốt lãi khác trước khi những người nắm giữ vị thế bán chiếm ưu thế lần nữa. Trong bức tranh lớn hơn, tín hiệu RSI 14 ngày đã di chuyển trên 50 trong khi tín hiệu MACD đã vượt lên trên đường tín hiệu của nó, làm gia tăng khả năng tiếp diễn của xu hướng tăng trong ngắn hạn.
  • Mức hỗ trợ: 103.90 (S1), 102.60 (S2), 101.70 (S3)
  • Mức kháng cự: 105.00 (R1), 106.05 (R2), 106.85 (R3)
 
Tiêu điểm trong ngày - aud/usd

  • Đồng đô-la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng G10 trong phiên sáng Thứ Ba tại Châu Âu. Nó giao dịch cao hơn các đồng tiền CHF, EUR and NZD theo thứ tự đó, và thấp hơn so với NOK và AUD. Đồng bạc xanh giao dịch gần như không đổi so với SEK, GBP, JPY và CAD.
  • Đồng đô-la Úc đã tăng điểm trong phiên sáng Châu, sau khi Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Glenn Stevens cho biết ông hài lòng với chính sách tiền tệ hiện nay. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng nếu có thể cải thiện bất cứ điểm hợp lý nào, Ngân hàng sẽ tiến hành. Các Ngân hàng Trung ương hàng đầu đã không tuyên bố bất cứ điều gì trực tiếp về tiền tệ. Trong nhận định của mình vào đầu tháng này, Thống đốc Stevens tuyên bố rằng đồng đô la Úc đã được "định giá quá cao, không còn được tính bằng xu nữa". Những nhận xét đã được thực hiện vài ngày sau khi Ngân hàng duy trì lãi suất cơ bản không đổi ở mức 2.50%.
  • Thị trường chứng khoán châu Âu tăng trở lại khi phe li khai Ukraine thân cận Nga bàn giao hộp đen của máy bay cho nhà chức trách Malaysia và một số thi thể nạn nhân được đưa về Hà Lan. Những sự phát triển gần đây đã làm giảm những quan ngại về thị trường và tăng giá cổ phiếu ở Châu Âu. Chỉ số DAX của Đức và các chỉ số CAC của Pháp tăng khoảng 0,90% so với mức đóng cửa hôm Thứ Hai. Sự tập trung bây giờ hướng về kết quả của cuộc họp Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Liên minh Châu vào cuộc thảo luận về biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Nga. Hội đồng Bảo an của Nga cũng sắp sửa đến ngày họp.
  • Cặp AUD/USD đã tăng điểm trong phiên sáng nay tại Châu Âu, mở rộng đà tăng qua đêm. Trong phiên Châu Á sáng nay, cặp tiền tệ đã hồi phục tại mức 0.9360 (S1) và ngay tại thời điểm viết báo cáo này nó đang tiến đến ngưỡng kháng cự 0.9410 (R1). Chỉ số RSI đã di chuyển lên trên đường 50 của nó, trong khi chỉ số MACD đã hồi phục từ đường số 0, xác nhận đà tăng gần đây. Tuy nhiên, tôi đang xem xét xu hướng ngắn hạn tổng thể của cặp AUD/USD là đi ngang, kể từ khi giá dao động giữa những rào cản của 0.9330 (S2) và 0,9410 (R1), với cấu trúc xu hướng không rõ ràng để có thể xác định. Một bước dịch chuyển rõ ràng phía trên thanh 0.9410 (R1) có khả năng báo hiệu một xu hướng tăng vượt trội và gặp mục tiêu tiếp theo tại đường kháng cự 0.9455 (R2). Mặt khác, chỉ có một sự sụt giảm rõ rệt dưới ngưỡng cản mạnh mẽ 0.9330 (S2) có thể biến bức tranh trở nên tiêu cực. Cả haiđường trung bình đang chỉ ra xu hướng đi ngang, trong khi trên bảng xếp hạng hàng ngày, cả hai nghiên cứu động lượng của chúng tôi nằm gần mức trung lập của chúng. Điều này khẳng định xu hướng không rõ ràng của các cặp tiền tệ và chứng thực lập trường trung lập của tôi.
  • Hỗ trợ: 0.9360 (S1), 0.9330 (S2), 0.9300 (S3)
  • Kháng cự: 0.9410 (R1), 0.9455 (R2), 0.9505 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 23/07/2014
BỨC TRANH TOÀN CẢNH
  • Cái giá của sự hành động có giá trị hơn chỉ là lời nói: Câu nói này từ vở kịch Marat/Sade diễn tả đúng nhất tình thế của châu Âu đối với Nga. Nhiều quan chức chính phủ đã nói cần phải trừng phạt Nga cho việc liên quan đến việc bắn rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia ở Ukraina, nhưng khi yêu cầu một động thái cứng rắn, không một ai hành động.Liên minh châu Âu đã tăng cường danh sách các cá nhân và công ty sẽ đối mặt với lệnh đóng băng tài sản và lệnh cấm di chuyển, nhưng lại cho rằng họ sẽ cân nhắc những biện pháp cứng rắng hơn chỉ khi Nga không hợp tác trong việc điều tra vụ máy bay rơi. Ủy ban châu Âu đang được trông chờ sẽ thông báo danh sách các lệnh trừng phạt thương mại và kinh tế quyết liệt hơn mà EU có thể tiến hành nếu mọi việc không được tiến triển tốt đẹp.
  • Đây có lẽ không phải là một ngày tốt đẹp cho việc giao dịch trên các nguyên tắc nhưng thị trường nói chung thờ ơ với các vấn đề về chính trị. Sự thật là các căng thẳng hạ nhiệt đã chuyển tâm lý từ “thoát khỏi rủi ro” sang “chấp nhận rủi ro”. Chứng khoán ở châu Âu đã phục hồi nhanh chóng và sự gia tăng cũng thể hiện trên các tài sản Mỹ và châu Á, trong khi vàng và trái phiếu Đức giảm. Các đồng tiền hàng hóa nhạy bén với rủi ro thể hiện tốt nhất trong các đồng tiền nhóm G10 trong khi tài sản an toàn CHF thể hiện kém nhất.
  • Điều này tưởng chừng như sẽ hỗ trợ tốt cho các tài sản ở châu  nhưng EUR/USD đã đặc biệt sụt giảm mạnh dưới mức 1.3500 lần đầu tiên từ tháng 2 trong phiên mở cửa tại châu Âu (và ngay cả chỉ trong một ngày, lần sụt giảm trước trong một thời kì liên tục là tháng 11 năm ngoái). Sự suy yếu có thể do nguyên nhân bởi quan điểm tăng trưởng của châu Âu bị trì hoãn và với sự cầm cự của Ngân hàng Trung ương châu Âu, điều duy nhất có thể giải cứu châu âu là đồng Euro yếu hơn. Chẳng hạn, ngay cả trong khi IMF tuyên bố rằng Tây Ban Nha đã “vượt qua giai đoạn khó khăn”, nhưng xuất khẩu của quốc gia này đang giảm xuống và thâm hụt thương mại đang nới rộng lần nữa, tăng nguy ngại về sự phục hồi. Chúng ta sẽ biết rõ hơn vào ngày mai khi chỉ số PMI sơ bộ cho tháng 7 được công bố. PMI cho khu vực đồng euro được dự báo thấp hơn một chút, vì thế đối với tôi sẽ có nhiều người thất vọng về điều này. Trong khi đó, bức tranh kĩ thuật cho EUR/USD cũng tiêu cực (xem bên dưới). Điều này có thể phá vỡ giá của đồng EUR mà chúng ta đã mong đợi rất lâu.
  • Mặt khác, các đồng tiền của các thị trường mới nổi tiếp tục tăng. Đồng RUB đã thể hiện tốt nhất trong số các đồng tiền mới nổi mà chúng tôi theo dõi, theo sau là các đồng tiền có lãi suất cao TRY, ZAR và BRL. Các đồng tiền của thị trường mới nổi hường lợi từ việc các nhà đầu tư từ Nga di chuyển nguồn vốn ra khỏi thị trường này và đặt tiền của họ ở nơi khác. Giao dịch carry trades giao dịch ổn định ngay cả nếu tâm lý “thoát khỏi rủi ro” trở lại, do sự thiếu sự lây truyền đối với các thị trường mới nổi khác.
  • CPI quí 2 từ Úc trùng khớp với dự báo tại mức +3.0% theo năm, tăng nhẹ từ mức +2.9% theo năm trong quí 1. Tin tức đã đưa đồng AUD tăng mạnh mặc dù thực tế là số liệu và “khảo sát đánh giá trùng khớp với dự báo, bởi vì số liệu “trung bình” tăng nhanh hơn mong đợi lên 2.9% theo năm từ 2.6% theo năm và vượt ước tính 2.7% theo năm. Tỷ lệ lạm phát cao hơn làm giảm khả năng Úc có thể cắt giảm lãi suất trong tương lai thấy trước.
  • Hôm nay: Trong ngày châu Âu, dữ liệu duy nhất chúng ta có đc là dữ liệu niềm tin sản xuất của Pháp và chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ của khu vực đồng euro cho tháng 7.
  • Ở Anh, ngân hàng Anh sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất. Các bình luận gần đây và các bài phát biểu bới các thành viên trong hội đống chính sách tiền tệ cộng với biên bản cuộc hợp mới đây, chỉ ra rằng, có ít nhất vài thành viên đã tiến đến gần hơn đến các phiếu bầu bất đồng, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó sẽ đến trong tháng này. Nếu không có bất cứ sự bất đồng nào, sự tập trung sẽ dồn vào quan điểm của các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ và cuộc tranh luận khi nào lãi suất sẽ bắt đầu tăng. Tách biệt với sự kiện trên, thống đốc ngân hàng Anh Mark Carney sẽ phát biểu trong một hội nghị kinh doanh.
  • Từ Mỹ, chúng ta có số đơn vay thế chấp MBA cho tuần kết thúc vào ngày 18 tháng 7 và như thường lệ, không có sẵn bất kì dự báo nào.
  • Ở Canada, doanh số bán lẻ trong tháng năm được dự báo chậm lại xuống +0.3% theo năm tè mức +0.7% theo năm tháng trước
  • Thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu Oeter Praet sẽ có bài phát hiểu ngày hôm nay.
  • THỊ TRƯỜNG​
EUR/USD dưới mức thấp nhất tháng 2
    • EUR/USD đã giảm mạnh hôm thứ ba, rơi dưới ngưỡng tâm lý 1.3500 và phá vỡ mức thấp nhất tháng 2 1.3475. Tôi tin rằng, đà di chuyển sẽ tiến tới giai đoạn mở rộng đà giảm điểm lớn hơn, hướng đến vùng hỗ trợ 1.3400, đánh dấu bởi mức thấp nhất của ngày 21 tháng 11. Tín hiệu MACD duy trì dưới đường kháng cự màu xanh dương và dưới cả đường và 0 và đường tín hiệu của nó, xác nhận động lượng âm hôm qua. Chỉ số RSI đã bứt phá trong vùng bán quá mức của nó nhưng vẫn chỉ hướng đi ngang. Tôi sẽ tìm kiếm giá bật lên trên việc thoát khỏi vùng cực điểm của nó. Bức tranh rộng hơn, sự di chuyển dưới rào cản 1.3475 xác nhận mức thấp nhất thấp hơn tiếp theo, trong khi đường trung bình động 20 kì tiếp xúc với đường trung bình động 200 kì và một sự sụt giảm trong tương lai gần sẽ hỗ trợ cho bức tranh tiêu cực của cặp tiền tệ.
    • Mức hỗ trợ: 1.3400 (S1), 1.3300 (S2), 1.3250 (S3)
    • Mức kháng cự: 1.3475 (R1), 1.3500 (R2), 1.3580 (R3)

    EUR/JPY phá vỡ dưới mức 136.75

    • EUR/JPY di chuyển thấp hơn và rơi xuống dưới mức (hỗ trợ trở thành kháng cự). Sự dịch chuyển xác nhận mức thấp nhất thấp hơn và có thể tiến đến mức hỗ trợ cản 136.20 (S1) Tín hiệu MACD, đã ở dưới đường 0, rơi dưới đường tìn hiều của nó, xác nhận động lương giảm mạnh của biến động giá. Miễn là tỷ giá giao dịch dưới đường xu hướng màu xanh dương và dưới cả các đường trung bình động, bức tranh ngắn hạn duy trì giảm điểm. trên biểu đồ ngày, đường trung bình động 50 ngày đang tiến gần đến đường trung bình động 200 ngày và việc người bán đẩy tỷ giá xuống mức thấp hơn trong tương lai sẽ bổ sung cho bức tranh tiêu cực của EUR/JPY.
    • Mức hỗ trợ: 136.20 (S1), 135.50 (S2), 135.00 (S3)
    • Mức kháng cự: 136.75 (R1), 137.50 (R2), 138.45 (R3)

    GBP/USD chờ đợi biên bản cuộc họp của BOE

    • GBP/USD di chuyển nhẹ xuống mức thấp hơn, nhưng tìm thấy mức hỗ trợ một lần nữa gần 1.7035 (S1), nằm sát bên trên đường trung bình 200 kì. Tín hiệu phân kì âm giữa các nghiên cứu động lượng của chúng tôi và biến động giá vẫn có hiệu lực và chỉ ra rằng cặp tiền tệ dường như đang hướng lên và giữ bức tranh trung hạn giảm nhẹ. Tuy nhiên, hôm nay ngân hàng trung ương Anh sẽ công bố biên bản cuộc họp trong cuộc họp chính sách mới nhất của họ và nhiều sự dịch chuyển trong hôm nay sẽ phụ thuộc vào sự kiện này. Vì thế, tôi sẽ không đưa ra quan điểm của mình cho đến khi tôi nhận được thêm tín hiệu để xác nhận bức tranh ngắn hạn của cặp tiền tệ. Trên biểu đồ ngày, đường trung bình động số mũ 80 ngày tiếp tục cung cấp các tín hiệu hỗ trợ đáng tin cậy về những mức thấp của biến động giá. Điều này giữ bức tranh dài hạn là tăng điểm và vì thế, tôi sẽ xem bất cứ sự sụt giảm nào trong trung hạn sẽ là sự điều chỉnh của đà tăng lớn hơn
    • Mức hỗ trợ: 1.7035 (S1), 1.7000 (S2), 1.6950 (S3)
    • Mức kháng cự: 1.7115 (R1), 1.7190 (R2), 1.7300 (R3)

    Bức tranh của vàng vẫn không rõ ràng

    • Vàng giảm đôi chút trong suốt đầu phiên buổi sáng ở châu Âu hôm thứ ba, nhưng tụt mạnh một lần nữa về mức 1305(S1), trùng với đường trung bình động 20 kì. Sau đó trong ngày, kim loại này cố gắng di chuyển cao hơn nhưng tìm thấy mức kháng cự tại 1315 (R1) và đường xu hướng xuống màu tím.Xét đến điều này, giá vẫn nằm dưới đường xu hướng màu tím, nhưng được hỗ trợ tốt bởi vùng 1305 (S1), tôi vẫn giữ quan điểm trung lập của mình. Cả tín hiệu RSI và MACD duy trì gần mức trung lập của chung, trong khi trên biểu đồ ngày, cả đường trung bình động 50 và 200 ngày đều chỉ hướng ngang, thêm vào bức tranh không rõ ràng của kim loại vàng.
    • Mức hỗ trợ: 1305 (S1), 1293 (S2), 1285 (S3)
    • Mức kháng cự: 1315 (R1), 1325 (R2), 1332 (R3)

    Dầu WTI thất bại vượt qua mức 105.00WTI

    • WTI cố vượt lên trên mức 105.00 nhưng nỗ lực bất thành. Giá tìm thấy vài lệnh bán trên mức đó và sau khi tìm thấy mức kháng cự tại 105.25 (R1), giảm mạnh chạm mức hỗ trợ tại 103.90 (S1). Mặc dù khả năng mức thấp nhất cao hơn vẫn tồn tại và điều này giữ xu hướng tăng trong ngắn hạn vẫn có hiệu lực, dựa trên đà giảm mạnh, tôi chuyển quan điểm của mình từ sáng sủa sang trung lập. Hơn nữa, chỉ số RSI di chuyển thấp hơn sau khi thoát khỏi vùng mua quá mức của nó, trong khi tín hiệu MACD dường như đã sẵn sàng dịch chuyển dưới đường khởi phát của nó. Nhìn kĩ vào biểu đồ 1 giờ, tôi có thể thấy động lượng phân kì âm giữa biến động giá và cả các nghiên cứu động lượng hàng giờ. Các tín hiệu động lượng không quá mạnh tại thời điểm này và đây là lí do khác tôi giữ quan điểm trung lập của mình hiện tại.
    • Mức hỗ trợ: 103.90 (S1), 102.60 (S2), 101.70 (S3)
    • Mức kháng cự: 105.25 (R1), 106.05 (R2), 106.85 (R3)
 
Tiêu điểm trong ngày - usd/try

  • Đồng đô la đã giao dịch không đổi hoặc thấp hơn những đồng tiền đối ứng G10 trong phiên sang Thứ Tư Châu Âu. Nó giao dịch thấp hơn các đồng SEK, NOK, AUD, NZD và CAD, theo thứ tự đó, và hầu như không thay đổi so với CHF, EUR và JPY.
  • Đồng Bảng Anh là đồng tiền G10 duy nhất giảm giá trị so với đồng đô la, sau khi biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất của Ngân hàng Anh được công bố. Như dự kiến, các lá phiếu ủng hộ việc để lãi suất không thay đổi đã được đồng thuận. Điểm mấu chốt cho thị trường là Ủy ban tin rằng các tín hiệu mâu thuẫn từ việc làm và tiền lương đã tăng sự không chắc chắn về mức độ chùng trong nền kinh tế. “Chính vì sự không chắc chắn này, một cuộc tranh cãi có thể được thực hiện để đưa căng thẳng hơn trên con đường dự kiến chi phí, đặc biệt là tiền lương, trong việc đánh giá áp lực lạm phát,” biên bản đã đề cập. Kể từ khi Ủy ban lưu ý rằng "sự sụt giảm của tiền lương so với việc gia tăng mạnh mẽ trong vấn đề việc làm đã trở nên nổi bật hơn", điều này cho thấy rằng MPC đang trở nên ít quan tâm đến lạm phát. Hơn nữa, lý do duy nhất đưa ra cho các bước nhảy vọt bất ngờ về tỷ lệ lạm phát 1,9% trong tháng Sáu là do sự thay đổi trong thời gian bán hàng mùa hè, có nghĩa là họ không thấy bất kỳ sự gia tăng trong tỷ lệ lạm phát cơ bản.
  • GBP đã tăng điểm trước những tin tức trong sự mong đợi của các tín hiệu hiếu chiến hơn nhưng ngay sau khi biên bản đã được công bố, nó đã mất tất cả những điểm đã tăng và suy yếu thêm. Sự suy giảm của Đồng bảng anh đã được dừng lại bởi ngưỡng hỗ trợ 1,7035. Tỷ giá tìm thấy một số lệnh mua nhẹ dưới mức đó, vì vậy tôi sẽ chờ đợi một mức sụt giảm rõ ràng bên dưới mức này trước khi mong đợi một thử nghiệm gần khu vực tâm lý 1.7000.
  • Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ là đồng tiền tăng điểm nhiều nhất trong số các loại tiền tệ của thị trường mới nổi (EM) mà chúng tôi theo dõi. Nó đã được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine khi các nhà đầu tư chuyển vốn ra khỏi Nga vào các thị trường tiềm năng khác. Tiếp tục thương mại có thể sẽ mang lại kết quả tốt ngay cả khi trạng thái "kém chấp nhận rủi ro" trở lại, bởi không có nhiều sự lây lan của cuộc khủng hoảng Ukraine sang các thị trường mới nổi khác. Trên hết, việc thu hẹp gần đây trong thâm hụt tài khoản hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường đồng tiền của quốc gia này.
  • Tỷ giá USD / TRY đã giảm mạnh kể từ ngày 18 tháng 7 với sự giảm sâu của ngày hôm qua bên dưới rào cản 2,1135, cho tín hiệu áp lực bán gia tăng. Tỷ giá tiếp tục sụt giảm trong ngày hôm nay, vượt qua hai rào cản hỗ trợ liên tiếp và tại thời điểm viết nó đang giao dịch ở dưới mức 2,0930 (R1). Tôi mong chờ cặp tì giá tiếp tục sụt giảm mạnh và tiến tới được vùng hỗ trợ 2,0775 (S1), trong tương lai gần. Chỉ số MACD nằm trong vùng tăng điểm của mình và giảm dưới đường tín hiệu của nó, gia tăng khả năng đối với việc tiếp tục suy giảm. Tôi sẽ bỏ qua việc đọc báo cáo quá bán của chỉ số RSI, khi các chỉ số vẫn nằm trong vùng cực kể từ ngày hôm qua và có thể ở lại đó một khoảng thời gian dài hơn. Tôi nhận thấy sự suy giảm giá trị của chỉ số RSI như đà giảm mạnh cho bây giờ. Hơn nữa, đường trung bình chu kỳ 50 giảm xuống dưới đường trung bình chu kỳ 200, thêm vào các hình ảnh tiêu cực của cặpUSD / TRY.
  • Hỗ trợ: 2.0775 (S1), 2.0745 (S2), 2.0645 (S3)
  • Kháng cự: 2.0930 (R1), 2.1015 (R2), 2.1135 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 24/07/2014

BỨC TRANH TOÀN CẢNH
  • Ngân hàng dự trữ New Zealand, các số liệu PMI trong tâm điểm Một lần nữa, có vài tin tức kha khá mang đến cho thị trường một vài biến động. EUR/USD đã có vùng thấp nhất lần thứ hai trong năm ở mức 0.14% (mức thấp nhất là 0.11% ngày 18/4). Thji trường đã lờ đi báo cáo về việc hai máy bay quân sự của Ukraina bị bắn hạ, rõ ràng từ phía biên giới Nga, theo chính phú Ukraina cho hay. Vàng vẫn giảm mặc cho tin tức trên. Chỉ có hai đồng tiền trong nhóm G10 yếu đi đáng kể so với đồng đô la Mỹ là đô la New Zealand (xem bên dưới) và bảng Anh, đã giảm hôm qua theo những chỉ báo bồ câu của biên bản ngân hàng Anh. Mặt khác, đồng đô la Úc đã tăng lên sau khi chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc theo HSBC/market tăng lên 52 từ mức 50.7, vượt xa ước tính 51.0.

  • Ngân hàng dự trữ New Zealand tăng lãi suất tiền mặt chính thức. (OCR) thêm 25 điếm, như được kì vọng, nhưng cho rằng sẽ dừng lại cho “một thời kì đánh giá” trước khi điều chỉnh lãi suất xa thêm nữa đến một mức độ trung lập hơn”. Mặt khác, họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng trước tiên cần xem liệu việc tăng 100 điểm cho đến hiện tại ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Ngân hàng dữ trữ New Zealand đã có những lời lẽ cứng rắn về đồng tiền của họ. “Những tháng gần đây, giá xuất khẩu sữa và gỗ đã giảm, những điều này sẽ làm giảm thu nhập của các lĩnh vực chủ chốt trong năm tới. Với tỷ giá hối đoái điều chỉnh giảm để hạ thấp giá hàng hóa, mức độ của đồng đô la New Zealand là không hợp lí và không ổn định và tìm ẩn khả năng rớt mạnh đáng kể”, ngân hàng này nói. Rất khó tranh cãi với biện luận của họ rằng đồng tiền này đang được định giá quá mức, căn cứ vào cả chỉ số CPI và PPI, nó là đồng tiền được định giá quá mức nhất trong các đồng tiền của nhóm G10 (33% và 40% quá giá so với USD, theo các tính toán của Bloomberg). Những tính toán của OECD đặt nó ở nhóm giữa, nhưng ngay cả định giá quá mức 21%, theo tính toán của họ (đồng tiền quá mức nhất theo phương pháp này là CHF +35%, trong khi đồng Yên Nhật chỉ +2% quá mức). Nói chung, các đồng tiền có khuynh hướng trở về giá trị ngang giá sức mua của nó (PPP) nhưng có thể mất rất rất nhiều thời gian. Miễn là ngân hàng dự trữ New Zealand giữ lãi suất thực tế ở mức cao nhất trong nhóm G10 (thực tế, chỉ có ngân hàng trung ương này giữ lãi suất chính thức dương), đồng NZD sẽ được hỗ trợ tốt.

  • Cán cân thương mại của Nhật Bản tiếp tục kém hơn. Sự thâm hụt trong tháng 6 là 1.08 nghìn tỷ yên (điều chỉnh theo mùa) so với 862 tỷ (điều chỉnh theo mùa) trong tháng 6. Mặc dù điều này tốt hơn so với ước tính của thị trường, các số liệu không điều chỉnh theo mùa cho thấy cán cân thương mại tồi tệ hơn, làm cho bức tranh trở nên trái chiều. Xuất khẩu của Nhật Bản không được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng Yên, trong khi dĩ nhiên giá nhập khẩu đã tăng lên cùng với sự mất giá của tiền tệ. Điều này có thể là lỗ hổng chết người trong chính sách kinh tế của thủ tướng Abe: đồng yên yếu hơn đã gia tăng cắt giảm tổng cầu bằng việc giảm sức mua của các hộ gia đình mà không thúc đẩy xuất khẩu, vì thế gây ra giảm phát mạnh hơn. Chỉ số PMI sản xuát của Nhật đã giảm xuống 50.8 từ 51.5. Tôi vẫn cho rằng đồng yên sẽ tiếp tục suy giảm. Mặc dù rất khó nói điều gì sẽ là chất xúc tác để kéo đồng yên ra khỏi vùng hiện tại của nó.
  • Hôm nay: Các chỉ số PMI sẽ là tâm điểm trong suốt ngày châu Âu. Chỉ số PMI sơ bộ cho khu vực châu Âu trong tháng 7 sẽ được công bố chỉ sau khi 2 nến kinh tế lớn nhất trong khối là Pháp và Đức công bố những số liệu của họ trong cùng tháng. Cả chỉ số PMI cho lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của khu vực châu Âu dự kiến giảm nhẹ, phản ánh sự trì trệ nói chung trong tăng trưởng và bất ổn kinh tế khu vực. Điều này có thể củng cố quan điểm rằng khu vực đồng euro chỉ hi vọng đồng tiền của khối yếu hơn và đẩy đồng EUR giảm nhẹ.
  • Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Thụy Điển cho tháng 6 sẽ được công bố và dự kiến tỷ lệ gia tăng lên 9% từ mức 8%, phù hợp với sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp của Dịch vụ việc làm công cộng (PES) đầu tháng này. Dữ liệu lao động yêu hơn sẽ hầu như gây thấp vọng về lời hứa gần đây trong việc CPI gia tăng, theo sau cú sốc tỷ lệ lãi suất chính thức cắt giảm không như kì vọng của ngân hàng Riksbank – về một sự phục hồi vừa phải trong nền kinh tế Thụy Điên và có thể gây bất lợi cho đồng SEK.
  • Ở Anh, doanh số bán lẻ không bao gồm xăng được kì vọng tăng 0.3%, một sự thay đổi hoàn toàn từ mức -0.5% theo tháng trong tháng trước. Điều này có thể hỗ trợ đông đồng bảng Anh.
  • Sau đó trong ngày, chúng ta có chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Mỹ trong tháng 7(dự kiến tăn) và doanh số bán nhà mới cho tháng 6 (dự kiến giảm). Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu cho tuần kết thúc ngày 19 tháng 7 dự báo tăng nhẹ.
  1. Thị trường
    EUR/USD trước khi các chỉ số PMI được công bố

    • EUR/USD di chuyển củng cố hôm thứ tư trước khi các số liệu PMI cho tháng 7 được công bố. Tỷ giá giao dịch duy trì nhẹ trên mức thấp nhất của tháng 2 tại 1.3475 (R1), với các số liệu PMI sơ bộ cho tháng 7 được công bố ngày hôm nay, được kì vọng sẽ cho thấy một sự sụt giảm khiêm tốn. Điều này có thế làm cho những người đầu cơ giá xuống thắng thế lần nữa và đẩy cặp tỷ giá xuongs thấp hơn, có lẽ hướng đến vùng hỗ trợ 1.3400 (S1), đánh dấu bởi mức thấp nhất của ngày 21 tháng 11. Miễn là EUR/USD duy trì dưới cả đường trung bình động và mức kháng cự chủ chốt 1.3500(R2), tôi nhìn thấy bức tranh tiêu cực trong trung hạn. Trên biểu đồ ngày, đường trung bình động 50 kì vẫn đang chạm đường 200 kì và việc người bán đẩy mức giá đi xa hơn trong tương lai sẽ bổ sung cho bức tranh tiêu cực của cặp tiền tệ.
    • Mức hỗ trợ: 1.3400 (S1), 1.3300 (S2), 1.3250 (S3).
    • Mức kháng cự: 1.3475 (R1), 1.3500 (R2), 1.3580 (R3).

    USD/JPY sẵn sàng thử thách mức 101.60

    • USD/JPY đã bật lên từ mức 101.35 (S1) và tại thời điểm viết bảng phân tích này, tỷ giá đang hướng đến mức kháng cự101.60 (R1). Tôi vẫn trông chờ người mua tìm thấy được sức mạnh để vượt qua mức đó và đưa cặp tỷ giá lên mức 101.85 (R2), gần đường cắt ngang của đường biên bên trên của kênh xu hướng màu tím và đường biên bên trên của kênh xu hướng lên nhất thời màu xanh dương. Mặc dù tôi kì vọng xu hướng lên vẫn tiếp tục, nhưng bức tranh ngắn hạn nói chung là giảm điểm vì tỷ giá vẫn đang giao dịch trong kênh xu hướng xuống màu tím. Xét đến điều đó, tôi sẽ cho rằng bất kì sóng tăng nào trong kênh là sóng điều chỉnh.
    • Mức hỗ trợ: 101.35 (S1), 101.10 (S2), 100.80 (S3).
    • Mức kháng cự: 101.60 (R1), 101.85 (R2), 102.25 (R3).

    EUR/GBP bật lại từ vùng from 0.7875

    • EUR/GBP di chuyển cao hơn đôi chút hôm qua, sau khi tìm thấy mức hỗ trợ gàn vùng 0.7875 (S1). Mặc dù xu hướng chung vẫn duy trì giảm (đánh dấu bởi đường xu hướng xuống vẽ từ ngày 11 tháng 5), tôi nhận thấy tín hiệu phân kì dương giữa MACD và biến động giá, chỉ ra động lực bán cần thiết không đủ mạnh, ít nhất là thời điểm hiện tại. Tương tự, xét đền điều đó, các đường chỉ dẫn đã vượt lên trên đường tín hiệu của nó và đang hướng lên, tôi không thể loại trừ sự tiếp diễn của sóng điều chỉnh tăng, có lẽ hướng đến mức kháng cự 0.7935 (R1). Trên biểu đồ ngày, tôi có thể thấy được tín hiệu phân kì dương giữa biến động giá và cả MACD hàng ngày và RSI 14 ngày, bổ sung cho quan điểm của tôi rằng xu hướng xuống là đáng tin cậy
    • Mức hỗ trợ: 0.7875 (S1), 0.7815 (S2), 0.7755 (S3).
    • Mức kháng cự: 0.7935 (R1), 0.7980 (R2), 0.8030 (R3).

    Vàng lại xuống dưới mức 1300

    • Vàng đã tụt giảm đáng kế, rơi xuống dưới mức 1305 (mức hỗ trợ trở thành kháng cự) và đường trung bình động 200 kì. Kim loại vàng có thể giao dịch gần mức hỗ trợ 1293 (S1), mức trùng khớp với mức thoái lui 50% của xu hướng lên từ ngày 5/6 đến ngày 10/7. Theo quan điểm của tôi, giá đã có động lượng cần thiết để thử ở mức đó vì tín hiệu RSI đã tiến xa hơn trước khi ra tín hiệu các điệu kiện bán quá mức, trong khi đường MACD đã rời khỏi đường trung lập của nó và cũng bứt xuống dưới đường tín hiệu của nó. Sự sự bức phá rõ ràng dưới mức 1293 (S1) có thể hướng đến mức tiếp theo tại 1285 (S2), trên mức thoái lui 61.8% một chút của xu hướng tăng đã đề cập trước đó.
    • Mức hỗ trợ: 1293 (S1), 1285 (S2), 1265 (S3).
    • Mức kháng cự: 1305 (R1), 1315 (R2), 1325 (R3).

    Dầu WTI tăng lại vì dự trữ giảm

    • Dầu WTI đã bật lại từ mức 101.75 (S1) hôm qua và di chuyển cao hơn sau khi EIA báo cáo rằng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm 4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 18 tháng 7, vượt mức ước tính giảm 2.8 triệu thùng. Giá dầu hiện đang giao dịch quanh mức kháng cự được đánh dấu mới mức cao nhất trước đó tại 103.35 (R1), mức mà một sự bức phá quyết định có thể củng cố xu hướng lên trung hạn và hướng đến mức kháng cự tiếp theo tại 104.50 (R2). Tín hiệu RSI đã bật lại từ mức 50 của nó và di chuyển cao hơn, trong khi tín hiệu MACD vẫn đang trong vùng dương của nó, vượt trên đường tín hiệu của nó, xác nhận động lực tăng của ngày hôm qua.
    • Mức hỗ trợ: 101.75 (S1), 100.70 (S2), 98.65 (S3).
    • Mức kháng cự: 103.35 (R1), 104.50 (R2), 105.45 (R3).
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,693
Messages
7,182,354
Members
179,062
Latest member
xiomi14t122024
Back
Top Bottom