IronFX: Phân tích hằng ngày với Marshall Gittler

IronFXSupport

Banned
Joined
Jul 15, 2014
Messages
298
Reactions
39
MR
0.000
Follow me on Facebook Chat with me via Skype X.com
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Hợp đồng kỳ hạn chỉ số DXY
20.08.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại châu Âu. Nó đã tăng điểm so với SEK, NOK và EUR, theo thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với GBP và NZD. Đồng bạc xanh đã giao dịch gần như không đổi so với JPY, CHF, AUD và CAD.
  • GBP đã củng cố sau khi biên bản cuộc họp chính sách tháng 8 của Ngân hàng Trung ương Anh hé lộ các lá phiếu chống đầu tiên kể từ tháng 7/2011. Theo biên bản, ủy ban đã bỏ phiếu với tỷ lệ 7-2 đối với tuyên bố rằng lãi suất của Ngân hàng này sẽ được duy trì ở mức 0,5%. Hai thành viên đã lưu ý rằng việc tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm nhanh cùng với bằng chứng khảo sát về việc thắt chặt trên thị trường lao động tạo ra một triển vọng rằng tăng trưởng tiền lương sẽ nhích lên và do đó, họ bỏ phiếu chống tuyên bố để giữ nguyên lãi suất. Cặp tỷ giá đã giao dịch ở ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 1.6600 trong phiên sáng tại châu Âu trước thời điểm có công bố. Ngay khi biên bản được công bố, tỷ giá GBP/USD đã tăng vọt thêm khoảng 0.30%, nhưng đã để mất phần lớn số điểm tăng được trong vòng ít phút sau đó. Việc đồng bảng Anh không thể chạm và phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.6700 bất chấp việc có sự không thống nhất trong bỏ phiếu gợi ý rằng các lá phiếu chống phần nào được dự đoán bởi thị trường sau các bình luận của Thống đốc BoE, Carney vào thứ Tư tuần trước rằng ủy ban có “nhiều quan điểm khác nhau” đối với mức độ đình trệ trong nền kinh tế. Đồng thời, việc lạm phát trong tháng 7 giảm xuống và các số liệu yếu kém gần đây được công bố từ quốc gia này có vẻ đã vây quanh tâm lý tiêu cực đối với đồng bảng Anh và ngăn không cho nó đảo ngược xu hướng giảm gần đây. Chúng tôi vẫn cho rằng GBP sẽ giảm điểm khi chúng ta tiến gần tới cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 9 về nền độc lập của Scotland.

Hợp đồng kỳ hạn chỉ số DXY đã phục hồi trong ngày hôm qua, bứt lên trên ngưỡng kháng cự 81.760 (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ), đường biên trên của xu hướng đi ngang mà nó đã giao dịch trong khoảng thời gian gần đây. Theo quan điểm của tôi, việc số liệu này bứt lên trên ngưỡng cản đó báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng tăng, được đánh dấu bởi đường hỗ trợ dốc lên màu xanh lơ. Hôm nay, trong phiên sáng tại châu Âu, số liệu này đã dừng lại ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 82.140 (R1), mức cao nhất của ngày 11/9. Việc số liệu phá vỡ ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể mở rộng đà phục hồi và chạm mức cao nhất của ngày mùng 5/9 tại 82.700 (R2). Tuy nhiên, chỉ báo RSI cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và có thể thoát khỏi vùng được mua quá mức của nó trong tương lai gần. Do đó, sự thoái lui có thể diễn ra trước khi những người nắm giữ vị thế dài khởi phát một lần nữa, có lẽ là chạm ngưỡng 81.760 (S1) như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Trên biểu đồ hàng ngày, một mô hình đầu và vai lộn ngược đã hoàn tất khi số liệu phá vỡ ngưỡng cản 81.000, báo hiệu sự đảo chiều xu hướng và mục tiêu đầu tiên có thể được chứng kiến gần ngưỡng 83.150 (R3).
• Ngưỡng hỗ trợ: 81.760 (S1), 81.400 (S2), 81.250 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 82.140 (R1), 82.700 (R2), 83.150 (R3).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 21/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh


21.08.2014, 10am
  • Thông điệp của FOMC với thị trường: hãy chuẩn bị sẵn sàng, ‘vì chúng tôi đã đưa ra quyết định! Đồng đô la đã tăng điểm trên diện rộng (một lần nữa!) sau khi biên bản cuộc họp gần đây nhất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho thấy rằng những người theo chủ trương cứng rắn trong FOMC đang làm thay đổi nguyên cớ của cuộc tranh luận. Không có thảo luận nào về vấn đề liệu việc nâng lãi suất có thể được đảm bảo hay không; thay vào đó, nhóm chỉ tranh luận về việc liệu có nên bắt đầu nâng lãi suất sớm hơn dự kiến hiện tại hay không, xét đến việc lạm phát gia tăng và thị trường lao động cải thiện nhanh hơn mong đợi. Đoạn quan trọng trong biên bản viết: o “…nhiều người tham gia đã lưu ý rằng nếu sự hội tụ các mục tiêu của Ủy ban diễn ra nhanh hơn dự kiến, việc bắt đầu hủy bỏ chính sách tiền tệ thích ứng sớm hơn dự kiến hiện tại có thể trở nên thích hợp. Trên thực tế, một số người tham gia cho rằng tiến triển thực tế và dự kiến đối với các mục tiêu của Ủy ban đã đủ để yêu cầu việc nhanh chóng chuyển sang cắt giảm chính sách thích ứng nhằm tránh vượt quá các mục tiêu thất nghiệp và lạm phát của Ủy ban…”
  • Sau, họ đã quyết định rằng họ cần thấy thêm bằng chứng trước khi thay đổi chính sách, nhưng thông điệp mà họ đưa ra cho thị trường là rõ ràng: chuẩn bị sẵn sàng, ‘vì chúng tôi đã đưa ra quyết định!
  • Các bình luận cho thấy một lập trường mạnh mẽ hơn trong số các thành viên của FOMC so với những gì mà Chủ tịch Fed, Yellen đã chỉ ra. Bà đã thận trọng để cân bằng các tuyên bố về cách thức việc nâng lãi suất có thể diễn ra sớm hơn dự kiến nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện ở tốc độ nhanh hơn mong đợi và về cách thức việc nâng lãi suất có thể được trì hoãn nếu nền kinh tế thể hiện kém hơn. Tuy nhiên, tại cuộc họp của FOMC, chỉ có thảo luận về khả năng được nhắc đến trước tiên, mà không phải là khả năng nhắc đến sau. Thị trường sẽ chờ đợi để xem liệu Yellen có tiếp tục với quan điểm cân bằng trong buổi thảo luận của bà về thị trường lao động diễn ra vào ngày mai hay không hay liệu bà cũng đã trở nên tin tưởng hơn về triển vọng hay không.
  • Điểm quan trọng đối với tôi đó là mặc dù FOMC đang tranh luận về việc liệu họ có thể phải nâng lãi suất sớm hơn dự đoán hay không, nhưng thị trường vẫn chưa bắt kịp những kỳ vọng hiện tại của FOMC. Kỳ vọng về lãi suất đối với quỹ của Fed cho tháng 7/2017 đã tăng 6 điểm cơ bản trong ngày hôm qua, nhưng thị trường vẫn ở đằng sau Fed một khoảng xa – kỳ vọng trung bình có trọng số đối với lãi suất của FOMC vào cuối năm 2016 là 86 điểm cơ bản hoặc cao hơn 3 lần nâng lãi suất so với mức dự báo của thị trường. Điều này có nghĩa là có nhiều lý do để điều chỉnh kỳ vọng của thị trường và đồng đô la tiếp tục tăng điểm. Thêm một chỉ báo tích cực nữa: thị trường chứng khoán Mỹ đã đóng cửa cao hơn trong phiên hôm qua bất chấp giọng điều cứng rắn của biên bản, chỉ ra rằng có thể FOMC sẽ không bị ngăn khỏi việc nâng lãi suất mà không phải lo lắng về phản ứng của thị trường chứng khoán.

  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Hôm nay là ngày của chỉ số PMI. Mặc dù chỉ số tiếp tục mở rộng ở tốc độ ổn định tại Mỹ, nhưng tình hình tại Trung Quốc đã ảm đạm hơn đôi chút. Chỉ số PMI sản xuất sơ bộ cho tháng 8 của Trung Quốc từ HSBC/Markit đã giảm xuống mức 50.3 từ mức 51.7, tồi tệ hơn rất nhiều so với mức kỳ vọng 51.5 của thị trường đồng thời chỉ vừa đủ để tiếp tục nằm trong vùng mở rộng. Mặc dù gần đây, AUD vẫn chưa nhạy cảm với số liệu của Trung Quốc như trước kia, nhưng ngày hôm nay, tỷ giá AUD/USD đã sụt điểm rõ rệt ở mức 20 pip khi số liệu này được công bố. Tôi cho rằng đồng tiền này sẽ tiếp tục giảm điểm.

  • Các chỉ số PMI cũng sẽ trở thành tiêu điểm trong ngày giao dịch tại châu Âu. Các chỉ số PMI sơ bộ của Eurozone cho tháng 8 được công bố ngay sau khi số liệu cho 2 quốc gia lớn nhất của khu vực, Đức và Pháp, được công bố. Chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung dự kiến giảm nhẹ, phản ánh sự giảm tốc nói chung trong tăng trưởng và bất ổn kinh tế của khu vực. Việc đó có thể khiến tỷ giá EUR/USD phải chịu thêm áp lực giảm nhất định. Vào cuối ngày, chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Eurozone sẽ được công bố.
  • Ở nơi khác tại châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Thụy Điển cho tháng 7 được dự báo giảm xuống mức 7,4% từ mức 9,2% (Số liệu không điều chỉnh theo mùa), trái với sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp từ Cơ quan Dịch vụ Việc làm Công (PES) được công bố trước đó trong tháng này. Sự cải thiện mạnh mẽ trên thị trường lao động có nhiều khả năng sẽ bù đắp cho số liệu CPI không đổi gần đây và có thể củng cố SEK nhờ số liệu tích cực. Từ Na Uy, chúng ta sẽ nhận được GDP quý 2 được mong đợi tăng ở tốc độ +0,5% hàng quý từ mức +0,3% hàng quý trong quý 1. Ngoài các số liệu mạnh mẽ gần đây được công bố từ quốc gia này, tăng trưởng mạnh mẽ có thể giúp đồng Curon của Na Uy tiếp tục gia tăng sức mạnh.
  • Tại Anh, doanh số bán lẻ trừ xăng dầu cho tháng 7 dự kiến tăng 0,4% hàng tháng, đổi chiều hoàn toàn từ mức -0,1% hàng tháng trong tháng trước đó. Việc đó có thể có lợi cho đồng bảng Anh, nhưng xét đến tâm lý bất lợi gần đây đối với đồng bảng Anh, nó có thể không đủ để làm đảo ngược tâm lý của các nhà đầu tư, theo quan điểm của tôi.
  • Vào cuối ngày, chúng ta sẽ nhận được chỉ số PMI sản xuất sơ bộ cho tháng 8 của Mỹ từ Markit và doanh số bán nhà ở sẵn có cho tháng 7. Doanh số bán nhà ở dự kiến giảm đôi chút, mà việc đó có thể làm gia tăng bất ngờ, xét đến sức mạnh của số liệu nhà ở gần đây. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần dầu cho tuần kết thúc vào ngày 16/8 cũng được công bố và theo dự báo, số liệu này sẽ giảm nhẹ, mà việc này cũng sẽ có lợi cho USD. Chỉ số dẫn đạo cho tháng 7 của quốc gia này và chỉ số hoạt động kinh doanh của Fed tại Philadelphia cho tháng 8 cũng sẽ được công bố.
  • Hội nghị chuyên đề hàng năm của Fed dành cho các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương diễn ra tại Jackson Hole bắt đầu ngày hôm nay. Chủ đề của năm nay là “Đánh giá lại Động lực của Thị trường Lao động”. Sự kiện này quy tụ các quan chức của Fed, các nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ và các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương quốc tế nhằm thảo luận triển vọng đối với nền kinh tế và chính sách tiền tệ.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có 1 diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay, Phó Thống đốc Thứ nhất của Riksbank, Kerstin af Jochnick sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD phá vỡ ngưỡng 1.3300

Tỷ giá EUR/USD đã bứt xuống dưới ngưỡng cản 1.3300 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự) và tiếp tục giảm điểm sau khi biên bản từ cuộc họp của FOMC cho thấy rằng một số thành viên của Ủy ban đang nỗ lực yêu cầu nâng lãi suất sớm. Xét đến việc hôm nay chúng ta sẽ nhận được các chỉ số PMI sơ bộ từ Eurozone cho tháng 8, được dự kiến giảm, tôi sẽ giữ quan điểm rằng chúng ta sẽ chứng kiến tỷ giá chạm ngưỡng 1.3200 (S1) trước tiên. Áp lực bán ra tiếp tục có thể cho thấy khả năng đối với các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ, tại mức 1.3100 (S2). Tôi sẽ lờ đi giá trị được bán quá mức của chỉ số RSI vì chỉ báo dao động này đang hướng xuống và có vẻ như không sẵn sàng để sớm thoát khỏi vùng cực điểm của nó. Miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu xanh lơ, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày, triển vọng nói chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3200 (S1), 1.3100 (S2), 1.3000 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3300 (R1), 1.3330 (R2), 1.3415 (R3).
  • Tỷ giá GBP/JPY phá vỡ đường xu hướng giảm ngắn hạn

Tỷ giá GBP/JPY đã tăng điểm mạnh trong ngày hôm qua, phá vỡ đường xu hướng tăng ngắn hạn màu xanh lơ và xác nhận tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá. Tuy nhiên, đà phục hồi đã bị chặn lại ngay bên dưới ngưỡng kháng cự chủ chốt 172.50 (R1), gần đường trung bình động 200 kỳ. Do đó, tôi sẽ đứng bên lề vào lúc này, để xem liệu những người đầu cơ giá lên có đủ mạnh để vượt qua ngưỡng chủ chốt đó hay không, hoặc liệu những người đầu cơ giá xuống có sẵn sàng để đưa ra hành động gần vùng đó một lần nữa hay không. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 172.50 (R1) một cách rõ ràng có thể mở rộng đà tăng về phía ngưỡng 173.50 (R2), trong khi việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 171.60 là cần thiết để củng cố xu hướng giảm trước đó và có lẽ là nhắm tới ngưỡng hỗ trợ 170.75 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 171.60 (S1), 170.75 (S2), 170.45 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 172.50 (R1), 173.50 (R2), 174.20 (R3).

Tỷ giá NZD/USD bứt xuống dưới ngưỡng 0.8400

Tỷ giá NZD/USD đã bứt xuống dưới ngưỡng cản chủ chốt 0.8400 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự), nhưng đà giảm đã bị chặn lại ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 0.8340 (S1). Tỷ giá hiện đang giao dịch bên dưới cả 2 đường trung bình động và bên dưới đường xu hướng tăng dài hạn trước đó (đường màu xanh lơ nhạt), được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/8/2013. Do đó, tôi cho rằng xu hướng của tỷ giá là giảm điểm và việc tỷ giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 0.8340 (S1) một cách rõ ràng có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng 0.8250 (S2). Tuy nhiên, xem xét trên biểu đồ 1 giờ, có vẻ như chỉ báo RSI 14 giờ đã sẵn sàng để bật lại từ ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD hàng giờ cho thấy các dấu hiệu chạm đáy và có thể bứt lên trên đường báo hiệu của nó sớm. Cân nhắc đến việc này, tôi không thể loại trừ việc tỷ giá bật lên ở mức nhẹ, động thái mua lấp trống nhất định trước khi những người bán thắng thế một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8340 (S1), 0.8250 (S2), 0.8150 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8400 (R1), 0.8500 (R2), 0.8555 (R3).

Vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1295

Vàng đã sụt điểm mạnh sau khi biên bản cuộc họp của FOMC được công bố, bứt xuống dưới ngưỡng cản 1295 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự). Hiện giờ, tôi cho rằng giá vàng sẽ chạm ngưỡng hỗ trợ 1280 (S1). Nếu những người đầu cơ giá xuống đủ mạnh để vượt qua ngưỡng đó, chúng ta có thể chứng kiến các mức mở rộng về phía ngưỡng cản tiếp theo tại mức 1267 (S2). Chỉ báo MACD đang nằm bên dưới cả đường khởi phát và đường số 0 của nó, trong khi chỉ báo RSI bứt xuống dưới ngưỡng 30, nhưng đang hướng xuống phía dưới. Việc này xác nhận động lượng âm đang gia tăng của biến động giá và làm tăng khả năng đối với sự tiếp diễn của đà giảm, ít nhất là về phía ngưỡng hỗ trợ 1280 (S1). Tuy nhiên, trên các khung thời gian dài hạn hơn, tôi vẫn nhận thấy bức tranh không có xu hướng của giá Vàng và điều này được xác nhận bởi thực tế rằng cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày đều đang tiếp tục đi ngang, trong khi cả 2 chỉ báo động lượng hàng tuần đều đang nằm ở mức trung lập của chúng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1267 (S2), 1258 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1295 (R1), 1305 (R2), 1323 (R3).

Dầu WTI bật lại đôi chút

Dầu WTI đã bật lại đôi chút từ ngưỡng hỗ trợ 92.60 (S1) nhưng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại 93.70 (R1). Cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường xu hướng giảm màu xanh lơ và bên dưới cả 2 đường trung bình động, và việc này duy trì đà giảm của triển vọng nói chung. Việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 92.60 (S1) một cách rõ ràng là cần thiết để báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và có lẽ là nhắm tới ngưỡng hỗ trợ kế tiếp tại 91.60 (S2). Tuy nhiên, xét rằng tín hiệu phân kỳ âm giữa chỉ báo RSI và biến động giá vẫn đang tồn tại, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập trong lúc này, cho đến khi cả 2 chỉ báo động lượng và biến động giá biến động cùng chiều.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 93.70 (R1), 95.35 (R2), 96.70 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 22/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh


22.08.2014, 11am
  • Đồng đô la giảm điểm trước thời điểm diễn ra hội nghị kinh tế tại Jackson Hole. Sau một vài ngày tăng điểm trên diện rộng, đồng đô đã giảm điểm trên diện rộng trong phiên hôm qua. Nó đã giảm điểm so với tất cả các đồng tiền của nhóm G10 và trong số các đồng tiền của thị trường mới nổi mà chúng tôi theo dõi, chỉ tăng điểm so với BLR và CNH. Sự suy yếu của đồng đô la không được biện minh bởi các yếu tố kinh tế, mà tất cả các yếu tố này đều đang có tác dụng hỗ trợ: doanh số bán nhà ở sẵn có, chỉ số PMI sản xuất của Mỹ từ Markit, chỉ số dẫn đạo và triển vọng kinh doanh của Fed tại Philadelphia đều cao hơn mong đợi và cao hơn số liệu của tháng trước đó, đồng thời số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng giảm. Do đó, sự suy yếu của đồng đô la có lẽ là do dự đoán của các nhà đầu tư về bình luận ôn hòa tại hội nghị kinh tế tổ chức tại Jackson trong ngày hôm nay (xem bên dưới). Theo khía cạnh đó, tôi cho rằng sự suy yếu đó sẽ chỉ là tạm thời và tạo ra cơ hội tốt để thiết lập các vị thế dài đối với USD.
  • Đồng tiền thể hiện tốt nhất trong vòng 24 giờ qua là NOK, tăng điểm mạnh trong phiên hôm qua sau khi có công bố rằng nền kinh tế của lục địa này đã mở rộng 1,2% hàng quý trong quý 2, tăng cao hơn gấp đôi so với tốc độ 0,5% của quý 1 và vượt xa mức ước tính. Đồng tiền này đã xoay sở thành công để duy trì đà tăng cho tới hôm nay. Báo cáo chỉ xác nhận tin tức vững chắc gần đây khác từ Na Uy, bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất và tỷ lệ lạm phát cao nhất tại châu Âu. Báo cáo Chính sách Tiền tệ tiếp theo, đến hạn công bố vào ngày 18/9, vì thế, sẽ cho thấy một quan điểm tương đối cứng rắn (ít nhất là đối với châu Âu) mà việc này có thể khiến cho đồng tiền này củng cố trong lúc này. Tôi cho rằng tỷ giá USD/NOK sẽ chạm vùng 6.1300, là ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng tăng dài hạn hơn trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8/5 đến ngày mùng 6/8. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 6.1300 có nhiều khả năng sẽ làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về ngưỡng hỗ trợ chủ chốt 6.1000.



  • Các sự kiện của ngày hôm nay: Lịch sự kiện của thứ Sáu rất mỏng. Chúng ta không có chỉ báo quan trọng nào được công bố từ châu Á, châu Âu, Anh hoặc Mỹ, mà chỉ có từ Canađa. Chỉ số CPI của quốc gia này được dự báo giảm xuống mức 2,2% hàng năm trong tháng 7, từ mức +2,4% hàng năm trong tháng trước đó và doanh số bán lẻ cho tháng 6 dự kiến giảm trên cơ sở hàng tháng, gây bất lợi cho CAD.
  • Sự kiện quan trọng nhất trong ngày thứ Sáu sẽ là bài phát biểu chủ đạo của Chủ tịch Fed, Janet Yellen tại hội nghị chuyên đề về kinh tế tổ chức tại Jackson Hole. Chủ đề của năm nay là “Tái đánh giá Động lực của Thị trường Lao động” và bài phát biểu của Yellen có nhan đề đơn giản là “Thị trường Lao động”. Sau biên bản cuộc họp của FOMC công bố vào thứ Tư, làm hé lộ áp lực gia tăng từ phía những người theo chủ trương cứng rắn đối với việc nâng lãi suất, sự chú ý của các nhà đầu tư sẽ tập trung vào mọi sự thay đổi có thể từ các bình luận cân bằng trước đó của bà liên quan đến tình trạng việc làm, nhấn mạnh đến cả tiến bộ đạt được trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp lẫn thông điệp mâu thuẫn được gửi đi bởi các chỉ báo việc làm khác, chẳng hạn như lượng lớn người thất nghiệp dài hạn và tăng trưởng tiền lương trì trệ (các vấn đề hiện được FOMC tổng kết lại là “chưa sử dụng đúng mức nguồn lực lao động”). Tuy nhiên, tôi sẽ không kỳ vọng bà đưa ra nhiều thay đổi trong luận điệu. Trong quá khứ, các Chủ tịch của Fed đã sử dụng hội nghị Jackson Hole để gửi các tín hiệu tới thị trường, gần đây nhất là vào năm 2012, khi Bernanke gợi ý rằng một vòng nới lỏng định lượng khác là có thể, như trên thực tế đã diễn ra sau đó một vài tuần. Tuy nhiên, FOMC đã rời xa khỏi chế độ “siêu sao” và tiến gần hơn phương pháp tiếp cận hoạch định chính sách của ủy ban. Theo khía cạnh đó, để Chủ tịch công bố một thay đổi lớn trong chính sách vào lúc này – một vài ngày trước một báo cáo việc làm (mùng 5/9) và một vài tuần trước cuộc họp của FOMC (16-17/9) có thể được coi là “chạy trước” Ủy ban. Như đã đề cập, thị trường đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đưa ra quan điểm trung lập trước bài phát biểu ôn hòa của bà Yellen, vì vậy, những bình luận đó có lẽ sẽ không tác động tới thị trường. Rủi ro đó là bà sẽ nói một điều gì đó cứng rắn hơn và khiến thị trường bất ngờ.
  • Chủ tịch ECB, Draghi cũng sẽ phát biểu tại hội nghị. Với việc tỷ lệ thất nghiệp của Europe tiếp tục ở mức cao, sẽ rất thú vị để nghe xem liệu ông có đưa ra lời khuyên gì hay không. ECB vẫn chưa công bố tiêu đề cho bài phát biểu của ông, sẽ được đưa ra qua bữa ăn trưa.
Thị trường
Tiêu Điểm

EUR/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.3240

Tỷ giá EUR/USD đã bật lại trong phiên hôm qua sau khi các chỉ số PMI cho tháng 8 của Eurozone xoay sở thành công để tiếp tục giao dịch bên trên ngưỡng 50, trong khi số liệu của Đức vượt xa mức kỳ vọng của thị trường. Cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.3240 (S1) và bật lại để giao dịch ngay bên dưới ngưỡng 1.3300 (R1). Các chỉ báo động lượng gợi ý rằng cặp tỷ giá có thể tiếp tục bật lại, có lẽ là trở lại bên trên ngưỡng 1.3300 (R1). Chỉ báo RSI đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hiện đang hướng về phía ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy và bứt lên trên đường báo hiệu của nó. Tuy nhiên, vì tỷ giá đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu xanh lơ, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày, nên tôi vẫn cho rằng triển vọng nói chung là bất lợi và tôi coi đà bật lại của phiên hôm qua là sóng điều chỉnh trước khi những người bán nắm quyền kiểm soát một lần nữa. Nếu Chủ tịch Fed, Yellen thể hiện quan điểm lạc quan hơn trong ngày hôm nay so với thường lệ, tỷ giá có thể thay đổi xu hướng một lần nữa và nhắm tới ngưỡng 1.3200 (S2), theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3240 (S1), 1.3200 (S2), 1.3100 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.3300 (R1), 1.3330 (R2), 1.3415 (R3)

Tỷ giá USD/JPY củng cố sau khi chạm ngưỡng 103.95

Tỷ giá USD/JPY đã tăng điểm mạnh trong phiên thứ Tư, phá vỡ vùng 103.00 (S2) và tìm thấy ngưỡng kháng cự 5 pip bên dưới ngưỡng cản 104.00. Sau khi củng cố bên dưới ngưỡng 103.95 (R1), cặp tỷ giá đã thoái lui phần nào. Cân nhắc đến các chỉ báo động lượng và thực tế rằng đà phục hồi là rất mạnh, tôi cho rằng sóng điều chỉnh sẽ tiếp diễn. Chỉ báo RSI, nằm bên trong vùng được mua quá mức, đang hướng xuống phía dưới và có vẻ như đã sẵn sàng bứt xuống dưới ngưỡng 70 sớm, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và có lẽ sẽ không mất nhiều thời gian trước khi bứt xuống dưới đường khởi phát của nó. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận thấy bức tranh khả quan và tôi cho rằng việc tỷ giá bứt lên trên vùng 104.15 (R2) có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng cản tiếp theo tại mức 104.85 (R3).
• Ngưỡng hỗ trợ: 103.60 (S1), 103.00 (S2), 102.70 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 103.95 (R1), 104.15 (R2), 104.85 (R3)

Tỷ giá EUR/GBP bật lại từ ngưỡng 0.7980

Tỷ giá EUR/GBP đã bật lại từ ngưỡng 0.7980 (S1) và đường biên dưới của kênh dốc lên màu tím trong phiên thứ Tư, nhưng hôm nay, nó tiếp tục giao dịch bên dưới mức cao nhất gần đây. Việc tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trong kênh và bên trên cả 2 đường trung bình động giúp duy trì đà tăng của xu hướng ngắn hạn, nhưng tôi muốn chứng kiến tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 0.8030 (R1) một cách rõ ràng trước khi mong đợi các mức mở rộng tăng điểm tiếp theo. Sự bứt lên đó có thể mở đường cho tỷ giá tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 0.8080 (R2), gần ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm dài hạn hơn trong khoảng thời gian từ ngày 18/3 đến ngày 23/7. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 của nó và đang hướng lên đôi chút, trong khi chỉ báo MACD, sau khi bứt xuống dưới ngưỡng 0, đang quay trở lại mức dương và trở lại bên trên đường báo hiệu của nó, xác nhận động lượng tăng gần đây.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7980 (S1), 0.7950 (S2), 0.7920 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8030 (R1), 0.8080 (R2), 0.8140 (R3)

Vàng chạm và phá vỡ ngưỡng 1280

Vàng đã tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm qua, chạm và bứt xuống dưới ngưỡng 1280 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự). Mặc dù chúng ta chứng kiến giá vàng bứt lên đôi chút sau khi bứt xuống, nhưng tôi vẫn cho rằng triển vọng ngắn hạn của nó là bất lợi và giá vàng sẽ chạm ngưỡng cản 1267 (S1) trong tương lai gần. Chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được bán quá mức, gần ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu, nhưng cho thấy các dấu hiệu chạm đáy. Do đó, tôi sẽ thận trọng đối với sự tiếp diễn của đà bật lên trước khi đà giảm tiếp theo diễn ra. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày nằm bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã rời mức trung lập và nhận dấu âm, xác nhận động lượng giảm của biến động giá trong những ngày gần đây nhất.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7980 (S1), 0.7950 (S2), 0.7920 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8030 (R1), 0.8080 (R2), 0.8140 (R3)

Dầu WTI không thể bứt xuống dưới ngưỡng 92.60

Vàng đã tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm qua, chạm và bứt xuống dưới ngưỡng 1280 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự). Mặc dù chúng ta chứng kiến giá vàng bứt lên đôi chút sau khi bứt xuống, nhưng tôi vẫn cho rằng triển vọng ngắn hạn của nó là bất lợi và giá vàng sẽ chạm ngưỡng cản 1267 (S1) trong tương lai gần. Chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được bán quá mức, gần ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu, nhưng cho thấy các dấu hiệu chạm đáy. Do đó, tôi sẽ thận trọng đối với sự tiếp diễn của đà bật lên trước khi đà giảm tiếp theo diễn ra. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày nằm bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã rời mức trung lập và nhận dấu âm, xác nhận động lượng giảm của biến động giá trong những ngày gần đây nhất.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1267 (S1), 1258 (S2), 1250 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1280 (R1), 1295 (R2), 1305(R3)

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 25/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh


25.08.2014, 12pm
  • Bất ngờ từ Draghi có nghĩa là tỷ giá EUR/USD tiếp tục giảm điểm. Trong phiên thứ Sáu tuần qua, Chủ tịch Fed, Janet Yellen đã cho thấy bà là một nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương giàu kinh nghiệm đến mức nào khi đưa ra bài phát biểu sâu sắc với việc không nói gì nhiều trên thực tế. (Cựu Chủ tịch Fed, Alan Greenspan đã có một câu nói nổi tiếng, ”nếu tôi trình bày quá rõ ràng, bạn có lẽ đã hiểu nhầm những gì tôi nói.”) Nhìn chung, bà đã mô tả những khó khăn mà bà và các đồng nghiệp của mình đang gặp phải trong việc nhận thức rõ những gì đang diễn ra với thị trường lao động vì các thay đổi mang tính cơ cấu khiến cho các chỉ báo trước đó không thể tin tưởng được. Dòng phát biểu thu hút sự chú ý của thị trường đó là khi bà xác nhận thông điệp từ biên bản cuộc họp tháng 7 của FOMC: rằng cuộc tranh luận trong FOMC không còn là về việc liệu có nên nâng lãi suất hay không, mà thay vào đó là khi nào nên nâng lãi suất. “Với việc nền kinh tế đang tiền gần hơn các mục tiêu của chúng ta, sự nhấn mạnh [của Ủy ban] dĩ nhiên đã chuyển sang các thắc mắc về mức độ đình trệ đang tồn tại, về việc tình trạng đình trệ đó có thể tiến triển nhanh đến mức nào, và theo đó là thắc mắc về việc trong những điều kiện nào thì chúng ta nên bắt đầu quay trở lại với chính sách thích ứng bất thường của mình”, bà nói. Do đó, có nhiều khả năng là Mỹ sẽ tiếp tục thắt chặt.
  • Mặc dù sự chú ý của mọi người tập trung vào bài phát biểu của Yellen, nhưng trên thực tế chính Chủ tịch ECB, Draghi mới là người khiến thị trường bất ngờ với các tiết lộ mới. Ông đã cho thấy rằng ông đang trở nên lo lắng hơn về tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát thấp bằng việc 1) ủng hộ lời kêu gọi cho những quốc gia được phép chi tiêu nhiều hơn (trong giới hạn được đặt ra bởi các quy định của EU), và 2) thừa nhận rằng kỳ vọng lạm phát không còn “có cơ sở chặt chẽ” nữa như ông nói hàng tháng sau cuộc họp của ECB, và hé lộ rằng “Hội đồng Quản trị sẽ xác nhận những tiến triển này” đồng thời có hành động tiếp theo nhằm đối phó với chúng.

  • Theo cách đó, hai nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương đã tạo ra sự khác biệt mạnh mẽ giữa đường hướng tương lai của chính sách tiền tệ trong các lĩnh vực riêng biệt của mình. Như Draghi thường nói, sự khác biệt về chính sách tiền tệ này có thể khiến đồng euro tiếp tục giảm điểm so với đồng đô la và trên thực tế cũng giảm điểm so với nhiều đồng tiền khác, theo quan điểm của tôi. EUR cũng đã giảm điểm so với JPY và GBP. Trong khi đó, USD đã tăng điểm so với mọi đồng tiền thả nổi tự do mà chúng tôi theo dõi. Kỳ vọng lãi suất đối với quỹ của Fed cho năm 2017 tăng 4 điểm cơ bản trong phiên thứ Sáu nhưng chúng vẫn phải đi một quãng đường rất dài để đi trước khi có thể chạm các dự báo của FOMC. Tôi cho rằng thị trường cũng phải mất thêm nhiều thời gian trước khi các động thái có thể của Fed bị coi nhẹ hoàn toàn và USD có thể tiếp tục củng cố.
  • Ngoài ra, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh phụ trách về Chính sách Tiền tệ, Ben Broadbent đã được dẫn lời trong báo chí cuối tuần nói rằng sự suy yếu nhất định của thu nhập được chứng kiến tại Anh có thể đảo ngược vào cuối năm nay khi một vài khảo sát đang chỉ ra sự thiếu hụt lao động trong một số ngành. Bình luận đó sẽ ủng hộ đồng bảng Anh phần nào, ít nhất là so với EUR và các đồng tiền trong các tỷ giá chéo khác.
  • Các sự kiện của ngày hôm nay: Hôm nay là ngày nghỉ tại Anh, vì vậy, với việc thị trường London đóng cửa, giao dịch FX có thể vắng vẻ hơn thường lệ. Sự kiện chính trong thời gian tại châu Âu sẽ là kết quả khảo sát Ifo của Đức cho tháng 8. Cả 3 chỉ số đều được kỳ vọng giảm, điều có thể gia tăng thêm áp lực đối với đồng tiền chung và cho các nhà đầu tư lý do để đẩy tỷ giá EUR/USD trở lại dưới ngưỡng 1.3200 (xem bình luận kỹ thuật bên dưới).

  • Tại Mỹ, doanh số bán nhà ở xây mới được ước tính tăng lên mức 425.000 trong tháng 7 từ mức 406.000 trong tháng 6, tăng cường thêm số liệu mạnh mẽ gần đây được công bố đối với khu vực nhà ở. Chỉ số PMI khu vực dịch vụ sơ bộ từ Markit cho tháng 8 được dự báo giảm nhưng tiếp tục ở mức tương đối cao, điều mà tôi không cho rằng sẽ ngăn đồng đô la khỏi việc củng cố. Chỉ số PMI tổng hợp sơ bộ cũng sẽ được công bố. Chỉ số hoạt động quốc gia của Fed tại Chicago cho tháng 7 được dự báo tăng, trong khi chỉ số hoạt động sản xuất của Fed tại Dallas cho cùng tháng được dự báo giảm nhẹ. Thông thường, các chỉ số này không có tác động tới thị trường.
  • Theo lịch, chúng ta chỉ có một diễn giả phát biểu: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canađa, Poloz sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Triển vọng Mùa hè của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Canađa.
  • Đối với các ngày còn lại của tuần, vào thứ Ba, trong phiên sáng tại châu Á, chúng ta sẽ nhận được cán cân thương mại của New Zealand cho tháng 7 và trong ngày giao dịch tại châu Âu, chúng ta sẽ nhận được số đơn đăng ký vay thế chấp được chấp thuận của Anh cho tháng 7 từ BBA và số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ cho cùng tháng. Chỉ số giá nhà ở FHFA và S & P/Case-Shiller cho tháng 6 cũng sẽ được công bố. Vào thứ Tư, chúng ta se có giá thực phẩm của New Zealand cho tháng 7 và tỷ lệ thất nghiệp cho tháng 6 của Na Uy từ AKU. Vào thứ Năm, chúng ta sẽ nhận được số liệu PMI sơ bộ và tỷ lệ thất nghiệp của Đức, đều cho tháng 8. Nguồn cung tiền M3 cho tháng 7 và chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức cho tháng 8 của Eurozone cũng sẽ được công bố. Từ Mỹ, chúng ta có ước tính thứ 2 về GDP và chỉ số giảm phát PCE cơ bản, đều cho quý 2. Doanh số nhà chờ bán cho tháng 7 cũng sẽ được công bố. Vào thứ Sáu, trong phiên sáng tại châu Á, chúng ta có loạt số liệu công bố vào cuối tháng như thường lệ từ Nhật Bản, bao gồm các số liệu CPI được theo dõi sát sao, và số giấy phép xây dựng của New Zealand cho tháng 7. Trong ngày giao dịch tại châu Âu, chỉ số CPI sơ bộ của Eurozone cho tháng 8 và tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này cho tháng 7 sẽ được công bố. Tại Canađa, chúng ta sẽ nhận được số liệu GDP cho tháng 6 và từ Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số liệu về thu nhập và chi tiêu cá nhân cho tháng 7. Theo lịch, sẽ có rất ít diễn giả phát biểu trong tuần này; hiển nhiên là họ vẫn đang trong kỳ nghỉ hè.
  • Vào thứ Ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nhóm họp với Tổng thống Ucraina, Petro Poroshenko, các nước thành viên của Liên minh Hải quan và các quan chức của Ủy ban châu Âu tại Minsk, Belarus. Đây có thể là sự kiện quan trọng cho FX và vàng.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD mở cửa phiên với chênh lệch giảm

Tỷ giá EUR/USD đã mở cửa phiên giao dịch tại châu Âu với chênh lệch giảm, chạm và bứt xuống dưới ngưỡng 1.3200. Tuy nhiên, cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.3185 (S1) và bật lại đôi chút. Trong ngày hôm nay, trên lịch kinh tế, chúng ta có kết quả khảo sát Ifo của Đức cho tháng 8, mà trong đó cả 3 chỉ số đều được kỳ vọng giảm. Việc này có thể khuyến khích những người đầu cơ giá xuống đẩy tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.3185 (S1), điều có thể tạo cơ sở cho các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo, tại mức 1.3100 (S2). Miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu xanh lơ, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày, tôi cho rằng triển vọng nói chung của tỷ giá là tiếp tục bất lợi. Tuy nhiên, xem xét trên biểu đồ 1 giờ, chỉ báo RSI 14 giờ có vẻ như đã sẵn sàng thoát khỏi tình trạng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đáy và có thể bứt lên trên đường báo hiệu của nó sớm. Xét đến các chỉ báo động lượng, tôi sẽ thận trọng về các đà bật lại tiếp theo trước khi những người bán bắt đầu hành động.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3185 (S1), 1.3100 (S2), 1.3000 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.3240 (R1), 1.3300 (R2), 1.3330 (R3)

Tỷ giá USD/JPY bứt lên trên ngưỡng 104.15

Tỷ giá USD/JPY cũng đã tăng điểm, bứt lên trên ngưỡng cản 104.15 (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ). Như tôi đã trình bày trong các bài bình luận trước đó, sự bứt lên đó có thể mở đường cho tỷ giá tiến về phía ngưỡng cản tiếp theo tại mức 104.85 (R1). Chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường số 0, đã vượt lên trên đường báo hiệu của nó, chỉ ra động lượng tăng đang gia tăng mạnh mẽ. Tôi sẽ lờ đi giá trị được mua quá mức của chỉ báo RSI vì chỉ báo dao động này có vẻ như không sẵn sàng thoát khỏi vùng cực điểm của nó, ít nhất là trong lúc này. Trong bức tranh lớn hơn, cặp tỷ giá đã phá vỡ đường biên trên của mô hình tam giác vào ngày 29/7 và kể từ đó cấu trúc của tỷ giá là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Việc này vẽ ra một bức tranh tổng thể khả quan, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 104.15 (S1), 103.95 (S2), 103.60 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 104.85 (R1), 105.00 (R2), 105.35 (R3)

Tỷ giá GBP/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.6535

Tỷ giá GBP/USD tiếp tục giảm điểm trong phiên thứ Sáu tuần qua, nhưng hôm nay, cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.6535 (S1). Miễn là tỷ giá hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường xu hướng giảm màu xanh lơ và bên dưới cả 2 đường trung bình động, tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn là bất lợi và những người đầu cơ giá xuống sẽ nhắm tới ngưỡng tâm lý 1.6500 (S2). Tuy nhiên, chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã nằm bên trên đường báo hiệu của nó, trong khi chỉ báo RSI đã bật lại từ ngưỡng 30 và hiện đang hướng lên phía trên. Do đó, tôi mong đợi sóng điều chỉnh tăng, bên dưới đường xu hướng, trước đà giảm tiếp theo. Trên biểu đồ hàng ngày, cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, hỗ trợ cho mức thấp nhất cho biến động tỷ giá trong xu hướng tăng trước đó, làm gia tăng khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong tương lai.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6535 (S1), 1.6500 (S2), 1.6460 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.6600 (R1), 1.6655 (R2), 1.6700 (R3)

Vàng tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1283

Vàng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1283 (R1) và giảm điểm nhẹ. Giá vàng hiện đang giao dịch giữa ngưỡng kháng cự đã nhắc đến trước đó và ngưỡng hỗ trợ 1273 (S1); nếu bứt xuống ngưỡng này một cách rõ ràng, giá vàng có thể chạm ngưỡng tiếp theo tại mức 1267 (S2). Giá vàng đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống ngắn hạn màu xanh lơ và việc này khiến xu hướng ngắn hạn là bất lợi. Triển vọng trong bức tranh lớn hơn cũng là giảm điểm vì giá vàng đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Hơn nữa, chỉ báo RSI 14 ngày đang nằm bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày tiếp tục nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu, làm gia tăng khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong tương lai gần.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1273 (S1), 1267 (S2), 1258 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1283 (R1), 1295 (R2), 1305(R3)

Dầu WTI mắc kẹt gần đường xu hướng giảm

Dầu WTI đã giảm điểm nhẹ, tiếp tục giao dịch gần đường xu hướng giảm ngắn hạn màu xanh lơ. Việc giá dầu tiếp tục ở bên dưới đường xu hướng và ở bên dưới cả 2 đường trung bình động khiến xu hướng ngắn hạn của giá dầu tiếp tục là giảm điểm. Tuy nhiên, xem xét các chỉ báo động lượng, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm trung lập. Chỉ báo RSI có vẻ như đã sẵn sàng để bật lại từ ngưỡng kháng cự trước đó (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ), trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã nằm bên trên đường báo hiệu. Hơn nữa, tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá vẫn đang tồn tại. Việc giá bứt lên trên đường xu hướng và ngưỡng kháng cự 95.35 (R1) có thể xác nhận tín hiệu phân kỳ và mở đường cho giá tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo, tại mức 96.70 (S2). Mặt khác, chúng ta cần giá bứt xuống dưới ngưỡng 92.60 (S1) để chứng kiến mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và sự tiếp diễn của xu hướng giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 95.35 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3)

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 26/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh


26.08.2014, 10am
  • Chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng tại Châu Âu. Vì ECB đã nhượng bộ về chính sách tiền tệ và công bố sẽ tiếp tục nới lỏng nhiều hơn nữa, nên tiêu điểm chú ý chuyển sang chính sách tài chính của Eurozone. Hôm thứ Sáu tuần qua, Chủ tịch ECB, Draghi đã tham gia cuộc tranh luận đó khi ông nói trong bài phát biểu của mình tại Jackson Hole rằng chính sách tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc làm hồi sinh hoạt động kinh tế để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Sau đó, vào hôm qua, Tổng thống Pháp, Hollande đã giải tán chính phủ sau khi Bộ trưởng Kinh tế, Arnaud Montebourg chỉ trích mạnh mẽ chính sách tài chính khắc khổ như là phương cách sai lầm nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế. Nếu phong trào chống chính sách khắc khổ thực sự dành được sức hút, khó có thể nói tác động của nó đối với đồng Euro có thể là gì. Tăng trưởng nhanh hơn và lợi tức cao hơn có lẽ sẽ có lợi cho đồng Euro, nhưng mức nợ công gia tăng và xếp hạng tín nhiệm sụt giảm sẽ gây bất lợi. Tất nhiên là sự kết hợp chính sách giữa chính sách tiền tệ và tài chính nới lỏng hơn đã không làm được gì để giúp đồng Yên trong khoảng thời gian gần đây. Tôi cho rằng một chính sách tài chính nới lỏng hơn có thể bất lợi đối với đồng Euro, ít nhất là vào lúc đầu, khi các nhà đầu tư lo lắng về việc vô kỷ luật, cho đến khi tăng trưởng cao hơn lúc sau cùng có thể thuyết phục họ làm khác. Trong mọi trường hợp, vẫn còn phải chờ xem liệu những quốc gia đang gặp rắc rối trong Eurozone có thể thuyết phục được Đức rằng chính sách khắc khổ là phản tác dụng hay không. Cho tới nay, những lý lẽ của họ có vẻ như vẫn chưa thể thuyết phục được người Đức, nhưng cho tới nay, hình mẫu trong cuộc khủng hoảng của Eurozone là Đức tiếp tục kháng cự đến lúc sau cùng phải nhượng bộ đối với gần như là mọi thứ.
  • Thị trường tiếp tục điều chỉnh tăng kỳ vọng đối với lãi suất của Mỹ. Hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed cho thời hạn từ 2 năm trở ra đã tăng 2,5 điểm cơ bản, trong khi đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc đang ổn định, với việc lợi tức kỳ hạn dài hơn giảm xuống và lợi tức kỳ hạn ngắn hơn tăng lên – hình mẫu cổ điển diễn ra do dự đoán về chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Đây là một tín hiệu tốt cho USD. Các kỳ vọng về việc thắt chặt của Fed có thể củng cố đồng đô la, đồng tiền mà trong quá khứ nhìn chung đã ghi nhận các mức tăng mạnh mẽ trong vòng 6 đến 9 tháng trước khi bắt đầu một chu kỳ thắt chặt.
  • Khi đồng Euro suy yếu, tỷ giá EUR/CHF đã chạm mức thấp nhất 1.2072 trong phiên hôm qua trước khi bật lên chỉ đôi chút. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012. Tôi vẫn chưa nghe được điều gì về việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) thay đổi cam kết của mình đối với mức sàn 1.20 và tôi không cho rằng họ sẽ làm vậy. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận cho các vị thế dài đối với tỷ giá EUR/CHF chỉ gần như tốt bằng mức hiện tại. Tỷ giá này có thể giảm điểm phần nào thậm chí bên trong khuôn khổ hiện tại, và tất nhiên là SNB không bắt buộc phải thông báo cho các nhà đầu tư trước khi thay đổi chiến lược của mình, nhưng biểu hiện trong quá khứ – mặc dù không đảm bảo biểu hiện trong tương lai – thực sự gợi ý rằng họ sẽ giữ tỷ giá ở trên ngưỡng 1.20.
  • Lịch sự kiện của ngày hôm nay: Tổng thống Nga, Vladimir Putin sẽ nhóm họp với Tổng thống Ucraina, Petro Poroshenko, các nước thành viên của Liên minh Hải quan và các quan chức của Ủy ban Châu Âu tại Minsk, Belarus. Đây có thể là sự kiện quan trọng đối với FX và Vàng.

  • Không có chỉ báo quan trọng nào được công bố từ Eurozone. Chỉ số PPI của Thụy Điển sẽ được công bố, nhưng không có sẵn dự báo nào. Tại Anh, số đơn đăng ký vay thế chấp được chấp thuận từ BBA dự kiến tăng trong tháng 7.
  • Từ Mỹ, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 7 được dự báo tăng 8,0% hàng tháng, tăng từ mức +1,7% hàng tháng trong tháng trước đó. Mặt khác, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trừ thiết bị vận tải được ước tính giảm xuống mức +0,5% hàng tháng từ mức +1,7% hàng tháng của tháng 6. Chỉ số giá nhà ở của Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) được dự báo cho thấy rằng tốc độ tăng trong giá nhà ở đã giảm nhẹ trong tháng 6, trong khi chỉ số giá nhà ở của S P/Case-Shiller cho cùng tháng dự kiến không cho thấy thay đổi nào về giá cả so với sự sụt giảm nhỏ trong tháng 5. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cho tháng 8 và chỉ số sản xuất của Fed tại Richmond cho cùng tháng dự kiến giảm nhẹ. Nhìn chung, các số liệu này gây bất lợi đôi chút, nhưng xét đến phản ứng hời hợt của đồng đô la trước doanh số bán nhà ở mới gây thất vọng của phiên hôm qua, đồng đô la có thể không bị tác động nhiều đến mức vậy nếu số liệu được công bố khớp với dự báo.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ mạnh tại mức 1.3185

Tỷ giá EUR/USD tiếp tục được hỗ trợ bởi ngưỡng 1.3185 (S1), bất chấp việc cả 3 chỉ số Ifo được công bố ngày hôm qua sụt giảm nhiều hơn mong đợi. Hôm nay, vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, cặp tỷ giá đã bật lại từ ngưỡng đó và quay trở lại bên trên ngưỡng 1.3200. Chỉ báo RSI đã thoát khỏi tình trạng được bán quá mức và đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng có vẻ đã sẵn sàng bứt lên trên đường khởi phát. Cân nhắc đến các chỉ báo động lượng, tôi cho rằng sóng điều chỉnh tăng có thể xuất hiện, có thể chạm ngưỡng 1.3240 (R1) như là ngưỡng kháng cự lần này. Tuy nhiên, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng triển vọng nói chung là giảm điểm. Tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày và việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.3185 (S1) một cách rõ ràng trong tương lai gần có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 1.3100 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3185 (S1), 1.3100 (S2), 1.3000 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3240 (R1), 1.3300 (R2), 1.3330 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY chạm vùng kháng cự 172.60

Tỷ giá GBP/JPY đã củng cố sau khi chạm ngưỡng kháng cự 172.60 (R1) và đường kháng cự dốc xuống màu đen. Trong trường hợp thông thường, tôi cho rằng sóng sắp tới sẽ là giảm điểm, nhưng tôi vẫn cho rằng cả 2 chỉ báo động lượng đều nằm trong vùng dương và được hỗ trợ bởi các đường hỗ trợ dốc lên màu xanh lơ của chúng. Do đó, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập vào thời điểm này cũng như cho đến khi chúng ta có các dấu hiệu rõ ràng hơn về xu hướng. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 171.60 (S1) một cách rõ ràng cùng với việc các chỉ báo động lượng bứt xuống dưới các đường hỗ trợ của chúng có thể xác nhận rằng xu hướng giảm vẫn không đổi và có thể nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo, tại mức 170.75 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 171.60 (S1), 170.75 (S2), 170.45 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 172.60 (R1), 173.50 (R2), 174.20 (R3).

Tỷ giá AUD/USD giao dịch bên trong mô hình tam giác có thể

Tỷ giá AUD/USD đã giảm điểm trong phiên thứ Hai sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đường biên trên của mô hình tam giác có thể, ngay bên dưới ngưỡng cản 0.9330 và đường trung bình động 200 kỳ. Chỉ báo MACD đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đường hỗ trợ trước đó của nó và bứt xuống dưới đường số 0 và đường báo hiệu, trong khi chỉ báo RSI có vẻ như đã sẵn sàng vượt lên trên ngưỡng 50 một lần nữa. Xét rằng cặp tỷ giá đang giao dịch bên trong mô hình đi ngang và rằng chúng ta có các dấu hiệu động lượng trái chiều, tôi tiếp tục giữ nguyên quan điểm trung lập và đợi cho tỷ giá bứt ra khỏi mô hình tam giác có thể. Triển vọng dài hạn hơn là giảm điểm vì cặp tỷ giá đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống sau khi mô hình đầu và vai có thể được hoàn tất.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.9270 (S1), 0.9240 (S2), 0.9200 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.9330 (R1), 0.9375 (R2), 0.9415 (R3).

Vàng tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi gần đây

Vàng đã tăng điểm đôi chút trong phiên hôm qua, nhưng tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ 1273 (S1) và ngưỡng kháng cự 1283 (R1). Chỉ báo RSI đã bật lại từ ngưỡng 30 và đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD đã vượt lên trên đường báo hiệu của nó. Xét đến những dấu hiệu kỹ thuật này, tôi sẽ đứng bên lề trong lúc này và sẽ đợi cho giá Vàng thoát khỏi phạm vi đã nhắc đến trước đó. Việc giá Vàng bứt lên trên ngưỡng 1283 (R1) có thể xác nhận các chỉ báo dao động và có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1295 (R2). Mặt khác, nếu bứt xuống dưới ngưỡng 1273 (S1), giá Vàng có thể tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1267 (S2). Trong bức tranh lớn hơn, giá Vàng đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống và việc này khiến triển vọng nói chung của giá Vàng là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1273 (S1), 1267 (S2), 1258 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1283 (R1), 1295 (R2), 1305 (R3).

Liệu dầu WTI đã sẵn sàng cho việc tăng điểm?

Dầu WTI đã củng cố trong phiên hôm qua, nhưng có vẻ đã sẵn sàng để bứt lên trên đường xu hướng giảm ngắn hạn màu xanh lơ. Giá dầu đang ở điểm tới hạn, theo quan điểm của tôi. Xem xét các chỉ báo động lượng, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm trung lập. Chỉ báo RSI đã bật lại từ ngưỡng kháng cự trước đó của nó (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ), trong khi chỉ báo MACD, mặc dù nằm trong vùng giảm điểm, nhưng tiếp tục ở bên trên đường báo hiệu. Hơn nữa, chúng ta có tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá. Việc giá dầu bứt lên trên đường xu hướng và ngưỡng kháng cự 95.35 (R1) có thể xác nhận sự phân kỳ và mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 96.70 (R2), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 19/8. Mặt khác, chúng ta cần giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 92.60 (S1) để chứng kiến mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày có vẻ đã sẵn sàng để bứt lên trên đường khởi phát của nó. Việc này làm gia tăng khả năng rằng chúng ta có thể chứng kiến giá Dầu bứt lên trên đường xu hướng tăng trong tương lai gần.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 95.35 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 27/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh


27.08.2014, 11am
  • Tâm lý rủi ro thúc đẩy các đồng tiền của thị trường mới nổi; thời điểm cho các giao dịch carry trades. Đồng đô la đã giao dịch cao hơn trong phiên sáng nay so với hầu hết các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 nhưng giảm điểm so với các đồng tiền của thị trường mới nổi khi tâm lý rủi ro cải thiện và phạm vi giao dịch hẹp đã đẩy các nhà đầu tư vào các giao dịch carry trades. Giá chứng khoán ở mức cao kỷ lục tại Mỹ và số liệu nhìn chung là tốt hơn của Mỹ đang hỗ trợ tâm lý rủi ro bất chấp các kỳ vọng về việc sau cùng Fed đã tiến hành thắt chặt. Ngoài số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ tăng vọt một cách bất ngờ trong tháng 7 và chỉ số sản xuất của Fed tại Richmond tăng lên, thị trường còn tập trung vào sự cải thiện tiếp tục của chỉ số niềm tin tiêu dùng trở lại các mức được chứng kiến lần cuối vào năm 2007, và đặc biệt là sự phục hồi của thước đo “số việc làm ròng khó có thể đạt được” về mức tốt nhất kể từ tháng 7/2008, trước cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ báo đó có mối tương quan tốt với tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ.

  • Trong số các đồng tiền của nhóm G10, 3 đồng tiền Hàng hóa là các đồng tiền duy nhất tăng điểm so với đồng đô la. Việc này có thể là do tâm lý rủi ro tốt hơn, mặc dù trong trường hợp của NZD và CAD, cũng có những câu chuyện riêng. Đối với NZD, Fonterra đã công bố việc hợp tác với một nhà sản xuất thực phẩm Trung Quốc để bán sữa vào Trung Quốc, gồm các khoản đầu tư trị giá trên 1 tỷ NZD, và đồng thời, làm thị trường bất ngờ bằng việc giữ nguyên dự báo giá mua sữa trong giai đoạn 2014-2015 thay vì hạ thấp. CAD đang nhận được sự thúc đẩy từ việc Burger King Worldwide Inc. mua chuỗi cà phê và bánh rán Tim Hortons Inc. của Canađa với số tiền lên tới 11 tỷ USD cộng thêm việc giá Dầu tăng nhẹ. Đối với AUD, bức tranh không mấy rõ ràng, có vẻ như có nhu cầu đối với AUD cho tỷ giá chéo AUD/NZD mặc dù khối lượng thi công công trình xây dựng được thực hiện trong quý 2 được công bố dưới mức kỳ vọng. Ngoài ra, giá hàng hóa công nghiệp, chẳng hạn như quặng Sắt đang sụt giảm mạnh tại Trung Quốc khi lượng hàng tồn kho chạm mức kỷ lục. Việc đó có vẻ gây áp lực cho AUD, theo quan điểm của tôi. Câu chuyện của Sữa so với quặng Sắt này minh họa lý do tại sao tôi cho rằng khi nền kinh tế của Trung Quốc đang tái cân bằng xa khỏi đầu tư và hướng về phía tiêu dùng nội địa, các mức giá tương đối của hàng xuất khẩu từ Australia và New Zealand tới quốc gia này sẽ thay đổi và NZD sẽ tăng điểm so với AUD.

  • PLN và HUF là các đồng tiền duy nhất của thị trường mới nổi giảm điểm mạnh so với USD. RUB chỉ giảm điểm nhẹ. Theo quan điểm của tôi, việc này rất kỳ lạ, xét đến việc kết quả của cuộc đàm phán của Liên minh Hải quan diễn ra trong ngày hôm qua với sự tham gia của Tổng thống Nga, Putin và Tổng thống Ucraina, Poroshenko có vẻ là tích cực (đó là từ mà ông Putin đã sử dụng để miêu tả cuộc đàm phán), mặc dù chiến tranh vẫn tiếp diễn tại miền đông Ucraina. Mặt khác, các đồng tiền thường được yêu thích trong giao dịch carry trades như TRY, ZAR và MXN đang tăng điểm mạnh. Tôi cho rằng PLN và HUF sẽ tham gia làn sóng giao dịch carry trades và phục hồi số điểm đã mất khi các cuộc đàm phán cấp cao về vấn đề của Ucraina tiếp diễn. Trong khi đó, BRL đã tăng điểm mạnh nhờ một cuộc thăm dò cho thấy rằng cựu Bộ trưởng Môi trường Minister Marina Silva có thể đắc cử vị trí tổng thống của Braxin trong cuộc chạy đua chống lại Tổng thống Dilma Rousseff đang tại nhiệm.
  • Lịch sự kiện của ngày hôm nay: Lịch sự kiện của phiên thứ Tư rất mỏng, với việc chỉ có các chỉ báo phụ được công bố. Chúng ta sẽ không có chỉ báo nào được công bố từ Châu Á.

  • Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được chỉ số niềm tin tiêu dùng Gfk của Đức cho tháng 9 và chỉ số niềm tin sản xuất của Pháp cho tháng 8.
  • Từ Thụy Điển, chúng ta sẽ nhận được cán cân thương mại cho tháng 7 và theo dự báo, thặng dư sẽ giảm xuống, làm gia tăng số liệu trái chiều gần đây được công bố từ quốc gia này. Tại Na Uy, tỷ lệ thất nghiệp từ AKU dự kiến tiếp tục không đổi so với tháng 5. Xét đến tăng trưởng GDP mạnh mẽ gần đây, tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể khiến tỷ giá USD/NOK giảm điểm nhẹ.
  • Từ Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn đăng ký vay thế chấp từ MBA cho tuần kết thúc vào ngày 22/8.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD bứt xuống dưới ngưỡng 1.3185

Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm trong phiên hôm qua, bứt xuống dưới ngưỡng 1.3185 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thànn ngưỡng kháng cự). Như tôi đã trình bày trong các bài bình luận trước đó, tôi cho rằng sự bứt xuống đó sẽ tạo cơ sở cho các mức mở rộng về phía vùng hỗ trợ tiếp theo 1.3100 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày mùng 6/9/2013, cũng nằm gần đường biên dưới của kênh màu xanh lơ nối mức thấp nhất và mức cao nhất trên biểu đồ hàng ngày. Miễn là tỷ giá giao dịch bên trong kênh đó và bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, tôi cho rằng triển vọng nói chung của tỷ giá là bất lợi. Lo lắng duy nhất của tôi đó là trên biểu đồ 4 giờ, chúng ta vẫn chứng kiến tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá, mà điều này gợi ý rằng động lượng giảm gần đây đang suy giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3100 (S1), 1.3000 (S2), 1.2900 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.3185 (R1), 1.3240 (R2), 1.3300 (R3)

Tỷ giá GBP/USD tiếp tục được hỗ trợ bởi ngưỡng 1.6535

Tỷ giá GBP/USD đã tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi giao dịch ngắn hạn giữa ngưỡng hỗ trợ 1.6535 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.6600 (R1). Tuy nhiên, triển vọng nói chung tiếp tục là bất lợi vì tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường xu hướng giảm màu xanh lơ và bên dưới cả 2 đường trung bình động. Tôi vẫn cho rằng tỷ giá sẽ chạm ngưỡng tâm lý 1.6500 (S2). Mặc dù vậy, tôi sẽ thận trọng trong lúc này vì tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá. Trên biểu đồ hàng ngày, cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ cho mức thấp nhất của biến động tỷ giá trong thời gian diễn ra xu hướng tăng trước đó, hỗ trợ triển vọng giảm điểm bất lợi nói chung.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6535 (S1), 1.6500 (S2), 1.6460 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.6600 (R1), 1.6655 (R2), 1.6700 (R3)

Tỷ giá EUR/JPY đã sụt điểm mạnh sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 138.00

Tỷ giá EUR/JPY đã giao dịch trong trạng thái giảm điểm trong vòng ít ngày qua. Cặp tỷ giá đã bắt đầu giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự mạnh tại ngưỡng 138.00 (R2) và biến động trở lại bên trong kênh dốc xuống màu tím. Vào thời điểm viết bài viết này, tỷ giá có vẻ đã sẵn sàng để chạm ngưỡng hỗ trợ 136.75 (S1); nếu bứt xuống dưới ngưỡng này, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng cản tiếp theo tại mức 136.40 (S2). Chỉ báo RSI đang nằm bên dưới ngưỡng 50 và đang hướng xuống phía dưới, trong khi chỉ báo MACD đang mang dấu âm và cũng nằm bên dưới đường khởi phát của nó, làm gia tăng triển vọng bất lợi của tỷ giá EUR/JPY và tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong ngắn hạn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 136.75 (S1), 136.40 (S2), 135.70 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 137.30 (R1), 138.00 (R2), 138.45 (R3)

Vàng tăng điểm nhưng tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1291

Vàng đã tăng điểm trong phiên hôm qua, nhưng đà tăng đã bị chặn lại bởi ngưỡng 1291 (R1), và sau đó, giá Vàng đã giảm để tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1280 (S1). Chỉ báo RSI đã bứt lên sau khi bật lại từ ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường báo hiệu của nó, nhưng có vẻ đã sẵn sàng để chuyển thành dương trong tương lai gần. Xét đến các dấu hiệu động lượng này và thực tế rằng giá Vàng đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại đường xu hướng dài hạn được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 31/12, tôi cho rằng sóng tăng sẽ tiếp diễn. Việc giá bứt lên trên ngưỡng kháng cự 1291 (R1) một cách rõ ràng có lẽ sẽ mở ra các khả năng đối với các mức mở rộng về phía ngưỡng 1305 (R2), gần đường biên trên của kênh dốc xuống màu tím.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1273 (S2), 1260 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1291 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3)

Dầu WTI phá vỡ đường xu hướng giảm ngắn hạn

Dầu WTI đã tăng điểm trong phiên hôm qua, như dự kiến, bứt lên trên đường xu hướng giảm ngắn hạn màu xanh lơ. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 sau khi bật lại từ ngưỡng kháng cự trước đó (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ), trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường báo hiệu của nó, đã nhận dấu dương. Xét đến tất cả các dấu hiệu kỹ thuật này, tôi cho rằng dầu WTI sẽ tiếp tục tăng điểm và chạm ngưỡng kháng cự 95.35 (R1), nằm gần ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 19/8. Việc giá Dầu bứt lên trên ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể xác nhận xu hướng tăng và làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo 96.70, là ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm đã nhắc đến trước đó. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã bứt lên sau khi thoát khỏi vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đã bứt lên trên đường khởi phát, hỗ trợ quan điểm của tôi rằng chúng ta có thể chứng kiến giá Dầu tăng điểm, ít nhất là chạm một ngưỡng gần ngưỡng 95.35 (R1).
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 95.35 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3)

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 28/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh


28.08.2014, 10am
  • Chênh lệch lãi suất mở rộng gợi ý đà bật lại của USD vào tháng 9. Sự kiện rất hiếm hiện nay – đồng đô la mở cửa phiên tại Châu Âu thấp hơn so với mọi đồng tiền mà chúng tôi theo dõi! Cả các đồng tiền của thị trường phát triển và thị trường mới nổi đều tăng điểm trên diện rộng so với đồng tiền của Mỹ, có vẻ là do dự đoán về việc điều chỉnh giảm GDP quý 2 đến hạn công bố vào ngày hôm nay (xem bên dưới). Tuy nhiên, tôi không chắc chắn lắm là điều này hợp lý. Thực tế là, tôi không thể tìm thấy mối liên hệ nhất quán nào giữa tốc độ tăng trưởng tương đối và giá trị của đồng đô la. Trên thực tế, đã có những thời kỳ quan trọng khi đồng đô la tăng điểm so với EUR khi tăng trưởng của Mỹ yếu hơn tăng trưởng của Châu Âu, và giảm điểm khi tăng trưởng của Mỹ mạnh mẽ hơn – có lẽ là vì người tiêu dùng Mỹ có xu hướng mua sắm khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, và nhiều trong số những gì họ mua được nhập khẩu. Tôi cho rằng chênh lệch lãi suất quan trọng hơn tốc độ tăng trưởng tương đối.

  • Tất nhiên, các nhà đầu tư có thể đưa ra lý lẽ đó là tăng trưởng GDP chậm hơn có thể nghĩa là tăng trưởng việc làm chậm hơn, mà việc này có nghĩa là thắt chặt chậm hơn, và trên thực tế lãi suất ngụ ý đối với hợp đồng kỳ hạn quỹ dài hạn hơn của Fed đã giảm 2,5 điểm cơ bản trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, chênh lệch tương đối tại Châu Âu đang mở rộng khi lợi tức trái phiếu chính phủ của Đức sụt mạnh – Lợi tức trái phiếu chính phủ của Đức hiện đang âm ra năm thứ 3! – mà đây là một bức tranh rất khác biệt so với Mỹ. Xét đến bối cảnh này, tôi thấy có vẻ như chỉ có động thái chốt lãi nhất định vào cuối tháng sau một vài ngày USD bật lại xuất sắc và tôi cho rằng chúng ta sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái mua vào đồng đô la một khi tháng 9 tới gần.

  • Đồng đô la của Canađa là đồng tiền nổi bật trong số các đồng tiền của nhóm G10, được thúc đẩy bởi việc Burger King Worldwide Inc. đề xuất mua lại Tim Hortons Inc. Một kẽ hở pháp lý cho phép các công ty của Mỹ và không phải của Mỹ kết hợp trong các giao dịch giúp chuyển công ty của Mỹ thành một công ty không phải là công ty Mỹ mà ở đó thuế suất công ty ở mức thấp hơn. Canađa được hưởng lợi từ mô hình giao dịch này, và nhiều trường hợp khác nữa có thể đi theo động thái của Burger King nếu nó thành công (mặc dù có các bước đi đang được tiến hành tại Mỹ nhằm ngăn chặn những hành vi thao túng đó). Cuộc đấu giá mua lại đã diễn ra ở cấp độ nhạy cảm về mặt kỹ thuật sau khi tỷ giá USD/CAD không thể vượt qua ngưỡng 1.1000 4 lần trong 1 tháng. Ngưỡng kháng cự mạnh tại đó đã khiến cặp tỷ giá sụt mạnh. Tỷ giá USD/CAD có lẽ sẽ tiếp tục giảm điểm do động lượng tiếp diễn, mặc dù trong bức tranh dài hạn hơn, tôi vẫn cho rằng xu hướng là tăng điểm, từ cả quan điểm kỹ thuật và cơ bản.
  • Chi tiêu vốn tư nhân quý 2 của Australia đã bất ngờ tăng, trái với kỳ vọng của thị trường là số liệu này sẽ sụt giảm. Thống đốc RBA, Stevens đã xác định rằng việc các công ty khai mỏ giảm chi tiêu vốn là một trong những điểm chính của triển vọng kinh tế Australia và nói rằng đà giảm tiếp theo được dự kiến trong đầu tư đang “thu hút” các nhà bình luận, vì vậy, sự gia tăng sẽ hoàn toàn gây bất ngờ. AUD đã củng cố nhờ tin tức này, mặc dù không nhiều như có thể được dự kiến.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chỉ số CPI sơ bộ của Đức cho tháng 8 dự kiến tiếp tục không đổi ở mức 0,8% hàng năm so với tháng 7. Như thường lệ, màn kịch sẽ bắt đầu vài giờ trước đó khi chỉ số CPI cho Saxony được công bố trước CPI tổng thể của quốc gia này. Nếu nó thực sự tiếp tục không đổi, thị thường có thể diễn giải điều đó như là trút bỏ được áp lực nhất định cho ECB trong việc nới lỏng vào cuộc họp của tuần tới. Kỳ vọng về lạm phát trung hạn, như xác định bởi Chủ tịch ECB, Draghi (hợp đồng hoán đổi lạm phát trả sau kỳ hạn 5 năm/5 năm) đã chuyển trở lại mức 2,0%, cũng trút bỏ phần nào áp lực cho ECB. Tuy nhiên, xét đến các chỉ số Ifo yếu kém của Đức được công bố vào tuần trước, tỷ lệ lạm phát thấp làm gia tăng ý nghĩ rằng nền kinh tế mạnh nhất khu vực đang trở nên yếu kém và các biện pháp bổ sung từ ECB sau cùng sẽ không thể tránh được. Ngoài ra, Draghi đã nói rằng Hội đồng Quản trị “sẽ xác nhận” các biến động gần đây; việc này ngụ ý hành động nhất định. Tôi cho rằng có khả năng mạnh mẽ là họ sẽ công bố một kế hoạch cụ thể cho việc nới lỏng định lượng vào cuộc họp vào tuần tới bất chấp số liệu của ngày hôm nay.

  • Tỷ lệ thất nghiệp của Đức cho tháng 8 và chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức cho cùng tháng của Eurozone cũng sẽ được công bố. Nguồn cung tiền M3 của Eurozone được dự báo tăng 1,5% hàng năm trong tháng 7, bằng tốc độ trong tháng 6. Việc này sẽ giúp đẩy mức trung bình động 3 tháng lên đôi chút nếu số liệu khớp với dự báo.
  • Từ Thụy Điển, doanh số bán lẻ cho tháng 7 dự kiến giảm.
  • Tại Mỹ, ước tính thứ 2 về GDP cho quý 2 dự kiến tăng 3,9% hàng quý, tốc độ hàng năm được điều chỉnh theo mùa, giảm so với ước tính thứ 1 cho quý 2 ở mức +4,0% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa. Ước tính thứ 2 về chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, được dự báo tiếp tục không đổi ở mức mục tiêu 2% của Fed. Doanh số nhà chờ bán cho tháng 7 dự kiến bật lại so với tháng 6 mà việc này sẽ khiến mức giảm hàng năm giảm bớt. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 23/8 cũng sẽ được công bố. Nhìn chung, số liệu tích cực có thể củng cố USD, theo sau đà giảm trên diện rộng của phiên thứ Tư.
  • Từ Canađa, thâm hụt tài khoản vãng lai quý 2 được dự báo khớp với số liệu trước đó.
  • Thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Erkki Liikanen sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD bật lại từ ngưỡng 1.3152

Tỷ giá EUR/USD đã bật lại từ ngưỡng 1.3152 (S1) trong phiên hôm qua, và tăng điểm để tìm thấy ngưỡng kháng cự bên trên ngưỡng 1.3200, tại 1.3215 (R1). Mặc dù tôi vẫn cho rằng xu hướng chung là giảm điểm, nhưng tôi sẽ thận trọng về sự tiếp diễn của đà bật lại. Về phần mình, tôi cho rằng pha điều chỉnh sẽ bắt đầu sau khi chạm đường biên dưới của kênh xu hướng giảm dài hạn, gần ngưỡng 1.3100 (S2), nhưng có thể nó đã bắt đầu sớm hơn đôi chút. Đà bật lại xác nhận tín hiệu phân kỳ dương giữa biến động tỷ giá và chỉ báo RSI, trong khi chỉ báo RSI có vẻ đã sẵn sàng để bứt lên trên ngưỡng 50 vào lúc này. Nếu bứt lên trên ngưỡng 1.3215 (R1), tỷ giá có thể tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1.3240 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã bứt lên trên ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đáy và có thể bứt lên trên đường báo hiệu của nó trong tương lai gần. Do đó, tôi sẽ đưa ra quan điểm trung lập liên quan đến xu hướng ngắn hạn của tỷ giá vì pha điều chỉnh có thể đã bắt đầu sớm hơn tôi dự kiến.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3152 (S1), 1.3100 (S2), 1.3000 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3215 (R1), 1.3240 (R2), 1.3300 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY tiếp tục giao dịch gần đường xu hướng giảm

Tỷ giá GBP/JPY đã giảm điểm nhẹ, tiếp tục giao dịch gần đường kháng cự dốc xuống màu đen. Cả chỉ báo RSI và MACD đều đã bứt xuống dưới các đường hỗ trợ dốc lên màu xanh lơ của chúng, trong khi chỉ báo MACD, đã ở bên dưới đường khởi phát, có thể sớm mang dấu âm. Miễn là tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm, tôi cho rằng triển vọng tiếp tục là giảm điểm. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 171.60 (S1) sẽ xác nhận rằng xu hướng giảm vẫn tồn tại và có thể làm khởi phát các mức mở rộng ít nhất là về phía ngưỡng tiếp theo tại mức 170.75 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 171.60 (S1), 170.75 (S2), 170.45 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 172.60 (R1), 173.50 (R2), 174.20 (R3).

Tỷ giá NZD/USD hình thành mô hình sao mai

Tỷ giá NZD/USD đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 0.8320 (S1) và bật lại để chạm ngưỡng 0.8400 (R1) như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đang hướng lên phía trên và có vẻ như đã sẵn sàng để nhận dấu dương trong tương lai gần. Hơn nữa, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng cản 0.8400 có thể xác nhận sự phân kỳ và có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 0.8500 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, tôi có thể nhận thấy mô hình nến sao mai, làm gia tăng khả năng đối với đà bật lại ngắn hạn. Chỉ báo RSI 14 ngày và chỉ báo MACD hàng ngày cũng hỗ trợ khả năng này vì chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi tình trạng được bán quá mức và đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã sẵn sàng để vượt lên trên đường báo hiệu của nó. Tuy nhiên, miễn là tỷ giá giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm dài hạn, được vẽ từ ngày 30/08/2013, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng triển vọng nói chung là giảm điểm và tôi sẽ coi mọi biến động tăng là sự thoái lui vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8320 (S1), 0.8270 (S2), 0.8185 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8400 (R1), 0.8500 (R2), 0.8555 (R3).

Dầu WTI củng cố

Dầu WTI đã củng cố trong phiên hôm qua, tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động 50 kỳ. Tôi sẽ không tin tưởng vào các chỉ báo động lượng vào lúc này vì chỉ báo MACD đang cố gắng giảm trở lại vào vùng âm của nó, trong khi chỉ báo RSI đã bật lại đôi chút từ ngưỡng 50. Tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm trung lập vào lúc này và tôi sẽ chờ đợi cho giá Dầu bứt lên trên ngưỡng cản 95.00 (R1), nằm gần ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 tới ngày 19/8, trước khi ủng hộ triển vọng khả quan. Sự bứt lên đó có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo, tại mức 96.70 (R2), là ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm đã nhắc đến trước đó. Ở phía giảm điểm, việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 92.60 (S1) có thể báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và làm hồi sinh đà giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 95.00 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3).

Vàng tăng điểm đôi chút

Vàng đã tăng điểm nhẹ – 2,04 đô la hoặc 0,16% – và tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1280 (S1) và ngưỡng kháng cự 1291 (R1). Chỉ báo RSI đã tiếp tục đi lên và bứt lên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường báo hiệu, có vẻ như đã sẵn sàng mang dấu dương. Xét đến những chỉ báo động lượng này và xét đến việc giá Vàng đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại đường xu hướng dài hạn được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 31/12, chúng ta có thể chứng kiến đà tăng tiếp theo trong tương lai gần. Việc giá Vàng bứt lên trên ngưỡng kháng cự 1291 (R1) một cách rõ ràng có thể xác nhận viễn cảnh tăng điểm và có lẽ sẽ mở ra khả năng cho các mức mở rộng về phía ngưỡng 1305 (R2), gần đường biên trên của kênh dốc xuống màu tím, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Cả chỉ báo RSI 14 ngày và chỉ báo MACD hàng ngày đều đang nằm bên dưới các đường kháng cự dốc xuống của chúng. Miễn là điều này diễn ra và miễn là giá vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím, tôi sẽ coi mọi sóng tăng có thể là biến động điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1273 (S2), 1260 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1291 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 29/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh

29.08.2014, 11am

Tăng trưởng mạnh của Mỹ trái ngược hoàn toàn với Eurozone và Nhật Bản. Thị trường sẵn sàng chờ đón sự điều chỉnh giảm nhẹ đối với GDP cho quý 2 của Mỹ, nhưng sau cùng, số liệu này đã được điều chỉnh tăng lên mức 4,2% hàng quý, tốc độ hàng năm được điều chỉnh theo mùa, từ mức 4,0%. Hơn nữa, việc tăng trưởng diễn biến trái chiều là tốt: nhu cầu nội địa sau cùng đã được điều chỉnh khi đầu tư kinh doanh tăng nhiều hơn dự kiến ban dầu, đóng góp xuất khẩu ròng được điều chỉnh tăng và đóng góp của hàng trữ kho được điều chỉnh giảm. Diễn biến trái chiều thuận lợi này báo trước điềm hay cho tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm và giúp đồng Đô la tăng điểm gần như là so với tất cả các đồng tiền mà chúng tôi theo dõi (ngoại lệ duy nhất là BRL). Việc này diễn ra bất chấp sự sụt giảm nhẹ (1,5 điểm cơ bản) trong kỳ vọng đối với lãi suất quỹ của Fed, sụt giảm nhẹ tiếp diễn trong lợi tức trái phiếu, và các thị trường chứng khoản giảm điểm trên khắp thế giới. (Mặc dù với việc ngay cả lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng ở dưới mức lợi tức trái phiếu kho bạc của Mỹ, trái phiếu Mỹ có lợi thế lợi tức áp đảo đối với lợi tức của khu vực Eurozone, vì vậy, tôi không chắc chắn chênh lệch lợi tức sẽ gia tăng thêm bao nhiêu nữa.) Trong mọi trường hợp, hoặc là tăng trưởng mạnh hơn, hoặc là các căng thẳng tồi tệ hơn tại Ucraina sẽ làm thay đổi hoàn toàn tâm lý đối với đồng Đô la. Phiên hôm nay sẽ chứng kiến cuộc giằng co giữa việc bán ra đồng Đô la vào cuối tháng và nhu cầu đáp chuyến bay về nơi an toàn đối với đồng tiền của Mỹ. Tôi cho rằng khả năng nhắc đến sau sẽ chiến thắng.



Số liệu của Mỹ cũng trái ngược hoàn toàn với số liệu của Nhật Bản được công bố qua đêm. Chi tiêu đã không cho thấy dấu hiệu phục hồi nào sau đợt nâng thuế tiêu dùng vào tháng 4. Chi tiêu hộ gia đình đã giảm nhiều hơn một khoảng xa so với mong đợi và là mức giảm hàng năm lần thứ 4, trong khi doanh số bán lẻ, được kỳ vọng tăng nhẹ, đã giảm 0,5% hàng tháng. Nhu cầu suy yếu đã tác động đến sản lượng yếu kém và sản lượng công nghiệp chỉ tăng 0,2% hàng tháng, khó đáp ứng kỳ vọng bật lên mạnh mẽ sau đà giảm mạnh của tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên mức 3,8% (dự báo của thị trường: không đổi ở mức 3,7%) bất chấp tỷ lệ số việc làm trên số ứng viên ở mức cao nhất kể từ năm 1992, chỉ ra sự không phù hợp về kỹ năng mà tăng trưởng không nhất định sẽ giải quyết được. Và lạm phát tiếp tục giảm, như dự kiến, với việc chỉ số CPI quốc gia cho tháng 7 giảm xuống mức +3,4% hàng năm từ mức +3,6%. Loại trừ tác động của việc nâng thuế tiêu dùng, CPI đã tăng ổn định ở mức 1,3%, vẫn ở dưới mức mục tiêu 2% của BoJ. Tin tức này đã củng cố niềm tin của tôi rằng BoJ sẽ phải đưa ra hành động tiếp theo để thúc đẩy nền kinh tế vào cuối năm nay, vì Nhật Bản, giống như Châu Âu, đang mất dần động lượng. (Lưu ý: thúc đẩy nền kinh tế = làm suy yếu đồng Yên.) Tuy nhiên, JPY đã tăng điểm trên nhiều trong số các tỷ giá chéo có mặt nó khi thị trường chứng khoán giảm điểm và các căng thẳng tại Ucraina tăng lên, làm gia tăng việc hướng tới các tài sản trú ẩn an toàn (bao gồm cả Vàng).
Các chỉ báo của ngày hôm nay: Chỉ báo quan trọng trong ngày giao dịch tại Châu Âu sẽ là chỉ số CPI của Eurozone cho tháng 8. Số liệu này được kỳ vọng giảm xuống mức +0,3% hàng năm từ mức +0,4% hàng năm trong tháng 7. Xét đến chỉ số CPI thấp của Đức, chỉ số CPI suy yếu của CPI có thể gia tăng thúc đẩy đối với ECB trong việc “xác nhận” diễn biến này và thực hiện các biện pháp bổ sung tại cuộc họp vào tuần tới. Tôi cho rằng họ sẽ đưa ra công bố nhất định về một chương trình mua chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS), xét đến việc Ngân hàng này đã thuê một cố vấn từ bên ngoài để cố vấn về chương trình đó.

Doanh số bán lẻ của Đức cho tháng 7 đã sụt giảm trên cơ sở hàng tháng, một dấu hiệu suy yếu nữa tại quốc gia được coi là đầu tàu tăng trưởng của Châu Âu. Chúng ta cũng sẽ nhận được tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone cho tháng 7, dự kiến tiếp tục không đổi so với tháng 6.



Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Na Uy cho tháng 8 sẽ được công bố và thị trường dự báo là số liệu này sẽ giảm xuống. Số liệu ủng hộ cho NOK này có thể bù đắp cho tỷ lệ thất nghiệp kém từ AKU được công bố hôm thứ Tư và làm củng cố đồng Curon của Na Uy, đặc biệt là so với đồng tiền đối ứng tại Bắc Âu của nó là SEK. Riksbank sẽ công bố báo cáo Ngân hàng và Norges bank sẽ công bố khảo sát về kỳ vọng đối với quý 3.

Từ Canađa, GDP cho tháng 6 dự kiến tăng thêm 0,2% hàng tháng, giảm từ mức +0,4% trong tháng 5; tuy nhiên, tốc độ hàng năm dự kiến tăng lên mức 3,0% từ mức 2,3%.

Tại Mỹ, thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân cho tháng 7 dự kiến giảm nhẹ. Chỉ số giảm phát PCE và chỉ số PCE cơ bản được dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm giống như trong tháng 6, khớp với ước tính thứ 2 không đổi về chỉ số PCE cơ bản cho quý 2 trong số liệu GDP công bố hôm thứ Năm. Chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức từ Đại học Michigan và chỉ số quản lý thu mua của Chicago đều cho tháng 8 dự kiến cho thấy cải thiện nhất định, có thể đủ để giúp đồng Đô la tiếp tục duy trì xu hướng tăng.

Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD giảm điểm nhưng vẫn giao dịch bên trên ngưỡng 1.3152

Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm trong phiên hôm qua sau sự điều chỉnh mạnh bất ngờ về GDP cho quý 2 của Mỹ. Tỷ giá giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự gần ngưỡng 1.3215 (R1), nhưng đã không thể vượt qua mức thấp nhất gần đây 1.3152 (S1) và tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi giữa 2 ngưỡng đó. Do đó, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập vào lúc này cho đến khi cặp tỷ giá thoát khỏi phạm vi giao dịch đó. Việc chỉ số CPI sơ bộ của Eurozone cho tháng 8 giảm xuống có thể đưa ra lý do cho việc đẩy tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.3152(S1). Tuy nhiên, tôi cho rằng sự bứt xuống đó có thể bị giới hạn gần ngưỡng hỗ trợ chủ chốt 1.3100 (S2), gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu xanh lơ nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Mặt khác, việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.3240 (R2), có lẽ sẽ hỗ trợ viễn cảnh rằng pha điều chỉnh tăng đã bắt đầu sớm đôi chút so với dự kiến của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3152 (S1), 1.3100 (S2), 1.3000 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.3215 (R1), 1.3240 (R2), 1.3300 (R3)

Tỷ giá USD/JPY điều chỉnh

Tỷ giá USD/JPY đã sụt điểm mạnh sau tín hiệu bứt lên “giả” trên ngưỡng 104.15 (R2) của phiên thứ Hai. Hôm nay, vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, tỷ giá đang giao dịch ngay bên trên ngưỡng thoái lui 23.6% của sóng tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8 đến ngày 25 tháng 8, gần ngưỡng hỗ trợ 103.55 (S1). Nếu bứt xuống dưới vùng đó một cách rõ ràng, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 103.20 (S2), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của đà tăng đã nhắc đến trước đó. Chỉ báo RSI đang nằm bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hiện đang chạm đường số 0 và sẽ sớm nhận dấu âm. Trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng tăng dài hạn mới vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi sẽ coi mọi đà giảm ngắn hạn là sự thoái lui trước khi những người đầu cơ giá lên nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 103.55 (S1), 103.20 (S2), 103.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 103.90 (R1), 104.15 (R2), 104.85 (R3)

Tỷ giá EUR/GBP trở lại trạng thái bất lợi

Tỷ giá EUR/GBP đã bứt xuống dưới đường biên dưới trên kênh dốc lên vào thứ Hai, khiến triển vọng ngắn hạn trở lại phía giảm điểm. Hôm nay, cặp tỷ giá đang giao dịch ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 0.7935 (S1), có vẻ là ngưỡng thoái lui 61.8% của xu hướng tăng ngắn hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 14/8. Tôi cho rằng nếu bứt xuống dưới ngưỡng đó, tỷ giá sẽ nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 0.7920 (S2). Miễn là tỷ giá hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường biên dưới của kênh dốc lên trước đó, tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn sẽ là giảm điểm. Trên biểu đồ hàng ngày, xu hướng giảm chính tiếp tục không đổi, xác định bởi đường xu hướng giảm được vẽ từ mức cao nhất của ngày mùng 1/8/2013. Tuy nhiên, tôi sẽ chờ đợi tỷ giá bứt xuống dưới mức thấp nhất của ngày 23/7 tại 0.7875 một cách rõ ràng trước khi lấy lại niềm tin vào xu hướng giảm dài hạn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7935 (S1), 0.7920 (S2), 0.7905 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.7967 (R1), 0.7980 (R2), 0.8015 (R3)

Vàng tiếp tục tăng điểm

Vàng đã tăng điểm để chạm đường trung bình động 200 kỳ và ngưỡng 1297 (R1) trước khi thoái lui đôi chút. Chỉ báo RSI tiếp tục đi theo đường hỗ trợ dốc lên màu xanh lơ, trong khi chỉ báo MACD đã đi vào vùng dương, làm gia tăng khả năng rằng một biến động khác gần ngưỡng 1297 (R1) là có thể. Nếu bứt lên trên ngưỡng đó, giá Vàng có thể nhắm tới ngưỡng cản 1305 (R2) gần đường biên trên của kênh dốc xuống màu tím, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Cả chỉ báo RSI 14 ngày và chỉ báo MACD hàng ngày đều tiếp tục ở bên dưới các đường kháng cự dốc xuống của chúng. Miễn là việc này diễn ra và giá Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím, tôi sẽ coi mọi sóng tăng có thể diễn ra là biến động điều chỉnh, ít nhất là vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1273 (S2), 1260 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1297 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3)

Dầu WTI đã sẵn sàng để chạm ngưỡng 95.00

Dầu WTI đã tăng điểm trong phiên hôm qua, và hiện giờ có vẻ như nó đã sẵn sàng để chạm ngưỡng cản tâm lý 95.00 (R1), nằm gần ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 19/8. Tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng chúng ta cần giá Dầu bứt lên trên vùng 95.00/35 một cách rõ ràng để làm khởi phát đà tăng tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng kháng cự kế tiếp, tại mức 96.70 (R2), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm trước đó. Chỉ báo RSI đang nằm bên trên ngưỡng 50 và hiện đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD đã đi vào vùng dương, xác nhận động lượng tăng gần đây. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã tiếp tục tăng điểm sau khi thoát khỏi tình trạng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục ở bên trên đường báo hiệu của nó và hướng lên phía trên. Mọi yếu tố kể trên củng cố quan điểm của tôi rằng sóng tăng có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 95.00 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3)

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 01/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh

01.09.2014, 11am
  • Ngày của chỉ số PMI; Tuần của các ngân hàng trung ương. Đồng đô la bắt đầu ngày giao dịch cao hơn so với hầu hết các đồng tiền khác khi thị trường tập trung vào triển vọng đối với nền kinh tế Mỹ cải thiện. Số liệu của phiên thứ Sáu tuần trước đã cho thấy thu nhập cá nhân tăng ít hơn dự kiến và chi tiêu cá nhân sụt giảm bất ngờ trong tháng 7, nhưng thị trường thích tập trung vào sự tăng vọt trong chỉ số CPMI của Chicago và sự tăng mạnh trong chỉ số niềm tin tiêu dùng hơn, mà những điều này đã củng cố khả năng tăng điểm đối với đồng đô la. Các căng thẳng gia tăng tại Ucraina cũng đã giúp ích cho đồng tiền của Mỹ vì tác động có thể đối với nền kinh tế Eurozone của các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Nga không thể bị lờ đi nữa. Do đó, nó đã mở cửa cao hơn các mức đầu phiên thứ Sáu tuần trước so với tất cả các đồng tiền của nhóm G10, trừ NZD. Trong số các đồng tiền của thị trường mới nổi, tính trung bình, đồng đô la đã biến động nhẹ. Nó đã tăng điểm so với các đồng tiền của Đông Âu, đặc biệt là RUB, khi tình hình tại Ucraina xấu đi, nhưng đã giảm điểm so với BRL.
  • Tin tức qua đêm: NZD đã phục hồi sau khi chỉ số điều kiện mậu dịch chính thức của nó tăng 0,3% hàng quý trong quý 2, trái với kỳ vọng về mức giảm 3,5%. Việc này gây ấn tượng sai lầm so với mức giảm chưa từng thấy tại các cuộc bán đấu giá sữa hai tuần một lần. Với việc chỉ số điều kiện mậu dịch của Australia suy yếu, chênh lệch sẽ khiến tỷ giá AUD/NZD giảm điểm.
  • Số liệu công ty của Nhật Bản đã cho thấy rằng doanh số, lợi nhuận và các kế hoạch chi tiêu vốn của công ty giảm mạnh trong quý 2, nhưng việc này đã bị gạt đi như là sai lệch gây ra bởi việc nâng thuế tiêu dùng. JPY đã suy yếu so với đồng đô la đang tăng điểm (mặc dù JPY đã củng cố đôi chút so với EUR) và chứng khoán tăng điểm bất chấp việc đó.
  • Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc cho tháng 8 rất khớp với kỳ vọng ở mức 51.1, giảm từ mức 51.7, trong khi chỉ số PMI chính thức từ HSBC/Markit cho Trung Quốc được điều chỉnh giảm xuống mức 50.2 từ mức ban đầu 50.3. Cả hai chỉ số này đều đã cho thấy nền kinh tế giảm tốc nhưng ít nhất thì chúng cũng ở bên trên ngưỡng chủ chốt 50.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Hôm nay cũng là ngày của chỉ số PMI tại Châu Âu, bắt đầu với các số liệu PMI sản xuất cho tháng 8 từ một vài quốc gia của Châu Âu, toàn Eurozone và Anh. Như thường lệ, dự báo chính thức cho số liệu của Pháp, Đức và toàn Châu Âu là giống với ước tính ban đầu.
  • Chỉ số PMI sản xuất của Anh được ước tính giảm nhẹ. Số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn của Anh cho tháng 7 cũng được công bố. Số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn của tháng trước đã tăng sau 4 đợt giảm liên tiếp, nhưng chúng được dự kiến tiếp tục lại đà giảm trong tháng này. Sự kết hợp của chỉ số PMI thấp hơn và số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn thấp hơn có thể gây áp lực giảm đối với đồng bảng Anh.
  • Các thị trường của Mỹ và Canađa đóng cửa nghỉ Ngày lễ Lao động.
  • Đối với các ngày còn lại của tuần, 6 trong số các Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 tổ chức cuộc họp của mình. Tiêu điểm sẽ là cuộc họp chính sách của ECB vào thứ Năm, đặc biệt là sau khi số liệu kinh tế yếu kém gần đây từ khu vực Châu Âu cùng với các bình luận của Chủ tịch Draghi về kỳ vọng lạm phát tại sự kiện Jackson Hole. Xét rằng Ngân hàng này đã thuê một cố vấn bên ngoài về một chương trình ABS có thể, tôi kỳ vọng sự làm rõ thêm về khả năng của việc mua ABS – một dạng “nới lỏng định lượng của khu vực tư nhân” – tại cuộc họp báo theo sau quyết định.
  • Vào thứ Ba, Ngân hàng Dự trữ Australia sẽ nhóm họp. Các nhà kinh tế học đều nhất trí cho rằng Ngân hàng này sẽ giữ lãi suất ổn định. Khi RBA đã nhóm họp lần gần đây nhất vào ngày mùng 5/8, đồng đô la của Australia đã gần như không đổi so với USD. Có lẽ có nhiều lo lắng hơn về nền kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế đã tiếp tục suy yếu, và tỷ lệ thất nghiệp của Australia đã tăng lên mức cao nhất 12 tháng, nhưng chi tiêu vốn, lo lắng lớn nhất đối với nền kinh tế Australia trong thời gian gần đây, đã tiếp tục gia tăng. Do đó, tôi dự đoán không có thay đổi quan trọng nào trong tuyên bố kèm theo quyết định về lãi suất.
  • Vào thứ Tư, đến lượt Ngân hàng Trung ương Canađa. Tại cuộc họp lần trước, BoC đã giữ quan điểm trung lập và điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của mình cho năm 2014 và 2015. Tôi cho rằng họ sẽ lặp lại các dự báo của chính mình và tiếp tục duy trì chúng. Vào thứ Năm, ngoài ECB, BoJ, Riksbank và BoE cũng tổ chức các cuộc họp chính sách của mình. Việc lạm phát của Nhật Bản giảm xuống sau cùng có thể làm khởi phát thêm hành động bởi BoJ, và tuyên bố từ cuộc họp chính sách sẽ cho chúng ta hiểu thấu đáo hơn về hành động tiếp theo của họ. Theo sau việc cắt giảm lãi suất bất ngờ ở mức 50 điểm cơ bản của Riksbank vào đầu tháng 7 và xét đến việc các điều kiện kinh tế của quốc gia này chưa cải thiện, chúng ta có thể chứng kiến thêm hành động bổ sung từ ngân hàng trung ương của quốc gia Bắc Âu này. BoE có thể không thay đổi chính sách và do đó, tác động tới thị trường, như thường lệ, sẽ rất nhỏ. Tuy nhiên, biên bản của cuộc họp sẽ rất thú vị để theo dõi khi chúng được công bố vào ngày 17/09, đặc biệt là sau 2 lá phiếu chống tại cuộc họp của tháng trước.
  • Đối với các chỉ báo, vào thứ Ba, số giấy phép xây dựng của Australia cho tháng 7 và tài khoản vãng lai của quý 2 sẽ được công bố. Các chỉ số PMI sản xuất của Mỹ và Canađa cho tháng 8 cũng sẽ được công bố (chỉ số sản xuất của cả Markit và ISM, trong trường hợp của Mỹ). Vào thứ Tư, GDP cho quý 2 của Australia và số đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ cho tháng 7 sẽ được công bố. Chúng ta cũng sẽ nhận được các chỉ số PIM khu vực dịch vụ cho tháng 8 từ các quốc gia mà chúng ta đã nhận được số liệu sản xuất vào thứ Hai tuần trước. Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được báo cáo việc làm của ADP 2 ngày trước công bố NFP. Báo cáo của ADP dự kiến cho thấy khu vực tư nhân gia tăng được ít việc làm hơn trong tháng 8 so với mức trong tháng trước.
  • Sau cùng vào thứ Sáu, sự kiện quan trọng sẽ là số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cho tháng 8. Thị trường dự báo số liệu này sẽ tăng 209.000, giảm so với mức 220.000 trong tháng 7. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ dự báo giảm xuống mức 6,1% từ mức 6,2%. Số liệu liên tiếp lần thứ 7 trên mức 200.000 sẽ cho thấy tăng trưởng mạnh tiếp diễn trong số việc làm, củng cố niềm tin của FOMC và đồng đô la.
  • GDP sơ bộ cho quý 2 của Eurozone và tỷ lệ thất nghiệp của Canađa cho tháng 8 cũng sẽ được công bố vào thứ Sáu
Thị trường
Tiêu Điểm

EUR/USD bứt xuống dưới ngưỡng 1.3152

Tỷ giá EUR/USD đã bứt xuống dưới ngưỡng 1.3152 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự), đường biên dưới của phạm vi nó đã giao dịch kể từ ngày 25/8. Hiện giờ, tôi cho rằng tỷ giá sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.3100 (S1), mức thấp nhất của ngày mùng 6/9/2013, hoặc gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu xanh lơ, nối mức thấp nhất và mức cao nhất trên biểu đồ hàng ngày. Mặc dù triển vọng chung tiếp tục là giảm điểm, tôi sẽ đứng bên lề ngay khi tỷ giá chạm vùng hỗ trợ đã nhắc đến trước đó. Khả năng về biên điều chỉnh gần đường biên dưới của kênh tiếp tục cao, vì vậy, tôi sẽ chờ đợi phản ứng của thị trường một khi tỷ giá giao dịch gần vùng đó. Nếu những người đầu cơ giá xuống lờ đi những ngưỡng hỗ trợ này và tiếp tục đẩy tỷ giá xuống thấp hơn, chúng ta có thể chứng kiến các mức mở rộng về phí vùng tâm lý 1.3000 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3100 (S1), 1.3000 (S2), 1.2900 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3152 (R1), 1.3215 (R2), 1.3240 (R3).

Liệu tỷ giá USD/JPY có tiếp tục lại xu hướng tăng dài hạn?

Tỷ giá USD/JPY đã bứt lên trên ngưỡng 104.00 một lần nữa sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ mạnh tại ngưỡng 103.55 (S2), gần ngưỡng thoái lui 23.6% của sóng tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8 tới ngày 25 tháng 8. Hôm nay, vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, tỷ giá giao dịch ngay bên dưới mức cao nhất gần đây 104.25 (R1). Tôi vẫn cho rằng việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể tạo cơ sở cho các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo, tại mức 104.85 (R2), được xác định bởi mức cao nhất của ngày 23/1. Trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng dài hạn mới vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
• Ngưỡng hỗ trợ: 103.90 (S1), 103.55 (S2), 103.20 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 104.25 (R1), 104.85 (R2), 105.00 (R3).

Tỷ giá GBP/USD chạm đường xu hướng giảm

Tỷ giá GBP/USD đã tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1.6535 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.6600 (R1). Vào thời điểm viết bài viết này, tỷ giá đã sẵn sàng chạm giao điểm giữa ngưỡng 1.6600 (R1) và đường xu hướng giảm được vẽ từ mức cao nhất của ngày 15/7. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.6600 có thể báo hiệu sự bắt đầu của pha điều chỉnh và có thể chạm ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1.6655 (R2), trước tiên. Mặt khác, chúng ta cần chứng kiến tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.6535 (S1) để có mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Trong bức tranh lớn hơn, cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, đường trung bình động hỗ trợ mức thấp nhất của biến động tỷ giá trong cả một năm. Do đó, triển vọng nói chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi và tôi sẽ coi mọi sóng tăng có thể là sóng điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6535 (S1), 1.6460 (S2), 1.6350 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6600 (R1), 1.6655 (R2), 1.6700 (R3).

Vàng củng cố

Vàng đã đi ngang vào thứ Sáu tuần trước, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1280 (S1) và ngưỡng kháng cự 1297 (R1). Cả chỉ báo RSI và MACD đều đang nằm gần các mức trung lập của chúng, xác nhận sự miễn cưỡng của các nhà đầu tư trong việc chọn một xu hướng. Mặc dù vậy, khả năng đối với mức thấp nhất cao hơn vẫn tồn tại và do đó, tôi sẽ coi triển vọng ngắn hạn là tăng điểm. Tuy nhiên, vàng vẫn giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím, nối mức thấp nhất và mức cao nhất trên biểu đồ hàng ngày, do đó, tôi sẽ coi mọi sóng tăng có thể là sóng điều chỉnh, ít nhất là vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1273 (S2), 1260 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1297 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3).

Dầu WTI bứt lên trên ngưỡng 95.00

Dầu WTI đã tiếp tục tăng điểm trong phiên thứ Sáu tuần trước, phá vỡ ngưỡng cản tâm lý 95.00 (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ), nằm gần ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 tới ngày 19/8. Tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng nếu bứt lên trên ngưỡng đó, giá dầu có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo, tại mức 96.70 (R1), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của biến động giảm đã nhắc đến trước đó. Chỉ báo MACD đang nằm bên trên cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó, xác nhận động lượng dương mạnh mẽ gần đây, nhưng chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được mua quá mức, hướng xuống phía dưới. Xét đến các chỉ báo động lượng, tôi sẽ cẩn trọng về sự thoái lui trước khi những người nắm giữ vị thế dài nắm quyền kiểm soát một lần nữa, có lẽ là chạm vùng 95.00 (S1) như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã đi lên, và hiện đang ở ngay bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đang nằm bên trên đường khởi phát của nó. Việc này củng cố quan điểm của tôi rằng chúng ta có thể chứng kiến các biến động tăng tiếp theo, ít nhất là về phía ngưỡng kháng cự đầu tiên, tại mức 96.70 (R1).
• Ngưỡng hỗ trợ: 95.00 (S1), 92.60 (S2), 91.60 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 96.70 (R1), 98.45 (R2), 100.00 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 02/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh


02.09.2014, 10am
  • Sự phục hồi của đồng đô la do thiếu vắng tin tức từ thị trường Mỹ cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ. Đồng đô la đã bắt đầu tháng mới, tăng điểm so với hầu hết các đồng tiền mà chúng tôi theo dõi, cả trong nhóm G10 và các thị trường mới nổi. Thực tế rằng đà phục hồi đã diễn ra mà không có tin tức nào từ thị trường Mỹ, đóng cửa nghỉ lễ, cho thấy sức mạnh cơ bản về tâm lý đối với đồng tiền của Mỹ.
  • Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm mạnh và tỷ giá USD/JPY, như thường lệ, tăng điểm song song với nhau sau khi tờ báo về kinh doanh chính của Nhật Bản cho biết Thủ tướng Abe sẽ chỉ định một đồng minh ủng hộ cải cách đứng đầu Bộ Y tế. Bộ Y tế giám sát Quỹ Đầu tư Lương hưu Chính phủ (GPIF) quy mô lớn của quốc gia này, có tài sản khoảng 127,3 nghìn tỷ JPY, hay bằng khoảng GDP của Mexico. Người đang được nhắc đến biện hộ rằng GPIF giảm thiểu sự phụ thuộc của mình vào trái phiếu chính phủ trong nước và đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán và tài sản nước ngoài. Xét đến quy mô của GPIF, mọi thay đổi trong việc phân bổ tài sản của quỹ này sẽ có tác động lớn đến luồng vốn của Nhật Bản. Đây là một lý do nữa giải thích tại sao tôi cho rằng tỷ giá USD/JPY sẽ tiếp tục tăng điểm.
  • Trong số các đồng tiền của thị trường mới nổi, RUB là đồng tiền thể hiện kém nhất mà chúng tôi theo dõi, rõ ràng là do cuộc khủng hoảng đang xấu đi tại Ucraina và mối đe dọa về các biện pháp trừng phạt bổ sung vào cuối tuần này. Tuy nhiên, điều đáng chú ý đó là trái với đồng RUB suy yếu, HUF và PLN là các đồng tiền thể hiện tốt nhất trong thị trường mới nổi mà chúng tôi theo dõi, thậm chí xoay sở thành công để tăng điểm nhẹ so với đồng đô la. Khó có thể biết tại sao chúng tăng điểm, đặc biệt là khi chỉ số PMI sản xuất cho tháng 8 của Hungary giảm mạnh xuống mức thấp nhất của năm. Một trong những phó thống đốc của ngân hàng trung ương Hungary đã giải thích, “Đôi khi, chúng ta cải thiện ngay cả nếu chúng ta không đáng để làm vậy, và những lúc khác, chúng ta xuống cấp khi chúng ta cũng không đáng để làm vậy”.
  • Có lẽ, HUF và PLN đã được giúp ích bởi cam kết mới của Chủ tịch của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, Thomas Jordan nhằm giữ nguyên mức sàn của tỷ giá EUR/CHF. Hungary và Ba Lan có nhiều nợ công bằng đồng CHF và mọi sự củng cố của CHF sẽ khiến họ gặp phải rắc rối lớn. Tuy nhiên, với việc EUR suy yếu, miễn là giá sàn được ấn định, thì CHF cũng sẽ suy yếu. Jordan nói rằng mức sàn “tuyệt đối ở mức trung tâm để đảm bảo các điều kiện tiền tệ phù hợp tại Thụy Sĩ” và ông đã lặp lại rằng SNB luôn sẵn sàng thực thi điều này bằng cách mua ngoại tệ không giới hạn. Ngoài ra, ông còn nói rằng ông sẽ “không loại trừ mọi biện pháp có thể cần thiết”. Nói tóm lại, sẽ không có thay đổi nào trong mức sàn của tỷ giá EUR/CHF và có vẻ như việc đó sẽ không sớm diễn ra. Việc mua vào tỷ giá EUR/CHF ở các mức gần ngưỡng 1.2000 có thể là một giao dịch dài hạn rủi ro thấp, mặc dù các nhà đầu tư chắc chắn phải kiên nhẫn.
  • RBA phản đối đồng tiền mạnh: Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã giữ nguyên mục tiêu lãi suất tiền mặt, như được dự kiến rộng rãi. Tuyên bố hàng tháng có phần lạc quan hơn đôi chút. Ngân hàng này đã nhắc đến “các điều kiện kinh doanh cải thiện dần dần và sự phục hồi nhất định trong tâm lý hộ gia đình” mà nó cho là gợi ý “tăng trưởng nhẹ trong nền kinh tế”. Ngoài ra, nó đã lưu ý rằng “các ý định đầu tư trong một số lĩnh vực (không phải là khai mỏ) tiếp tục cải thiện”. Tuy nhiên, đối với thị trường FX, điểm quan trọng đó là RBA đã tăng cường sự phản đối lại mức cao của đồng tiền bằng việc chỉ ra rằng đồng tiền này “tiếp tục ở trên mức ước tính lớn nhất về giá trị cơ bản của nó”. Việc đó thực sự đúng; OECD ước tính nó được định giá cao hơn 29% so với USD, trong khi dựa trên giá sản xuất, nó được định giá cao quá khoảng 23%. (Tuy nhiên, chỉ số Big Mac của các Nhà kinh tế học định giá nó cao quá 10%.)

  • Tôi rất bất ngờ khi chứng kiến AUD giảm điểm mạnh 10 phút trước khi số liệu số giấy phép xây dựng được phê chuẩn của ngày hôm nay được công bố và sau đó không thể bật lại khi chỉ báo được công bố cao hơn dự kiến. Việc đó gợi ý tâm lý bất lợi đối với đồng tiền này. Bổ sung vào sự phản đối của RBA đối với đồng AUD mạnh, tôi cho rằng đà giảm sẽ tiếp tục. Xem phần bình luận kỹ thuật để biết thêm chi tiết.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chỉ báo kinh tế đáng chú ý duy nhất mà chúng ta nhận được là chỉ số PPI của Eurozone cho tháng 7. Theo dự báo, chỉ số PPI sẽ giảm -1,1% hàng năm, mức sụt giảm giá nhanh hơn so với mức -0,8% hàng năm trong tháng 6, làm gia tăng các lo lắng về áp lực lạm phát thấp trong khu vực 2 ngày trước thời điểm diễn ra cuộc họp của ECB.
  • Từ Anh, chỉ số PMI xây dựng cho tháng 8 sẽ được công bố và theo dự báo, số liệu này sẽ giảm nhẹ.
  • Tại Mỹ, chỉ số PMI sản xuất từ ISM và chỉ số PMI sản xuất chính thức từ Markit cho tháng 8 sẽ được công bố. Chỉ số đầu được dự báo giảm đôi chút để tiếp tục ở gần mức cao nhất cho năm, trong khi chỉ số sau được kỳ vọng tiếp tục ở mức cao nhất. Cả 2 chỉ báo có thể chứng tỏ hỗ trợ USD.
  • Từ Canađa, chỉ số PMI sản xuất từ RBC cho tháng 8 dự kiến không có dự báo nào sẵn có.
  • Theo lịch trình, chỉ có một diễn giả phát biểu trong phiên hôm nay là thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Klaas Knot.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tiếp tục không đổi

Tỷ giá EUR/USD đã củng cố, tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng 1.3152 (R1), đường biên dưới của phạm vi mà nó đã giao dịch từ ngày 25/8 cho đến thứ Sáu tuần trước. Tôi vẫn cho rằng tỷ giá sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.3100 (S1), mức thấp nhất của ngày mùng 6/9/2013, hoặc gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu xanh lơ, nối mức thấp nhất và mức cao nhất trên biểu đồ hàng ngày. Mặc dù triển vọng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm, nhưng tôi sẽ đứng bên lề ngay khi tỷ giá chạm vùng hỗ trợ đã nhắc đến trước đó. Khả năng về đà bật lại gần đường biên dưới của kênh tiếp tục ở mức cao, vì vậy, tôi sẽ chờ đợi phản ứng của thị trường một khi tỷ giá ở gần vùng đó. Nếu những người đầu cơ giá xuống lờ đi những ngưỡng hỗ trợ này và tiếp tục đẩy tỷ giá xuống thấp hơn, chúng ta có thể chứng kiến các mức mở rộng về phía vùng tâm lý 1.3000 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3100 (S1), 1.3000 (S2), 1.2900 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3152 (R1), 1.3215 (R2), 1.3240 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY tăng điểm mạnh trên ngưỡng 173.50

Tỷ giá GBP/JPY đã phục hồi trong phiên hôm qua, bứt lên trên ngưỡng cản 173.50 (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ). Tôi cho rằng sự bứt lên này sẽ đẩy tỷ giá về phía vùng 174.20/50. Chỉ báo MACD đang nằm bên trên cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó, trong khi chỉ số RSI đang nằm trong vùng được mua quá mức nhưng hướng lên phía trên. Việc này xác nhận động lượng tăng đang gia tăng của phiên hôm qua. Miễn là tỷ giá hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên đường xu hướng tăng màu xanh lơ và bên trên đường xu hướng giảm màu đen trước đó, tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn là tăng điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 173.50 (S1), 172.60 (S2), 171.60 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 174.20 (R1), 174.50 (R2), 175.35 (R3).

Tỷ giá AUD/USD bứt xuống dưới ngưỡng 0.9300 trước thời điểm diễn ra cuộc họp của RBA

Tỷ giá AUD/USD đã sụt điểm mạnh trong phiên sáng tại Châu Á trước thời điểm diễn ra cuộc họp chính sách của RBA (với việc không có lý giải hợp lý nào), bứt xuống dưới ngưỡng 0.9300 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự). Sau quyết định này, triển vọng đã thay đổi đôi chút. Ngân hàng này đã giữ nguyên lãi suất chuẩn và lặp lại các lo lắng của mình liên quan đến sức mạnh của đồng đô la Australia. Kết hợp điều đó với bức tranh kỹ thuật, tôi cho rằng đà giảm của phiên hôm nay sẽ tiếp tục và chạm ngưỡng hỗ trợ 0.9270 (S1). Việc tỷ giá bứt phá rõ ràng có thể mở rộng sóng giảm và có thể tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần vùng 0.9240 (S2) đã chạm 2 lần trong thời gian gần đây. Có vẻ như chỉ báo MACD đã sẵn sàng chuyển sang thế bất lợi, trong khi chỉ báo RSI có khả năng biến động trước khi báo hiệu tình trạng được bán quá mức. Việc này tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong ngắn hạn. Trong bức tranh lớn hơn, xu hướng chung là giảm điểm vì cặp tỷ giá đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.9270 (S1), 0.9240 (S2), 0.9200 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.9300 (R1), 0.9330 (R2), 0.9375 (R3).

Dầu WTI giao dịch yên ắng

Dầu WTI tiếp tục giao dịch yên ắng tại mức của phiên hôm qua, bên trên ngưỡng tâm lý 95.00 (S1). Tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng chúng ta có thể chứng kiến giá dầu nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo, tại mức 96.70 (R1), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 19/8. Tuy nhiên, chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và có thể bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó trong tương lai gần, trong khi chỉ báo RSI có vẻ như đã sẵn sàng thoát khỏi vùng được mua quá mức của nó. Xét đến các dấu hiệu động lượng, tôi sẽ thận trọng về sự thoái lui trước khi những người nắm giữ vị thế dài nắm quyền kiểm soát một lần nữa, có lẽ là chạm vùng 95.00 (S1) như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã bứt lên và hiện đang ở ngay bên dưới ngưỡng 50 của nó, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày, mặc dù mang dấu âm, nhưng đang nằm bên trên đường khởi phát của nó. Việc này củng cố quan điểm của tôi rằng chúng ta có thể chứng kiến các biến động tăng tiếp theo, ít nhất là về phía ngưỡng kháng cự đầu tiên, tại mức 96.70 (R1).
• Ngưỡng hỗ trợ: 95.00 (S1), 92.60 (S2), 91.60 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 96.70 (R1), 98.45 (R2), 100.00 (R3).

Vàng đã sẵn sàng chạm ngưỡng 1280

Vàng đã giảm điểm trong phiên hôm qua, và trong phiên hôm nay, trong phiên sáng tại Châu Âu, có vẻ như nó đã sẵn sàng chạm ngưỡng hỗ trợ 1280 (S1), nằm ngay bên trên đường hỗ trợ dốc lên dài hạn (đường màu đen) được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/12. Vàng cũng đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Tuy nhiên, xét đến việc chúng ta đang tiến gần vùng hỗ trợ mạnh, tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm trung lập vào lúc này. Việc giá vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1273 (S2) một cách rõ ràng có thể chuyển chú ý của tôi về phía giảm điểm. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho giá vàng tiến về phía vùng 1260 (S3). Ở phía tăng điểm, nếu bật lại gần đường màu đen đã nhắc đến trước đó, giá vàng có thể nhắm tới việc chạm một ngưỡng nữa gần ngưỡng 1297 (R1).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1273 (S2), 1260 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1297 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 03/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh

03.09.2014, 10am
  • Sự thể hiện tốt hơn của Mỹ có nghĩa là đồng USD tăng điểm. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục thể hiện tốt hơn các nền kinh tế lớn khác. Chỉ số cho tháng 8 từ ISM được kỳ vọng giảm nhẹ, nhưng thay vào đó được đẩy mức cao nhất trong vòng 3 năm. Hơn nữa, số liệu tổng thể được hỗ trợ bởi các số liệu vững chắc từ số đơn đặt hàng mới, số đơn đặt hàng sản xuất và xuất khẩu. Các số liệu hoàn toàn tương phản với số liệu của hầu hết các quốc gia khác – 15 trong số 26 quốc gia báo cáo số liệu hôm thứ Hai đã cho thấy sự sụt giảm trong chỉ số PMI của mình, bao gồm Trung Quốc, Anh và hầu hết các quốc gia lớn tại Châu Âu, và chỉ có 9 quốc gia báo cáo sự gia tăng (2 quốc gia báo cáo chỉ số không đổi). Các kết quả tốt đã giúp kỳ vọng lãi suất đối với quỹ của Fed tăng 6 điểm cơ bản trong dài hạn và đồng đô la ổn định so với hầu hết các đồng tiền mà chúng tôi theo dõi.


  • Với việc kỳ vọng lãi suất cao hơn và đồng đô la ổn định hơn, không có gì phải ngạc nhiên khi vàng giảm điểm. Với việc triển vọng kỹ thuật cũng có vẻ yếu kém, có khả năng vàng đang tiếp tục giảm điểm vào lúc này. Đồng thời, các dấu hiệu về nền sản xuất mạnh mẽ của Mỹ không đủ để lấn án các dấu hiệu về sự giảm tốc ở nơi khác và giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm. Các dấu hiệu cơ bản đối với dầu có vẻ yếu kém nhưng các yếu tố kỹ thuật diễn biến trái chiều hơn, khiến nó khó được khớp lệnh (xem bên dưới).
  • GBP là đồng tiền mất điểm chính sau khi một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Yougov, một công ty thăm dò ý kiến của Anh, cho thấy sự ủng hộ đối với nền độc lập của Scotland đã tăng lên mức 47% so với 53% phiếu phản đối. Chênh lệch 6 điểm phần trăm giữa hai phía đã giảm mạnh so với chênh lệch 14 điểm phần trăm của cuộc thăm dò ý kiến này cách đây chỉ 2 tuần, gợi ý rằng khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 18/9 tới tiến gần, có nhiều người hơn trong số những người chưa ngã ngũ đang cân nhắc để bỏ phiếu “ủng hộ”. Các cuộc thăm dò khác không thể hiện chênh lệch hẹp cũng như mức độ ủng hộ tương tự đối với nền độc lập của Scotland, nhưng chúng thực sự cho thấy cùng một xu hướng. Vì không có chi phí bù đắp rủi ro cho sự kiện này được cân nhắc đối với GBP, nên sẽ là hợp lý khi kỳ vọng thị trường giảm bớt khả năng đôi chút và GBP tiếp tục giảm điểm. (Tôi đã viết về khả năng này đối với CNBC vào tháng 7; bạn có thể xem bài viết tại địa chỉ http://www.cnbc.com/id/101870529 ).

  • GDP của Australia đã tăng nhẹ nhiều hơn thị trường mong đợi trong quý 2. Tuy nhiên, nó chỉ khiến đồng tiền nước này tăng điểm nhẹ.
  • Các sự kiện của ngày hôm nay: Sự kiện chính sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Canađa. Trong cuộc họp lần trước của mình, Ngân hàng này đã giữ quan điểm trung lập đối với thời điểm và chiều hướng thay đổi lãi suất chính sách tiếp theo và điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2014, 2015. Chúng tôi cho rằng họ sẽ lặp lại tiếp tục duy trì quan điểm của mình. Tuyên bố đi kèm công bố này rất có thể sẽ phản ánh một giọng điệu ôn hòa, mà việc này có thể làm CAD suy yếu đôi chút.
  • Đối với các chỉ báo, chúng ta sẽ nhận được các chỉ số PMI khu vực dịch vụ chính thức cho tháng 8 từ các quốc gia mà chúng ta đã nhận được số liệu sản xuất vào thứ Hai. Như thường lệ, dự báo chính thức cho Pháp, Đức và Eurozone giống với ước tính ban đầu, trong khi chỉ số PMI khu vực dịch vụ của Anh dự kiến giảm nhẹ. Doanh số bán lẻ của Eurozone cho tháng 7 cũng sẽ được công bố và theo dự báo, số liệu hàng tháng sẽ sụt giảm, làm gia tăng loạt số liệu yếu kém gần đây được công bố từ khu vực này.
  • Tại Mỹ, số đơn đặt hàng nhà máy cho tháng 7 dự báo tăng vọt lên mức 11,0% hàng tháng từ mức +1,1% hàng tháng trong tháng 6. Số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn từ MBA cho tuần kết thúc vào ngày 29/8 cũng sẽ được công bố. Hơn nữa, Fed sẽ công bố báo cáo Beige book của mình.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD chạm ngưỡng 1.3107

Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm nhẹ trong phiên hôm qua để chạm ngưỡng 1.3107, ở ngay trên ngưỡng hỗ trợ 1.3100 (S1), mức thấp nhất của phiên ngày mùng 6/9/2013. Vào giờ mở cửa tại Châu Âu, tỷ giá giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ đó và ngưỡng kháng cự 1.3152 (R1). Tôi sẽ đứng bên lề vào lúc này, vì 3 lý do: 1) chúng ta đang tiến gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu xanh lơ, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày; 2) tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá, và 3) ngày mai, chúng ta sẽ có cuộc họp chính sách của ECB, có thể mang đến bất ngờ theo một hoặc hai phía. Khả năng của đà bật lại gần đường biên dưới của kênh tiếp tục ở mức cao. Mặc dù tôi vẫn giữ quan điểm trong lúc này, nhưng tôi vẫn nhận thấy bức tranh tổng thể bất lợi vì tỷ giá EUR/USD đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống đã nhắc đến trước đó và cũng bên dưới các đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Nếu những người đầu cơ giá xuống có lý do để đẩy tỷ giá xuống thấp hơn, chúng ta có thể chứng kiến các mức mở rộng về phía vùng tâm lý 1.3000 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3100 (S1), 1.3000 (S2), 1.2900 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3152 (R1), 1.3215 (R2), 1.3240 (R3).

Tỷ giá GBP/USD: Xu hướng giảm xuất hiện trở lại

Tỷ giá GBP/USD đã sụt điểm mạnh sau khi bứt lên trên ngưỡng 1.6600 đôi chút. Cặp tỷ giá đã bứt xuống dưới ngưỡng cản tâm lý 1.6500 và cũng bên dưới ngưỡng hỗ trợ (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự) 1.6460. Việc này báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm và có thể ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn. Tôi cho rằng tỷ giá sẽ bứt xuống dưới ngưỡng 1.6460 để mở đường cho nó tiến về phía vùng hỗ trợ tiếp theo, tại mức 1.6350 (S1). Trên biểu đồ hàng ngày, cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, đường trung bình động hỗ trợ mức thấp nhất của biến động tỷ giá trong cả một năm. Do đó, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi, và tôi sẽ coi mỗi biến động tăng có thể bên dưới đường trung bình động đó là sóng điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6350 (S1), 1.6260 (S2), 1.6200 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6460 (R1), 1.6500 (R2), 1.6535 (R3).

Tỷ giá EUR/JPY tăng điểm mạnh nhưng vẫn nằm trong kênh dốc xuống chính

Tỷ giá EUR/JPY đã tăng điểm mạnh trong phiên hôm qua, phá vỡ 2 ngưỡng kháng cự liên tiếp. Vào giờ mở cửa tại Châu Âu, tỷ giá giao dịch ngay bên trên ngưỡng 138.00 (S1) và tôi cho rằng nó sẽ chạm ngưỡng tiếp theo tại mức 138.45 (R1). Xem xét trên biểu đồ 1 giờ, chỉ báo RSI 14 giờ có vẻ đã sẵn sàng để thoát khỏi tình trạng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD hàng giờ đã chạm đỉnh và bứt xuống dưới đường báo hiệu. Xét đến những tín hiệu động lượng này và thực tế rằng đà phục hồi quá nhanh, tôi mong đợi sự thoái lui trước khi những người đầu cơ giá lên thắng thế một lần nữa. Mặc dù tôi cho rằng đà tăng sẽ tiếp tục, trên biểu đồ hàng ngày, nhưng tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống, được vẽ từ đầu tháng 4. Do đó, tôi cho rằng tỷ giá đang ở trong trạng thái thoái lui vào lúc này. Tôi sẽ cân nhắc lại phân tích của mình nếu những người mua đủ mạnh để thoát khỏi kênh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 138.00 (S1), 137.40 (S2), 136.65 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 138.45 (R1), 138.75 (R2), 139.25 (R3).

Vàng phá vỡ ngưỡng hỗ trợ dài hạn

Vàng đã sụt điểm mạnh, bứt xuống dưới đường hỗ trợ dốc lên dài hạn (đường màu đen) được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/9 và bên dưới ngưỡng 1273. Đà giảm đã bị chặn lại tại ngưỡng 1262 (S1), nhưng đà sụt mạnh đã chuyển xu hướng trở lại phía giảm điểm, theo quan điểm của tôi. Việc giá Vàng bứt xuống dưới vùng 1260/62 một cách rõ ràng có thể làm khởi phát các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng 1250. Miễn là giá Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím và bên dưới đường hỗ trợ dài hạn màu đen, tôi cho rằng triển vọng chung của giá Vàng là bất lợi. Tuy nhiên, trên biểu đồ 1 giờ, chỉ báo RSI 14 giờ đã thoát khỏi vùng được bán quá mức của nó, trong khi chỉ báo MACD hàng giờ đã bứt lên trên đường khởi phát của nó. Do đó, tôi sẽ thận trọng vì sóng điều chỉnh nhỏ có thể tiếp diễn trước khi những người đầu cơ giá xuống bắt đầu hành động một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1262 (S1), 1250 (S2), 1240 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1273 (R1), 1280 (R2), 1290 (R3).

Dầu WTI sụt điểm mạnh trở lại dưới ngưỡng 95.00

Dầu WTI đã sụt điểm mạnh trở lại dưới ngưỡng 95.00 sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 96.00 (R1). Đà sụt mạnh đã bị chặn lại bởi ngưỡng hỗ trợ chủ chốt 92.60 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 19 và 21 tháng 8. Xét đến việc ngưỡng 92.60 (S1) cung cấp ngưỡng hỗ trợ tin cậy trong thời gian gần đây, tôi sẽ đưa ra quan điểm trung lập vào lúc này. Việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng cản đó sẽ chuyển sự chú ý của tôi về phía giảm điểm. Nếu bứt xuống ngưỡng đó, giá Dầu có thể nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo, tại mức 91.60 (S2). Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù sụt giảm mạnh, nhưng chỉ báo MACD tiếp tục tăng bên trên đường báo hiệu của nó, mà việc này cho tôi thêm lý do để tiếp tục giữ quan điểm trung lập vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 96.00 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS




MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 04/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh

04.09.2014, 10am
Làm thế nào mà 2 quốc gia đang không có chiến tranh có thể thực hiện ngừng bắn? Tin tức về việc “ngừng bắn vĩnh viễn” tại Ucraina đã nâng thị trường lên, nhưng như phía Nga đã chỉ ra, làm thế nào để họ có thể thỏa thuận ngừng bắn khi họ chưa bao giờ tấn công Ucraina? Tôi sẽ đợi việc ngừng bắn được xác minh một cách độc lập trước khi tham gia hoạt động giao dịch trong điều kiện hòa bình; tuy nhiên, đó không phải là cách thị trường xem xét vấn đề này và các tài sản bị tác động bởi căng thẳng tại Ucraina chứng kiến biến động mạnh trong phiên hôm qua. Chứng khoán Nga đã tăng 3,5% và RUB tăng 1,6% trong khi PLN tăng điểm thậm chí sau khi thống đốc ngân hàng trung ương, Marek Belka nói rằng các đợt cắt giảm lãi suất “rất có thể sẽ diễn ra”, với đợt cắt giảm đầu tiên diễn ra ngay vào các tháng tới. Dầu cũng tăng điểm nhờ các hy vọng về hoạt động kinh tế nhanh hơn tại Châu Âu. Ngoài ra, Vàng cũng tăng điểm.
  • Tôi cho rằng câu châm ngôn “đừng đếm gà khi chúng chưa nở” được áp dụng ở đây. NATO đang thảo luận cần phải làm gì và các đại sứ của EU sẽ nhóm họp để thảo luận các đề xuất của EU về các lệnh trừng phạt đối với Nga. Nếu họ quyết định tiếp tục với các lệnh trừng phạt, thì Nga có thể quyết định không thực hiện việc ngừng bắn. Tổng thống Ucraina, Poroshenko đã lưu ý rằng Nga đã lờ đi hoặc vi phạm tất cả các thỏa thuận trước đó.
  • Các hy vọng về việc chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ucraina đã khiến đồng Đô la giảm điểm so với hầu hết các đồng tiền khi nỗ lực “đáp chuyến bay về nơi an toàn” biến mất. Việc này không được biện minh bởi tin tức kinh tế của Mỹ; số đơn đặt hàng nhà máy đã có mức tăng hàng tháng kỷ lục trong tháng 7, doanh số bán ô tô chạm mức cao nhất của nó trong 9 năm, và báo cáo Beige Book đã cho thấy bằng chứng gia tăng về mức lương tăng lên. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn đối với quỹ của Fed nhìn chung không đổi và các nhà đầu tư thích đầu tư vào các đồng tiền hàng hóa hơn (có lẽ được trợ giúp bởi giá Dầu cao hơn) hơn là dừng lại ở đồng Đô la.
  • Hai biến động trên thị trường tiền tệ nổi bật lên: một là, đồng Euro chỉ đạt được mức tăng nhẹ bất chấp các sự kiện tại sân sau của mình. Việc này làm tiếp diễn hình mẫu về việc EUR không bị tác động đặc biệt bởi các vấn đề của Ucraina và có thể chỉ ra sự thiếu nhiệt tình đối với EUR, theo quan điểm của tôi. Thứ hai, JPY là đồng tiền thể hiện tốt nhất thứ hai, mà đây không phải là một điều mà một người mong đợi khi xu hướng chi phối là sự giảm nhẹ các căng thẳng và sự gia tăng trong tâm lý “chấp nhận rủi ro”. Có lẽ việc đó liên quan đến sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Châu Âu vào ngày hôm nay và các kỳ vọng rằng Thống đốc BoJ sẽ giữ nguyên triển vọng lạc quan của mình khi ông trình bày các kết quả của cuộc họp Ủy ban Chính sách vào cuối ngày hôm nay. Nó không làm thay đổi kỳ vọng của tôi về đồng Yên suy yếu hơn qua thời gian.
  • Các sự kiện của ngày hôm nay: Chúng ta có một ngày rất bận rộn khi có thêm 3 Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 tổ chức các cuộc họp chính sách trong ngày hôm nay. Riksbank của Thụy Điển là ngân hàng trung ương đầu tiên nhóm họp trong ngày giao dịch tại Châu Âu. Theo sau đợt cắt giảm lãi suất bất ngờ ở mức 50 điểm cơ bản vào đầu tháng 7 và xét đến việc các điều kiện kinh tế của quốc gia này chưa thực sự cải thiện nhiều kể từ thời điểm đó, chúng ta có thể chứng kiến hành động bổ sung từ ngân hàng trung ương của Bắc Âu này. Việc đó có thể gây bất lợi cho SEK.
  • Tại Anh, BoE có thể sẽ không thay đổi chính sách và do đó, tác động đối với thị trường là rất nhỏ, như thường lệ. Tuy nhiên, sau 2 phiếu chống tại cuộc họp tháng trước, khả năng về việc nâng lãi suất trong các tháng sắp tới đã gia tăng. Biên bản cuộc họp vì vậy sẽ rất thú vị khi chúng được công bố vào ngày 17/9.
  • Tin tức cuối cùng là tin tức quan trọng nhất: ECB. Sau số liệu kinh tế yếu kém gần đây từ khu vực đồng Euro, cùng với các bình luận của Chủ tịch Draghi về kỳ vọng lạm phát tại sự kiện Jackson Hole đã làm gia tăng kỳ vọng rằng họ có thể có hành động nhất định tiếp theo. Xét đến việc Ngân hàng đã thuê một cố vấn bên ngoài để tư vấn về chương trình ABS có thể, tôi mong đợi ít nhất là sự làm rõ thêm tại cuộc họp báo về khả năng của việc mua ABS, khớp với các bình luận của Draghi rằng ủy ban sẽ “xác nhận” sự thay đổi về kỳ vọng lạm phát. Tuy nhiên, tình hình đã phức tạp đôi chút do thực tế rằng kỳ vọng lạm phát theo đánh giá bởi thước đo yêu thích của ông – hợp đồng hoán đổi lạm phát kỳ hạn 5 năm/5 năm – đã bật lại trên mức 2% kể từ khi ông phát biểu, mà điều này có nghĩa là Hội đồng thực sự có phạm vi linh động nhất định nếu họ cần.


  • Đối với các chỉ báo, số đơn đặt hàng nhà máy của Đức cho tháng 7 dự kiến bật lại so với tháng 6.
  • Tại Mỹ, báo cáo việc làm của ADP một ngày trước công bố NFP dự kiến cho thấy rằng khu vực tư nhân gia tăng được 220.000 việc làm trong tháng 8, cao hơn đôi chút so với tháng trước. Số liệu này khớp với mức dự báo thị trường về 215.000 việc làm của khu vực tư nhân trong số liệu NFP (tổng cộng là 230.000 việc làm, bao gồm cả chính phủ). Thâm hụt thương mại của quốc gia này cho tháng 7 dự kiến mở rộng đôi chút. Chỉ số PMI khu vực dịch vụ chính thức từ Markit và chỉ số phi sản xuất từ ISM cả hai đều cho tháng 8 cũng sẽ được công bố. Chúng ta cũng sẽ nhận được số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 30/8. Số liệu của ADP có thể là số liệu chi phối; một số liệu khớp với kỳ vọng hoặc cao hơn sẽ gợi ý tăng trưởng mạnh mẽ trong số việc làm, mà việc này sẽ có lợi cho USD.
  • Về các diễn giả, ngoài cuộc họp báo của Chủ tịch ECB, Draghi sau quyết định về lãi suất, Thống đốc Riksbank, Stefan Ingves cũng sẽ phát biểu sau quyết định về lãi suất tái cấp vốn. Chủ tịch Fed tại Cleveland, Loretta Mester cũng sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD chạm ngưỡng 1.3152 như là ngưỡng kháng cự

Tỷ giá EUR/USD đã tăng điểm đôi chút trong phiên hôm qua để chạm ngưỡng hỗ trợ trước đó 1.3152 (R1) như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Tôi sẽ tiếp tục đứng bên lề vì 3 lý do tương tự như ngày hôm qua: 1) Cặp tỷ giá đã hình thành mức thấp nhất có thể gần vùng hỗ trợ 1.3100 và gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu xanh lơ nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày; 2) tôi vẫn nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá, và 3) hôm nay, chúng ta có cuộc họp chính sách của ECB, có thể mang đến bất ngờ theo một trong hai phía. Tôi sẽ lặp lại điều đó mặc dù tôi tiếp tục đưa ra quan điểm trung lập vào lúc này, xét đến việc cặp tỷ giá đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống đã nhắc đến trước đó và cũng bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, tôi vẫn nhận thấy bức tranh tổng thể bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3100 (S1), 1.3000 (S2), 1.2900 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3152 (R1), 1.3215 (R2), 1.3240 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY chạm đường xu hướng tăng

Tỷ giá GBP/JPY đã sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng 174.00 (R1), nhưng đà giảm đã bị chặn lại gần đường xu hướng tăng màu xanh lơ. Cấu trúc của tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên đường xu hướng đó và bên trên đường xu hướng giảm màu đen trước đó, và việc này khiến xu hướng tăng ngắn hạn không đổi. Việc tỷ giá bật lại gần vùng 172.40 có thể xác nhận điều đó và có thể ngụ ý sự tăng điểm, có lẽ là chạm một ngưỡng khác gần ngưỡng 174.00. Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng ngày, tôi nhận thấy mô hình nến sao băng có thể, mà việc này gợi ý rằng sóng giảm có thể chưa kết thúc. Xét đến các dấu hiệu kỹ thuật đối lập, tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm trung lập cho đến khi các nhà đầu tư vẽ ra một bức tranh rõ nét hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 172.40 (S1), 171.60 (S2), 170.75 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 174.00 (R1), 174.50 (R2), 175.35 (R3).

Tỷ giá NZD/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 0.8290

Tỷ giá NZD/USD đã tăng điểm nhẹ sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 0.8290 (S1), nằm ngay bên trên ngưỡng thoái lui 50% của xu hướng tăng dài hạn trong khoảng thời gian từ ngày 30/8/2013 đến ngày 11/7/2014. Miễn là tỷ giá giao dịch bên dưới đường xu hướng tăng dài hạn, được vẽ từ ngày 30/8/2013, tôi sẽ trung thành với quan điểm rằng triển vọng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm. Tuy nhiên, trên biểu đồ 4 giờ, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo MACD và biến động tỷ giá, chỉ ra động lượng giảm đang suy giảm. Xét đến việc này và thực tế rằng tỷ giá ở gần ngưỡng thoái lui 50%, tôi sẽ thận trọng về sự bật lên điều chỉnh trước khi những người đầu cơ giá xuống bắt đầu hành động một lần nữa. Tôi sẽ đợi cho tỷ giá bứt xuống ngưỡng 0.8290 (S1) để báo hiệu sự tiếp diễn của đà giảm. Sự bứt xuống đó có thể khiến tỷ giá nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 0.8240 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8290 (S1), 0.8240 (S2), 0.8185 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8400 (R1), 0.8500 (R2), 0.8555 (R3).

Vàng thoái lui

Vàng đã tăng điểm trong phiên hôm qua và hôm nay, vào giờ mở cửa tại Châu Âu, đã chạm ngưỡng 1273 (R1) như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Xét đến việc giá Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím và bên dưới đường hỗ trợ dài hạn màu đen (được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/9), tôi vẫn cho rằng triển vọng chung của giá Vàng là bất lợi. Do đó, tôi sẽ coi sóng tăng gần đây là sóng điều chỉnh trước khi những người bán nắm quyền kiểm soát một lần nữa. Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã thoát khỏi tình trạng được bán quá mức và đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD có vẻ như đã sẵn sàng để bứt lên trên đường khởi phát của nó, do đó, tôi sẽ thận trọng vì sự thoái lui có thể tiếp diễn bên trên ngưỡng 1273 (R1), có lẽ là về phía 1280 (R2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1262 (S1), 1250 (S2), 1240 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1273 (R1), 1280 (R2), 1290 (R3).

Dầu WTI bật lại từ ngưỡng 92.60

Dầu WTI đã bật lại mạnh từ ngưỡng hỗ trợ chủ chốt 92.60 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 19 và 21 tháng 8. Việc này xác nhận sức mạnh của ngưỡng đó và xác nhận quan điểm của tôi tiếp tục là trung lập bất chấp đà sụt mạnh của giá Dầu. Hiện giờ, giá Dầu đang giao dịch trở lại ngay bên dưới ngưỡng 96.00. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm trung lập vì tôi muốn chứng kiến giá Dầu bứt lên trên ngưỡng 96.70 (R2) để chuyển sự chú ý của tôi về phía tăng điểm. Sự bứt lên đó sẽ xác nhận mức cao nhất cao hơn sắp tới và giá Dầu có thể nhắm tới ngưỡng cản 98.45 (R3). Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù mang dấu âm, nhưng cả 2 chỉ báo động lượng đang đi lên, làm gia tăng khả năng đối với sự bứt lên đã nhắc đến trước đó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 96.00 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY

 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 08/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh


08.09.2014, 11am
  • Sự sụt điểm mạnh của đồng bảng Anh trong cuộc đấu tranh vì tương lai của Scotland. Với việc chỉ còn 10 ngày nữa là cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland sẽ diễn ra, chiến dịch “Ủng hộ” đã giành vị trí đầu trong cuộc khảo sát gần đây nhất được tiến hành từ YouGov, một công ty thăm dò dư luận của Anh cho tờ Sunday Times. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 5 tháng 9 đã cho thấy rằng 51% trong số những người đã quyết định có kế hoạch ủng hộ nền độc lập, trong khi 49% dự định bỏ phiếu phản đối. Cách đây chỉ một tháng, công ty thăm dò dư luận này báo cáo chiến dịch phản đối chỉ giành vị trí dẫn đầu ở mức 22 phần trăm, mà con số này đã thu hẹp xuống mức 6 phần trăm vào cuộc thăm dò vào Chủ nhật tuần trước, và xuống mức 2 phần trăm tại cuộc thăm dò gần đây nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi trong các cuộc thăm dò của YouGov tương phản với các số liệu khác từ công ty thăm dò dư luận khác, mà kết quả gần đây nhất của công ty này đã cho thấy tỷ lệ ủng hộ-phản đối đối với nền độc lập của Scotland là 52-48. Như tôi đã đề cập trước đó, cho tới gần đây, không có chi phí bù đắp rủi ro nào đối với sự kiện này được cân nhắc đối với GBP nhưng hiện giờ, các nhà đầu tư không còn lờ đi khả năng về việc Scotland tuyên bố độc lập sau khi cuộc thăm dò gây sốc khiến cho chiến dịch Ủng hộ nhận được sự chú ý hàng đầu lần đầu tiên. Bức tranh kỹ thuật trông có vẻ cũng bất lợi đối với GBP, và đồng Bảng có thể tiếp tục giảm điểm khi ngày bỏ phiếu đến gần hơn. (Tôi đã viết về khả năng này vào tháng 7; bài viết sắn có trên web tại địa chỉ http://www.cnbc.com/id/101870529 ).
  • Tôi cho rằng một phiếu "ủng hộ" sẽ không chỉ là tai họa đối với GBP mà còn gây bất lợi cho EUR do nó sẽ củng cố các lực ly tâm đẩy Châu Âu tách rời nhau. Tôi sẽ khuyến khích các vùng không thỏa mãn khác, chẳng hạn như Catalonia tại Tây Ban Nha, và có thể khuyến khích các **** phái chính trị muốn quốc gia mình rời bỏ Eurozone.
  • Báo cáo việc làm của Mỹ được công bố thứ Sáu tuần trước đã cho thấy tốc độ thuê tuyển trong tháng 8 đã chậm lại nhiều nhất trong năm. Số liệu bảng lương phi nông nghiệp đã tăng thêm chỉ 142.000, dưới mức kỳ vọng là tăng 230.000. Công bố của phiên thứ Sáu đã chấm dứt một chuỗi 6 tháng mà trong đó các nhà tuyển dụng thuê tuyển ít nhất 200.000 nhân viên. Số liệu dưới mức dự báo yếu kém hơn ước tính thấp nhất trong một cuộc khảo sát của Bloomberg, làm thị trường bất ngờ và khiến đồng bạc xanh giảm điểm trên diện rộng. Ở phía tích cực, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm và thu nhập bình quân hàng giờ tăng lên mức +0,2% hàng tháng từ mức được điều chỉnh tăng +0,1% hàng tháng, duy trì tốc độ hàng năm ở mức 2,1%. Việc tăng trưởng tiền lương nhích lên trong vòng 3 tháng qua, nếu ổn định, sẽ làm tăng thêm những thắc mắc về mức độ đình trệ đang tồn tại trên thị trường lao động. Xét đến việc này và thực tế rằng các chỉ báo như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và số việc làm còn trống vẫn chỉ rõ sức mạnh tiếp diễn, tôi cho rằng đồng Đô la sẽ lấy lại động lượng. Tôi cho rằng số liệu NFP là một lý do hợp lý cho việc chốt lãi, xét đến việc xác lập vị thế dài đối với USD ở mức độ cao đã được hình thành trong thời gian gần đây, đặc biệt là so với đồng Euro, và rằng xu hướng có thể tiếp tục lại.
  • Đồng thời tại Canađa, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục không đổi ở mức 7,0% trong tháng 8 so với tháng trước đó. Tuy nhiên, thay đổi ròng trong việc làm, chuyển thành bất lợi một lần nữa, cho thấy tổn thất ròng ở mức 11.000 trong tháng 8. Trong một vài tháng trở lại đây, số liệu việc làm đã chuyển từ khả quan sang bất lợi và ngược lại đẩy CAD đi theo hướng của số liệu mỗi lần có thay đổi như vậy.
  • Hôm nay: Trong ngày hôm nay, chúng ta có lịch sự kiện mỏng. Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, các chỉ báo duy nhất đáng nhắc đến là thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai của Đức, dự kiến tăng trong tháng 7. Tại Anh, chúng ta sẽ nhận được chỉ số giá nhà ở Halifax cho tháng 8 và theo dự báo, số liệu này sẽ giảm.
  • Từ Canađa, chúng ta sẽ nhận được số giấy phép xây dựng cho tháng 7 nhưng không có dự báo nào sẵn có. Chúng ta không có chỉ báo quan trọng nào được công bố từ Mỹ.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có một diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay, thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Ewald Nowotny sẽ phát biểu.
  • Các ngày còn lại của tuần: Đối với các ngày còn lại của tuần, vào thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ công bố biên bản của cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 7-8/8. Tuy nhiên, đây không phải là biên bản từ cuộc họp gần đây nhất, mà từ cuộc họp trước đó, khi Ủy ban giữ nguyên chính sách và cho thấy niềm tin rằng lạm phát sẽ chạm mức mục tiêu 2% của Ngân hàng. Chỉ số ngành sản xuất cấp ba của Nhật Bản cũng sẽ được công bố và theo dự báo, chỉ số này bật lại trong tháng 7. Từ Anh, chúng ta sẽ nhận được sản lượng công nghiệp cho tháng 7 và từ Canađa, chúng ta có số nhà ở xây mới cho tháng 8. Vào thứ Tư, sự kiện chính sẽ là bài trình bày về báo cáo lạm phát tháng 8 của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Mark Carney và các thành viên MPC khác trước Ủy ban Tài chính. Từ Nhật Bản, chúng ta sẽ nhận được số đơn đặt hàng máy móc cho tháng 7. Tại Pháp, sản lượng công nghiệp cho tháng 7 sẽ được công bố và từ Na Uy, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI của quốc gia này cho tháng 8. Vào thứ Năm, tiêu điểm sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Lần gần đây nhất, Ngân hàng này đã nâng lãi suất tiền mặt chính thức thêm 25 điểm cơ bản, như được kỳ vọng rộng rãi, nhưng nói rằng nó sẽ dừng để “đánh giá một thời gian” trước khi tiếp tục điều chỉnh lãi suất theo hướng trung lập hơn. Xét đến việc này, không có thay đổi nào trong chính sách được mong đợi. Thống đốc RBNZ, Wheeler sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau quyết định về lãi suất. Tại Australia, số liệu việc làm cho tháng 8 sẽ được công bố và theo dự báo, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đôi chút từ mức cao nhất kể từ năm 2002. Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI từ Đức, Pháp và Thụy Điển, cũng như tỷ lệ thất nghiệp từ Thụy Điển. Sau cùng, vào thứ Sáu, các chỉ báo quan trọng nhất mà chúng ta sẽ nhận được là sản lượng xây dựng cho tháng 7 của Anh và doanh số bán lẻ cho tháng 8 của Mỹ.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD bật lại đôi chút

Tỷ giá EUR/USD đã bật lại đôi chút trong phiên thứ Sáu tuần trước, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy rằng tốc độ thuê tuyển đã chậm lại trong tháng 8. Cặp tỷ giá đã tăng điểm nhẹ vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu và đang giao dịch giữa ngưỡng 1.2917 (S1) và ngưỡng tâm lý 1.30000 (R1). Chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được bán quá mức và có thể sớm vượt lên trên ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đáy và có vẻ đã sẵn sàng bứt lên trên đường khởi phát của nó trong tương lai gần. Xét đến việc này, tôi sẽ thận trọng về sự điều chỉnh tăng tiếp theo, nhưng tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng triển vọng tổng thể tiếp tục là bất lợi. Cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày và việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.2900 (S2) một cách rõ ràng có thể tạo cơ sở cho các mức mở rộng giảm điểm lớn hơn, có lẽ là về phía vùng hỗ trợ chủ chốt 1.2760 (S3), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 3 và tháng 7 năm 2013.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2917 (S1), 1.2900 (S2), 1.2760 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3000 (R1), 1.3100 (R2), 1.3152 (R3).

Tỷ giá USD/JPY thoái lui

Tỷ giá USD/JPY đã giảm điểm trong phiên thứ Sáu tuần trước, xác nhận các lo lắng của tôi về sự thoái lui có thể. Đà giảm đã bị chặn lại gần ngưỡng hỗ trợ 104.75 (S1), ngay bên trên đường xu hướng tăng ngắn hạn màu xanh lơ. Miễn là tỷ giá đang giao dịch bên trên đường xu hướng đó và bên trên cả 2 đường trung bình động, tôi cho rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục không đổi. Tuy nhiên, xét đến việc chúng ta có tín hiệu phân kỳ âm giữa biến động tỷ giá và 2 chỉ báo động lượng, tôi sẽ đứng bên lề cho đến khi tôi chứng kiến các chỉ báo động lượng hỗ trợ cặp tỷ giá. Trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng tăng dài hạn mới, vì sau khi thoát khỏi mô hình tam giác, cấu trúc của tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
• Ngưỡng hỗ trợ: 104.75 (S1), 104.26 (S2), 103.90 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 105.30 (R1), 105.70 (R2), 106.00 (R3).

Tỷ giá GBP/USD có chênh lệch giảm do các lo lắng về vấn đề của Scotland

Tỷ giá GBP/USD đã mở cửa phiên tại Châu Âu với chênh lệch giảm khi một cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy rằng những người ủng hộ nền độc lập của Scotland đã giành vị trí dẫn đầu lần đầu tiên kể từ đầu chiến dịch trưng cầu dân ý. Tỷ giá đã mở cửa bên dưới ngưỡng chủ chốt 1.6260 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự), một điều khiến tôi tin rằng chúng ta có thể chứng kiến các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo. Chỉ báo MACD đang nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó, trong khi chỉ báo RSI đang nằm trong vùng được bán quá mức, nhưng đang hướng xuống phía dưới. Việc này củng cố quan điểm của tôi là tỷ giá đang ở thế bất lợi và tôi cho rằng cặp tỷ giá sẽ chạm ngưỡng hỗ trợ 1.6120 (S1) trong tương lai gần. Trong bức tranh lớn hơn, miễn là cặp tỷ giá hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, đường trung bình động hỗ trợ mức thấp nhất của biến động tỷ giá trong cả năm, tôi cho rằng xu hướng chung là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6120 (S1), 1.6000 (S2), 1.5870 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6260 (R1), 1.6350 (R2), 1.6460 (R3).

Vàng bật lại gần ngưỡng 1260 một lần nữa.

Vàng đã tăng điểm sau khi giảm điểm để đóng cửa bên dưới ngưỡng 1260 (S1). Việc này, cùng với các chỉ báo động lượng, là lý do để tôi thay đổi quan điểm của mình thành trung lập vào lúc này. Chỉ báo RSI vừa mới bứt lên trên ngưỡng 50 của nó, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên đường báo hiệu của nó, hướng lên phía trên. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa biến động giá và cả 2 chỉ báo động lượng. Miễn là giá Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím và bên dưới đường màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/9, tôi cho rằng xu hướng giảm sẽ tiếp tục không đổi, nhưng việc giá Vàng bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1260 (S1) một cách rõ ràng có thể xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và làm khởi phát đà giảm tiếp theo.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1260 (S1), 1250 (S2), 1240 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1273 (R1), 1280 (R2), 1290 (R3).

Dầu WTI tiếp tục không có xu hướng

Dầu WTI đã tiếp tục giảm điểm trong phiên thứ Sáu tuần trước, nhưng đà giảm đã bị chặn lại ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 92.60 (S1). Miễn là giá Dầu giao dịch giữa ngưỡng đó và ngưỡng kháng cự 96.00 (R1), tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn của giá Dầu là đi ngang và tôi sẽ giữ quan điểm trung lập. Tôi sẽ lặp lại rằng tôi muốn chứng kiến giá Dầu bứt lên trên ngưỡng 96.70 (R2) để chuyển sự chú ý của mình về phía tăng điểm. Sự bứt lên đó sẽ xác nhận mức cao nhất cao hơn và giá Dầu có thể nhắm tới ngưỡng 98.45 (R3). Ở phía giảm điểm, việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 92.60 (S1) có thể báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm trước đó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 96.00 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS



MARKETS SUMMARY

 
Tiêu điểm trong ngày - gbp/jpy
08.09.2014, 2pm
Đồng đô la đã giao dịch không đổi hoặc cao hơn so với các đồng tiền đối ứng khác của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu do thiếu vắng các sự kiện kinh tế quan trọng. Đồng bạc xanh đã tăng điểm so với GBP, NOK và AUD, theo đúng thứ tự đó.
Đồng bảng Anh đã phải chịu thêm áp lực trong phiên sáng nay tại Châu Âu xét đến việc những người ủng hộ nền độc lập của Scotland lần đầu tiên ở vị trí dẫn đầu kể từ khi chiến dịch trưng cầu dân ý bắt đầu. GBP đã giảm điểm mạnh xuống mức thấp nhất gần 9 tháng do phản ứng với sự thay đổi trong tâm lý trước cuộc bỏ phiếu vào ngày 18/9. Với việc chênh lệch đã thu hẹp trong một vài tuần qua, chính phủ Anh đã cam kết các quyền hạn mới đối với Scotland trong các lĩnh vực, bao gồm thuế, chi tiêu và phúc lợi nếu quốc gia này bỏ phiếu tiếp tục ở lại với Vương Quốc Anh. Phản ứng từ chính phủ cho thấy rằng khả năng Scotland sẽ bỏ phiếu vì nền độc lập của mình là thực tế và đang gia tăng, do đó, đồng bảng Anh có thể tiếp tục suy yếu khi ngày bỏ phiếu đến gần hơn.


Tỷ giá GBP/JPY đã cố gắng bật lại sau khi mở cửa phiên với chênh lệch giảm điểm lớn. Tuy nhiên, cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 170.65 (R3) và sau đó giảm điểm để phá vỡ ngưỡng 169.50 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 4 và mức thấp nhất của tháng 5. Tôi cho rằng biến động đó sẽ ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn và làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ 168.60 (S1), mức thấp nhất của ngày 27/3. Các chỉ báo động lượng hàng giờ hỗ trợ khả năng này vì chỉ báo MACD hàng giờ đang nằm bên dưới đường khởi phát và đường số 0 của nó, trong khi chỉ báo RSI 14 giờ nằm bên trong vùng được bán quá mức, nhưng đang hướng xuống dưới. Việc này chỉ ra động lượng âm mạnh mẽ và tăng cường khả năng đối với sự tiếp diễn của sóng giảm. Trong bức tranh lớn hơn, cặp tỷ giá đã bắt đầu giảm điểm sau khi hình thành mô hình nến sao băng vào ngày mùng 2/9. Hơn nữa, chỉ báo RSI 14 ngày đang nằm bên dưới ngưỡng 50 và có khả năng sẽ tiếp tục đi xuống trước khi đi vào vùng được bán quá mức. Lo lắng duy nhất của tôi đó là cặp tỷ giá đang tiến gần đường trung bình động 200 ngày, nơi nó có thể tìm thấy ngưỡng hỗ trợ, nhưng do thiếu vắng các tín hiệu tăng điểm, tôi vẫn cho rằng triển vọng của tỷ giá là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 168.60 (S1), 167.75 (S2), 167.00 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 169.50 (R1), 169.75 (R2), 170.65 (R3) .
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 09/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh


09.09.2014, 10am
  • Đồng đô la đã tăng điểm so với một rổ các đồng tiền khác sau khi nghiên cứu từ Fed tại San Francisco công bố trong ngày hôm qua đã lưu ý rằng các tổ chức tài chính lớn kinh doanh trực tiếp với ngân hàng trung ương cho thấy tốc độ tăng lãi suất khiêm tốn hơn như được chỉ ra bởi các quan chức của Fed. Trước thời điểm diễn ra cuộc họp chính sách tiếp theo của FOMC vào ngày 16-17/9, đồng bạc xanh đã tăng điểm mạnh so với tất cả các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong nỗ lực nhằm cân nhắc lại đường hướng nâng lãi suất sao cho phù hợp hơn với quan điểm của FOMC.
  • Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày 7-8/8, thời điểm khi mà ủy ban chính sách tiền tệ giữ nguyên mục tiêu chính sách như được kỳ vọng rộng rãi. Biên bản đã cho thấy rằng hầu hết thành viên của ủy ban đều công nhận rằng Ngân hàng này sẽ tiếp tục với việc nới lỏng chính sách tiền tệ định lượng và định tính nhằm đạt được mục tiêu bình ổn giá 2% miễn là điều đó cần thiết. Trong các bình luận gần đây của mình, Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda đã nói “Tôi không cho rằng một đồng Yên suy yếu là bất lợi cho nền kinh tế của Nhật Bản” và xét đến các đường hướng chính sách tiền tệ khác nhau tại Mỹ và Nhật Bản, chúng tôi cho rằng khả năng này rất có thể sẽ diễn ra.
  • Hoạt động của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được sản lượng công nghiệp của Anh cho tháng 7. Thị trường dự báo số liệu hàng tháng sẽ giảm xuống, trong khi tốc độ hàng năm dự kiến gia tăng. Cán cân thương mại cho tháng 7 của quốc gia này cũng sẽ được công bố và theo dự báo, thâm hụt sẽ thu hẹp đôi chút. Mặc dù vậy, số liệu này có thể không được chú ý tới vì các nhà đầu tư đang tập trung vào cuộc chạy đua rất căng thẳng nhằm ủng hộ và phản đối nền độc lập của Scotland. Một cuộc thăm dò được tiến hành bởi TNS-BMRB được công bố qua đêm đã xác nhận rằng 2 phía đang giằng co nhau quyết liệt. Việc này rất quan trọng vì đây là công ty thăm dò dư luận thứ 2 cho thấy kết quả này, mà điều này có nghĩa là kết quả của cuộc thăm dò thứ nhất không phải là sự may mắn mang tính phương pháp luận. Hơn nữa, công ty này, công ty thăm dò dư luận lớn nhất tại Anh, hiện đã cho thấy một trong những vị trí dẫn đầu lớn nhất đối với phía "phản đối". Cuộc thăm dò xác nhận rằng động lượng đang thuộc về phía "ủng hộ", mà việc này có thể gây áp lực đối với GBP gần như là không kể đến kết quả của các chỉ báo được công bố trong ngày hôm nay.
  • Tại Mỹ, các chỉ báo kinh tế duy nhất có tầm quan trọng thứ yếu sẽ được công bố. Chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ NFIB cho tháng 8 được dự báo tiếp tục ở gần mức cao nhất kể từ tháng 10/2007. Báo cáo Khảo sát về Số việc làm Còn trống và Mức luân chuyển Lao động (JOLTS) cho tháng 7 cũng đến hạn công bố và theo dự báo, số việc làm còn trống sẽ tăng nhẹ. Mặc dù chỉ báo này không có tác động đặc biệt tới thị trường, nhưng nó bổ sung vào phía khả quan của báo cáo việc làm trái chiều được công bố vào thứ Sáu tuần trước.
  • Từ Canađa, chúng ta sẽ nhận được số nhà ở xây mới cho tháng 8. Theo sau quyết định về lãi suất vào tuần trước, Ngân hàng Trung ương Canađa đã đề cập rằng hoạt động trên thị trường nhà ở đã mạnh mẽ hơn dự báo. Bốn số liệu trên mức dự báo liên tiếp về số nhà ở xây mới xác nhận tuyên bố của Ngân hàng này và gia tăng khả năng đối với số liệu tốt hơn mong đợi, mà việc này có thể củng cố CAD đôi chút.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD bứt xuống dưới ngưỡng 1.2900

Tỷ giá EUR/USD đã sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua, bứt xuống dưới ngưỡng 1.2900 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự). Như đã nhắc đến trong các bài bình luận trước đó, tôi cho rằng sự bứt xuống đó sẽ tạo cơ sở cho các mức mở rộng giảm điểm lớn hơn và mở đường cho tỷ giá tiến về phía vùng hỗ trợ chủ chốt tiếp theo 1.2760 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 3 và tháng 7 năm 2013. Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI, đã nằm bên trong vùng được bán quá mức, đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 30 của nó và đi xuống, trong khi chỉ báo MACD, bất chấp các dấu hiệu chạm đáy, đã tiếp tục ở bên dưới đường khởi phát và bứt xuống. Việc này chỉ rõ động lượng giảm mạnh mẽ và tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo. Trong bức tranh lớn hơn, cặp tỷ giá vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, do đó, xu hướng tổng thể của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2760 (S1), 1.2660 (S2), 1.2500 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2900 (R1), 1.3000 (R2), 1.3100 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY bật lại gần đường EMA 200 ngày

Tỷ giá GBP/JPY đã giảm điểm mạnh sau khi hình thành mô hình nến sao băng vào ngày mùng 2/9 (xem biểu đồ hàng ngày). Tuy nhiên, trong phiên hôm qua, cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 169.35 (S2), gần đường trung bình động 200 ngày và bật lại mạnh mẽ. Miễn là tỷ giá giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm ngắn hạn màu xanh lơ, tôi cho rằng triển vọng của tỷ giá là bất lợi, nhưng tôi sẽ đợi tỷ giá bứt xuống dưới đường trung bình động 200 ngày để ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn. Cặp tỷ giá đã giao dịch bên trên đường trung bình động đó kể từ tháng 10/2012, do đó, tôi cho rằng sự bứt xuống dưới ngưỡng đó trong tương lai sẽ rất quan trọng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 169.75 (S1), 169.35 (S2), 168.60 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 171.10 (R1), 171.60 (R2), 172.75 (R3).

Tỷ giá AUD/USD sụt điểm nhưng vẫn giao dịch bên trong phạm vi

Tỷ giá AUD/USD đã sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua, phá vỡ 2 ngưỡng hỗ trợ (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự) liên tiếp. Tuy nhiên, đà giảm đã bị chặn lại bởi ngưỡng 0.9260 (S1); nếu phá vỡ ngưỡng đó, tỷ giá có thể chạm ngưỡng hỗ trợ tại mức 0.9240 (S2). Xem xét bức tranh rộng lớn hơn, cặp tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trong xu hướng đi ngang, giữa vùng hỗ trợ 0.9240 (S2) và ngưỡng kháng cự 0.9375 (R3). Do đó, tôi cho rằng việc tỷ giá đóng cửa bên dưới ngưỡng 0.9240 (S2) một cách rõ ràng và dứt khoát sẽ báo hiệu việc thoát khỏi phạm vi giao dịch về phía giảm điểm. Sau biến động đó, tỷ giá sẽ chạm ngưỡng chủ chốt 0.9200 (S3). Các đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày đang đi ngang, xác nhận tình trạng không có xu hướng của cặp tỷ giá.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.9260 (S1), 0.9240 (S2), 0.9200 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.9300 (R1), 0.9330 (R2), 0.9375 (R3).

Vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1260

Vàng đã giảm điểm trong phiên hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng 1273 (R2). Vàng đã phá vỡ ngưỡng 1260 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự), nhưng đà giảm đã bị chặn lại một đô la bên trên ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 1250 (S1), gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu tím. Xét đến việc chúng ta đang tiến gần đường biên dưới của kênh, tôi sẽ thận trọng về biến động điều chỉnh tăng trong tương lai gần. Tuy nhiên, miễn là Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống đã nhắc đến trước đó và bên dưới đường màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/12, tôi cho rằng xu hướng chung là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1250 (S1), 1240 (S2), 1230 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1260 (R1), 1273 (R2), 1280 (R3).

Dầu WTI tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 91.60

Dầu WTI đã giảm điểm trong phiên hôm qua, nhưng nó đã bật lại đôi chút sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng cản 91.60 (S1). Biến động của phiên hôm qua đã xác nhận mức thấp nhất thấp hơn và xoay chuyển triển vọng đôi chút về phía giảm điểm. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 91.60 (S1) một cách dứt khoát là biến động ngụ ý các mức mở rộng giảm điểm lớn hơn. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho giá Dầu tiến về phía ngưỡng tâm lý 90.00 (S2). Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc của giá Dầu tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nhưng tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục ở bên trên đường khởi phát của nó. Việc này hỗ trợ quan điểm của tôi là đợi giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 91.60 (S1) một cách rõ ràng trước khi trở nên tin tưởng hơn về xu hướng giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 91.60 (S1), 90.00 (S2), 87.75 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 93.50 (R1), 96.00 (R2), 96.70 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá USD/TRY

09.09.2014, 3pm
Đồng đô la đã giao dịch không đổi so với gần như tất cả các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó chỉ giảm điểm so với GBP và AUD theo đúng thứ tự đó.
Đồng bảng Anh đã củng cố trước thời điểm số liệu sản lượng công nghiệp và cán cân thương mại cho tháng 7 của quốc gia này được công bố. Sau cùng, sản lượng công nghiệp đã tăng 0,5% hàng tháng từ mức +0,3% hàng tháng trong tháng 6, vượt xa dự báo là giảm xuống mức +0,2% hàng tháng. Thâm hụt thương mại của quốc gia này đã mở rộng lên mức 3,3 tỷ từ mức 2,4 tỷ trước đó. Theo dự báo, thâm hụt sẽ thu hẹp nhẹ. Số liệu trái chiều đã khiến tỷ giá GBP/USD tăng điểm, nhưng tôi coi đà bật lên nhẹ là cơ hội bán ra mới xét đến tâm lý bất lợi đối với đồng bảng Anh.
Đồng bạc xanh đã tăng điểm so với hầu hết các đồng tiền của thị trường mới nổi mà chúng tôi theo dõi, với việc đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ là đồng tiền mất điểm chính do lo lắng rằng lãi suất của Mỹ có thể tăng nhanh hơn kỳ vọng của thị trường. Tỷ giá USD/TRY đã tăng điểm trong phiên sáng tại Châu Âu, chạm các ngưỡng được chứng kiến lần cuối vào tháng 3. Vào thứ Tư, số liệu GDP của quốc gia này sẽ được công bố và theo dự báo, tăng trưởng sụt giảm trong quý 2, mà việc này có thể khiến cặp tỷ giá tiếp tục tăng điểm.

Tỷ giá USD/TRY đã tăng điểm mạnh trong phiên sáng nay tại Châu Âu, bứt lên trên ngưỡng 2.1870, đường biên trên của xu hướng đi ngang mà nó đã giao dịch trong khoảng thời gian gần đây. Tuy nhiên, tỷ giá đã chạm ngưỡng 2.1935 (R1) trước khi thoái lui đôi chút để chạm ngưỡng 2.1870 như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Biến động của phiên hôm nay làm dịch chuyển triển vọng ngắn hạn về phía tăng điểm, theo quan điểm của tôi, và việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 2.1935 (R1) một cách rõ ràng có thể tạo cơ sở cho các mức mở rộng tăng điểm lớn hơn. Sự bứt phá đó có thể làm khởi phát đà tăng tiếp theo, có lẽ là gần vùng kháng cự kế tiếp, tại mức 2.2200 (R2). Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo động lượng, chỉ báo MACD đang nằm bên trên cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó và đang hướng lên phía trên, nhưng chỉ báo RSI có vẻ đã sẵn sàng để thoát khỏi vùng được mua quá mức. Xét đến các chỉ báo động lượng, tôi không thể loại trừ đà thoái lui bên trong phạm vi đã nhắc đến trước đó trước khi những người nắm giữ vị thế dài thắng thế một lần nữa. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã đi lên sau khi bật lại từ ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu dương, có vẻ như đã sẵn sàng để vượt lên trên đường khởi phát của nó. Việc này hỗ trợ quan điểm của tôi rằng chúng ta có thể chứng kiến các đà tăng tiếp theo trong tương lai gần.
• Ngưỡng hỗ trợ: 2.1870 (S1), 2.1775 (S2), 2.1695 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 2.1935 (R1), 2.2200 (R2), 2.2450 (R3) .
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 10/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh


10.09.2014, 11am
  • Lãi suất của Anh có thể bắt đầu được nâng lên vào mùa xuân năm tới. Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Nghiệp đoàn, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney cho biết rằng kỳ vọng của thị trường về đợt nâng lãi suất vào mùa xuân năm tới phù hợp với ước tính của ngân hàng trung ương về việc tỷ lệ lạm phát trung hạn chạm mức 2%. Tuy nhiên, ông đã nhắc lại lập trường của BoE rằng những đợt nâng lãi suất đó có thể được tiến hành một cách từ từ và hạn chế đồng thời sẽ được dựa trên số liệu. Nếu các chỉ báo gợi ý nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh hơn, lãi suất có thể được nâng lên sớm hơn. Thống đốc cũng bổ sung thêm rằng phục hồi kinh tế của Anh đang có động lượng, nhưng tình trạng đình trệ trên thị trường lao dộng và tăng trưởng tiền lương yếu kém phải được cải thiện để đảm bảo cho việc nâng lãi suất.
  • Hôm nay, Thống đốc BoE Mark Carney và các thành viên khác của MPC sẽ đưa ra các bằng chứng về báo cáo lạm phát tháng 8 trước Ủy ban Đặc biệt về Tài chính tại Nghị viện. Trong buổi trình bày, chúng ta có thể chứng kiến thêm các bình luận bổ sung về thời điểm của việc nâng lãi suất, theo sau bài phát biểu vào hôm thứ Ba của Thống đốc Carney. Hơn nữa, các quan chức hàng đầu của Ngân hàng này dự kiến sẽ thảo luận sự bất ổn gia tăng xung quanh cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland và tập trung vào các vòng dự báo gần đây nhất. Trong số những người tham gia thảo luận, sẽ có thành viên mới Nemat Shafik, người sẽ tiết lộ đôi điều về cảm nghĩ của bà tại ủy ban MPC và đưa ra quan điểm về nền kinh tế Anh. Một điểm thú vị khác nữa sẽ là việc Martin Weale sẽ nói gì vì ông là một trong 2 thành viên của MPC bỏ phiếu nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tháng 8 của BoE. Biên bản từ cuộc họp của MPC được tổ chức vào tháng trước đã cho thấy rằng Martin Weale và Ian McCafferty có quan điểm bất đồng với số đông quan điểm cho rằng nên giữ nguyên lãi suất. Lý lẽ của họ đó là việc tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống cùng với một thị trường lao động cải thiện là bằng chứng cho thấy tăng trưởng tiền lương sẽ nhích lên. Tuy nhiên, với việc lạm phát đang ở dưới mức mục tiêu 2% của họ và tăng trưởng tiền lương đang đình trệ, các rủi ro từ việc nâng lãi suất quá sớm lớn hơn các rủi ro của việc chờ đợi. Biên bản từ cuộc họp chính sách gần đây nhất của Ngân hàng này, sẽ được công bố vào ngày 17/9, chỉ một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland, có thể đưa ra bằng chứng về triển vọng của việc nâng lãi suất sớm.
  • Đối với các chỉ báo, sản lượng công nghiệp của Pháp cho tháng 7 dự kiến giảm, đổi chiều hoàn toàn so với số liệu của tháng trước đó. Từ Na Uy, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI cho tháng 8 và theo dự báo, tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục ở mức mục tiêu lạm phát 2,5% của Norges Bank, nhưng sẽ giảm xuống, mà việc này có thể chứng tỏ bất lợi đối với NOK.
  • Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn từ MBA cho tuần kết thúc vào ngày mùng 5/9.
  • Ngoài Thống đốc Carney của BoE và các thành viên khác của MPC, theo lịch, chúng ta còn có thêm 2 diễn giả nữa sẽ phát biểu trong ngày hôm nay. Thành viên Hội đồng quản trị của ECB, Ewald Nowotny và thành viên Ban điều hành của ECB, Yves Mersch cũng sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD trở lại trên ngưỡng 1.2900


Tỷ giá EUR/USD đã bật lại từ ngưỡng 1.2860 (S1) và tăng điểm để giao dịch trở lại trên ngưỡng 1.2900. Chỉ báo RSI đã thoát khỏi vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và bứt lên trên đường khởi phát của nó. Tôi cũng có thể nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá. Cân nhắc đến các chỉ báo động lượng, tôi sẽ thận trọng về đà tăng tiếp theo của tỷ giá trong tương lai gần, có thể là chạm ngưỡng tâm lý 1.3000 (R1) như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200, do đó, tôi vẫn cho rằng triển vọng chung của tỷ giá là bất lợi. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.2860 (S1) một cách rõ ràng có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía vùng hỗ trợ chủ chốt 1.2760 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 3 và tháng 7 năm 2013.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2860 (S1), 1.2760 (S2), 1.2660 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3000 (R1), 1.3100 (R2), 1.3160 (R3).

Tỷ giá GBP/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.6070

Tỷ giá GBP/USD đã tiếp tục giảm điểm sau chênh lệch giảm của phiên thứ Hai, chạm và bứt xuống dưới ngưỡng 1.6120 (một ngưỡng được nhắc đến trong các bài bình luận trước đó). Tuy nhiên, cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.6070 (S1) và bật lại để giao dịch trên ngưỡng 1.6120 một lần nữa. Sau một khoảng thời gian kéo dài ở bên trong vùng được bán quá mức, chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 30, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy và vượt lên trên đường báo hiệu. Cân nhắc đến những chỉ báo này, tôi không thể loại trừ sự tiếp diễn của đà bật lại, có lẽ là chạm vùng 1.6260 (R1) như là ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, xem xét trên biểu đồ hàng ngày, tôi sẽ nhắc lại rằng cặp tỷ giá đang hình thành mức thấp nhất thấp hơn và mức cao nhất thấp hơn bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm và tôi cho rằng việc tỷ giá có thể bứt xuống dưới ngưỡng 1.6070 (S1) sẽ khiến nó tiến về phía vùng tâm lý 1.6000 (S2). Tôi sẽ coi mọi mức mở rộng của đà bật lại trong phiên hôm qua là sóng điều chỉnh trước khi những người bán nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6070 (S1), 1.6000 (S2), 1.5870 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6260 (R1), 1.6350 (R2), 1.6460 (R3).

Tỷ giá EUR/JPY phục hồi và giao dịch trở lại trên ngưỡng 1.3700

Tỷ giá EUR/JPY đã bắt đầu phục hồi vào thứ Hai, và xoay sở thành công trong phiên hôm qua để bứt lên trên ngưỡng 137.00 (ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ). Vào thời điểm viết bài viết này, tỷ giá đang tiến về phía ngưỡng kháng cự 137.65 (R1); việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng cản 138.25 (R2). Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đang nằm bên trên ngưỡng 50 và đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD, đã ở bên trên đường báo hiệu của nó, đã nhận dấu dương. Việc này xác nhận động lượng dương gần đây và tăng cường khả năng rằng đà tăng có thể tiếp diễn. Tuy nhiên, mặc dù tôi cho rằng sóng dương sẽ tiếp diễn, nhưng trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá đang giao dịch bên trong kênh dốc xuống, được vẽ từ đầu tháng 4. Do đó, tôi cho rằng tỷ giá đang ở trong trạng thái thoái lui vào lúc này. Tôi sẽ cân nhắc lại phân tích của mình nếu những người mua đủ mạnh để thoát khỏi kênh đó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 137.00 (S1), 136.65 (S2), 136.30 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 137.65 (R1), 138.25 (R2), 138.45 (R3).

Vàng bật lại từ ngay dưới ngưỡng 1250

Vàng đã giảm điểm nhẹ trong phiên hôm qua, làm khởi phát một số lệnh mua ngay bên dưới ngưỡng hỗ trợ 1250 (S1) và đường biên dưới của kênh dốc xuống màu tím. Vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu, vàng giao dịch trở lại ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 1260 (R1). Xét đến đà bật lại nhẹ gần đường biên dưới của kênh và thực tế rằng tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá, tôi sẽ thận trọng về biến động điều chỉnh tăng có thể diễn ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, miễn là vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống đã nhắc đến trước đó và bên dưới đường màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 30/12, tôi cho rằng xu hướng chung của vàng là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1250 (S1), 1240 (S2), 1230 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1260 (R1), 1273 (R2), 1280 (R3).

Dầu WTI củng cố

Dầu WTI đã củng cố trong phiên hôm qua, tiếp tục giao dịch ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 93.50 (R1). Tôi vẫn nhận thấy triển vọng có đôi chút bất lợi, nhưng tôi cho rằng việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 91.60 (S1) một cách dứt khoát là biến động có thể ngụ ý sự mở rộng giảm điểm lớn hơn. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho giá dầu tiến về phía ngưỡng tâm lý 90.00 (S2). Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nhưng tôi vẫn nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục ở trên đường khởi phát của nó. Việc này hỗ trợ quan điểm của tôi là đợi giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 91.60 (S1) một cách rõ ràng trước khi trở nên tin tưởng hơn vào xu hướng giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 91.60 (S1), 90.00 (S2), 87.75 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 93.50 (R1), 96.00 (R2), 96.70 (R3) .

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 11/09/2014
Bức tranh Toàn cảnh


11.09.2014, 11am
  • Đồng đô la New Zealand giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 sau khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand giữ nguyên lãi suất tiền mặt chính thức ở mức 3,5% như dự kiến. Sự sụt giảm này diễn ra sau khi Thống đốc RBNZ Graeme Wheeler nhắc lại rằng tỷ giá hối đoái cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với giá hàng hóa thấp hơn. Mức giá hiện tại của đồng tiền này vẫn chưa được điều chỉnh đúng mức và không bền vững và theo dự kiến nó sẽ tiếp tục sụt giá, đặc biệt là khi Cục dự trữ Liên bang của Mỹ bắt đầu nâng lãi suất. Để đánh giá tác động của các đợt nâng lãi suất gần đây và sự sụt giảm trong giá xuất khẩu, Ngân hàng này đã hạ lập trường của mình về việc nâng lãi suất xuống trong tương lai cho khoảng thời gian “giám sát và đánh giá”.
  • Chỉ số CPI của Trung Quốc đã tăng lên ở tốc độ chậm hơn là 2,0% hàng năm trong tháng 8 so với mức 2,3% hàng năm trong tháng 7, dưới mức dự báo 2,2% hàng năm. Lạm phát của quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng, làm gia tăng các dấu hiệu suy yếu trong nhu cầu nội địa được thể hiện từ việc sụt giảm trong nhập khẩu vào đầu tuần này. Chỉ số PPI đã giảm ở tốc độ gia tăng là -1,2% hàng năm so với mức -0,9% hàng năm, tồi tệ hơn dự báo của thị trường. Việc này tăng cường khả năng về các biện pháp bổ sung nhằm hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc.
  • Đồng đô la Australia đã củng cố sau khi tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này giảm từ mức cao nhất 12 năm. Sự sụt giảm lớn hơn mong đợi xuống mức 6,1% trong tháng 8 từ mức 6,4% trước đó, đã đẩy giá AUD lên so với đồng bạc xanh.
  • Đồng bảng Anh đã tăng điểm so với đồng bạc xanh sau khi thị trường lắng nghe Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Carney và các thành viên khác của MPC trình bày về báo cáo lạm phát tháng 8 trước Ủy ban Đặc biệt về Tài chính. GBP đã củng cố khi Thống đốc Carney nói rằng khi nền kinh tế Anh sẽ tiếp tục bình ổn, Ngân hàng sẽ cần bắt đầu nâng lãi suất nhằm đạt được mục tiêu lạm phát của mình. Do sự không chắc chắn xung quanh cuộc trưng cầu dân ý của Scotland, Thống đốc này đã nói rằng Ngân hàng có các kế hoạch dự phòng đối với nền độc lập của Scotland và chắc chắn họ sẽ thực hiện những kế hoạch này nếu cần. Bất chấp việc đảm bảo các kế hoạch hiện tại, chúng tôi cho rằng tâm lý bất lợi đối với đồng bảng Anh đã bị bủa vây và chỉ khi sau cuộc trưng cầu dân ý thì chúng ta mới có thể chứng kiến sự thay đổi trong quan điểm của các nhà đầu tư.
  • Đồng Franc của Thụy Sĩ đã sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua sau khi một thành viên dự khuyết thuộc Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ nói rằng lãi suất âm tiếp tục là một lựa chọn cho Ngân hàng này. Các bình luận của ông thống nhất với quan điểm của Chủ tịch SNB Thomas Jordan, người đã nhiều lần lý lẽ rằng ngân hàng trung ương sẽ không loại trừ bất kỳ biện pháp nào nhằm đảm bảo các điều kiện tiền tệ phù hợp tại Thụy Sĩ. Gần đây, CHF đã tiến về mức sàn 1.2000 so với đồng Euro khi đồng tiền chung của khu vực này suy yếu trong các tuần gần đây nhất. Đà giảm của đồng Franc Thụy Sĩ có thể được quy là do việc các nhà đầu tư “nhận ra” rằng Ngân hàng này có thể sử dụng các phương pháp khác ngoài dự trữ chính thức để hỗ trợ mức sàn và việc này có thể được công bố tại cuộc họp vào ngày 18/9 của SNB.
  • Hôm nay, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI chính thức cho tháng 8 của Đức. Như thường lệ, dự báo cho số liệu chính thức sẽ giống với ước tính ban đầu. Chỉ số CPI của Pháp cho cùng tháng cũng sẽ được công bố.
  • Từ Thụy Điển, chúng ta sẽ nhận được tỷ lệ thất nghiệp từ PES, tỷ lệ thất nghiệp chính thức và chỉ số CPI của quốc gia này, tất cả đều cho tháng 8. Cả 2 tỷ lệ thất nghệp đều được kỳ vọng tăng, trong khi chỉ số CPI được dự báo giảm 0,1% hàng năm, từ mức 0,0% hàng năm. Số liệu yếu đến từ quốc gia này trước thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào Chủ Nhật tuần này, có thể làm bổ sung vào loạt bằng chứng đang gia tăng cho thấy sự phục hồi của Thụy Điển đang mất đi động lượng.
  • Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày mùng 6/9.
  • Từ Canađa, chỉ số giá nhà ở mới cho tháng 7 được dự báo tăng
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có một diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay. Chủ tịch ECB, Mario Draghi sẽ có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn tài chính Eurofi tại Milan.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD củng cố

Tỷ giá EUR/USD đã củng cố trong phiên hôm qua, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1.2860 (S1) và ngưỡng tâm lý 1.3000 (R1). Chỉ báo MACD đã bứt lên sau khi vượt lên trên đường báo hiệu của nó, trong khi tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá vẫn đang tồn tại. Xét đến những dấu hiệu này, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về đà tăng tiếp theo trong tương lai gần, có thể là chạm ngưỡng tâm lý 1.3000 (R1) như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc của tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, do đó, tôi vẫn cho rằng triển vọng chung của tỷ giá là bất lợi. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.2860 (S1) một cách rõ ràng có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía vùng hỗ trợ chủ chốt 1.2760 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 3 và tháng 7 năm 2013.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2860 (S1), 1.2760 (S2), 1.2660 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.3000 (R1), 1.3100 (R2), 1.3160 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY tăng điểm mạnh về phía ngưỡng 173.30

Tỷ giá GBP/JPY đã tăng điểm mạnh trong phiên hôm qua, phá vỡ đường xu hướng ngắn hạn màu xanh lơ và 2 ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) liên tiếp. Mặc dù chúng ta chứng kiến đà phục hồi mạnh, nhưng tôi vẫn tiếp tục giữ quan điểm rằng tỷ giá sẽ đi ngang vì cấu trúc của tỷ giá không gợi ý các tình trạng về xu hướng của nó. Chỉ báo MACD đang nằm bên trên cả đường báo hiệu và đường số 0 của nó, xác nhận động lượng dương mạnh của phiên hôm qua, nhưng chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 70 và hiện đang hướng xuống phía dưới, ủng hộ sự thoái lui. Những dấu hiệu động lượng trái chiều này cho tôi một lý do khác để tiếp tục giữ quan điểm là tỷ giá sẽ đi ngang, ít nhất là vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 172.75 (S1), 171.60 (S2), 170.95 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 173.30 (R1), 174.00 (R2), 174.50 (R3).

Tỷ giá NZD/USD sụt điểm sau cuộc họp của RBNZ

Tỷ giá NZD/USD đã sụt điểm mạnh trong phiên sáng tại Châu Á sau khi RBNZ giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 3,5% và nói rằng mức giá hiện tại của đồng đô la New Zealand là “chưa được điều chỉnh đúng mức và không bền vững”. Tỷ giá NZD/USD đã chạm ngưỡng hỗ trợ 0.8180 (S1); việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó một cách dứt khoát có thể tạo cơ sở cho các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 0.8080 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 29/11/2013 và mức thấp nhất vào đầu tháng 2/2014. Miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm ngắn hạn màu xanh lơ và bên dưới đường xu hướng tăng dài hạn hơn trước đó (đường xanh lơ nhạt), được vẽ từ ngày 30/8/2013, triển vọng chung của tỷ giá tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8180 (S1), 0.8080 (S2), 0.8000 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8350 (R1), 0.8400 (R2), 0.8500 (R3).

Vàng tiếp tục giao dịch gần đường biên dưới của kênh

Vàng đã giảm điểm trong phiên hôm qua, bứt xuống dưới ngưỡng 1250 (ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự). Tuy nhiên, kim loại quý này đã tiếp tục giao dịch gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu tím. Xét đến việc chúng ta đang ở gần đường biên dưới của kênh và thực tế rằng tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động giá tiếp tục tồn tại, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về biến động điều chỉnh tăng có thể diễn ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, miễn là Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống đã nhắc đến trước đó và bên dưới đường màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 31/12, tôi cho rằng xu hướng chung của kim loại này là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1240 (S1), 1230 (S2), 1220 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1250 (R1), 1260 (R2), 1273 (R3).

Dầu WTI chạm ngưỡng hỗ trợ tới hạn 91.30

Dầu WTI đã giảm điểm trong phiên hôm qua để tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại đường tới hạn 91.30 (S1), một ngưỡng cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho biến động giá và chưa bị phá vỡ kể từ tháng 5/2013. Cân nhắc đến việc đó và thực tế rằng dầu WTI có vẻ đang hình thành một mô hình nêm giảm, tôi sẽ đứng bên lề trong lúc này. Việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng 91.30 (S1) một cách rõ ràng và dứt khoát có thể ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn và có thể mở đường cho nó tiến về phía 85.75 (S3), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 18/4/2013. Mặt khác, việc giá Dầu bứt lên trên ngưỡng 93.95 (R1) có thể xác nhận việc nó thoát lên khởi mô hình nêm và có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 96.00 (R2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 91.30 (S1), 90.00 (S2), 85.75 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 93.95 (R1), 96.00 (R2), 96.70 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
Tiêu điểm trong ngày - tỷ giá gbp/usd
11.09.2014, 3pm
  • Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với AUD, NZD, JPY và CAD, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với GBP, EUR và CHF. Đồng bạc xanh tiếp tục không đổi so với SEK và NOK.
  • Đồng bảng Anh đã củng cố trong phiên sáng nay tại Châu Âu trong nỗ lực nhằm lấp đầy chênh lệch của phiên thứ Hai. Với việc chỉ còn một tuần nữa là cuộc trưng cầu dân ý của Scotland sẽ diễn ra, các cuộc thăm dò dư luận đã thu hẹp mạnh và sự không chắc chắn xung quanh kết quả đã gia tăng. Vào tuần tới, một số cuộc khảo sát dự kiến sẽ được công bố, việc đó có thể cho chúng ta thấy rõ hơn về cuộc chạy đua trưng cầu dân ý căng thẳng. Nếu bất kỳ cuộc thăm dò dư luận nào được công bố cho thấy các dấu hiệu rằng các lá phiếu “Ủng hộ” sẽ giành chiến thắng thì việc này có thể khiến cặp tỷ giá tiếp tục giảm điểm, với việc một phiếu “Phản đối” có thể khiến phần lớn số điểm đã mất của GBP được phục hồi.


Sau khi bật lại gần ngưỡng 1.6070 (S1), tỷ giá GBP/USD đã tăng điểm và vào thời điểm viết bài viết này, đang chạm ngưỡng kháng cự mạnh 1.6260 (R1). Nếu bứt lên trên ngưỡng đó một cách rõ ràng, tỷ giá có thể lấp đầy chênh lệch của phiên thứ Hai và làm khởi phát đà tăng tiếp theo. Tuy nhiên, do thiếu vắng các dấu hiệu đảo chiều của xu hướng tăng chính và xét đến việc tỷ giá vẫn đang giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm ngắn hạn và bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, tôi cho rằng triển vọng của tỷ giá là bất lợi và tôi sẽ coi mọi đà mở rộng tăng điểm tiếp theo là biến động điều chỉnh, ít nhất là vào lúc này. Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 của nó, trong khi chỉ báo MACD, đã nhích lên sau khi vượt lên trên đường báo hiệu. Việc này hỗ trợ quan điểm của tôi rằng biến động điều chỉnh có thể tiếp diễn. Ở phía giảm điểm, tôi sẽ đợi tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng tâm lý 1.6000 báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn sắp tới, điều có thể khiến mở rộng xu hướng giảm hiện tại, có lẽ là về phía mức thấp nhất của ngày 12/11 là 1.5870. Ngưỡng số tròn 1.6000 cũng trùng khớp với ngưỡng thoái lui 50% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 9/7/2013 tới ngày 15/7/2014.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6070 (S1), 1.6000 (S2), 1.5870 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6260 (R1), 1.6350 (R2), 1.6460 (R3).
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,711
Messages
7,182,750
Members
179,070
Latest member
gooooooanaly

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom